Trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao

Trẻ bị nôn là do thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và trào ra miệng. Tuy nhiên, đôi khi, việc nôn là biểu hiện từ những bệnh lý khác nhau mà các bố mẹ nên chú ý. 

Trẻ bị nhiễm trùng tiết niệu 

Cần phải xem xét đến yếu tố này nếu như trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn và sốt cao trong vài ngày. Đôi khi, trẻ sẽ kèm theo triệu chứng nôn, khi đi tiểu thấy đau rát và có mùi khó chịu. 

Trẻ bị nôn là do thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và trào ra miệng. [Ảnh minh họa]

Trẻ viêm dạ dày ruột và ngộ độc thức ăn 

Việc phân biệt trẻ bị vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn và bệnh viêm dạ dày ruột là do virus là rất khó khăn bởi trẻ có thể sẽ bị nôn ồ ạt trong khoảng 5-30 phút/lần chỉ từ 11-12 giờ đầu. Để phân biệt, cha mẹ có thể căn cứ theo một số dấu hiệu như sau:

- Đối với trẻ bị nhiễm virus gây nôn:

+ Thường khởi phát đột ngột, trẻ bị sốt cao, đau bụng và nôn. 

+ Thời gian nôn kéo dài khoảng 3 ngày. 

+ Từ ngày đầu hoặc ngày thứ 2 bắt đầu xuất hiện hiện tượng tiêu chảy. 

- Đối với trẻ bị ngộ độc thức ăn:

+ Bệnh thường khởi phát từ 2-12 giờ sau khi trẻ ăn phải thực phẩm kém chất lượng. 

+ Trẻ không bị sốt, có thể bị tiêu chảy hoặc không. 

+ Với trẻ bị nôn hoặc sốt cao kéo dài 12 giờ thì đó không được cho là ngộ độc thực phẩm.

Trẻ bị nôn do lồng ruột 

Một số trẻ dưới 4 tuổi thường sẽ bị lồng ruột. Các dấu hiệu của lồng ruột bao gồm:

- Người nhợt nhạt, co chân về phía bụng. 

- Bị đi ngoài phân lỏng. 

- Trong phân có thể kèm theo máu. 

Trẻ bị tắc ruột nên nôn

Đối với trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục có thể là do bị tắc ruột. Mặc dù đây là bệnh lý hiếm nhưng lại rất nguy hiểm và cần phải được cấp cứu nhanh chóng. Một số triệu chứng thông thường như sau:

- Bị đau bụng dữ dội, liên tục hoặc từng cơn đột ngột.

- Nôn vọt ra mật xanh, mật vàng.

Đối với trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục có thể là do bị tắc ruột. [Ảnh minh họa]

- Không đi đại tiện 

- Sắc mặt nhợt nhạt, bị vã mồ hôi 

- Tình trạng càng ngày càng nặng hơn. 

Trẻ bị nôn do trúng gió, cảm lạnh 

Do bị cảm lạnh nên trẻ có nhiều nước mũi, nước mũi đặc khiến trẻ nuốt phải. Trẻ 2 tuổi chưa biết xì mũi hay nhổ đờm nên khiến cho dạ dày của trẻ luôn bị căng đầy và khó chịu. Điều này khiến trẻ bị ho nhiều, khóc nhiều làm cho trẻ bị nôn trớ nhiều lần. Đối với trường hợp trẻ bị trúng gió, cơ thể trẻ mệt lả, đau bụng, tiêu chảy, sổ mũi và trẻ thường bị nôn sốt. 

Khi trẻ bị nôn trớ nhiều lần, đặc biệt là mỗi khi trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn thì cha mẹ cần chú ý thực hiện các biện pháp sau:

- Đỡ bé ngồi dậy hoặc đặt bé nằm nghiêng để đề phòng những chất nôn không bị tràn vào khí quản gây sặc, làm nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. 

- Sau khi trẻ đã bớt nôn hơn thì cho trẻ uống từng ngụm nước sôi hoặc dung dịch bù nước Oresol. Bố mẹ nên pha dung dịch Oresol theo tỉ lệ hướng dẫn ghi trên bao bì. Nếu trẻ không chịu uống hoặc nôn sau khi uống oresol thì bố mẹ cần phải theo dõi thật kỹ những triệu chứng mất nước và cho uống lại sau khoảng 10 phút. 

Sau khi trẻ đã bớt nôn hơn thì cho trẻ uống từng ngụm nước sôi hoặc dung dịch bù nước Oresol. [Ảnh minh họa]

- Khi bé nôn xong, không nên cố gắng ép bé ăn vì bộ phận tiêu hóa đang có vấn đề. Chỉ nên cho bé ăn các loại thức ăn ở dạng lỏng, dễ tiêu hóa và đút từng ít vào để trẻ khi ăn không bị nôn. 

- Lưu ý nên cho trẻ nằm gối đầu cao, tránh trào ngược, không mặc quần áo quá chật để làm gia tăng áp lực ổ bụng. 

- Với trường hợp nghi ngờ bị nôn do siêu vi, vi trùng dễ lây nhiễm, bố mẹ cần phải thật cẩn thận khi chăm sóc, rửa tay thường xuyên và giữ trẻ ở nhà đến khi trẻ hết nôn trong 24 giờ. 

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Nếu như trẻ bị nôn liên tục và xuất hiện các triệu chứng sau thì cha mẹ cần phải nhanh chóng đưa bé đi khám kịp thời như:

- Trướng bụng, đau bụng quằn quại.

- Co giật, luôn trong trạng thái kích thích, lơ mơ, không tỉnh táo. 

- Trẻ bị nôn liên tục nhiều hơn 24 tiếng. 

- Xuất hiện các triệu chứng mất nước như: ít đi tiểu, ít nước mặt, miệng khô. 

- Trong dịch nôn có mật màu xanh hoặc máu. 

Mẹ lưu ý khi trẻ ăn vào bị nôn. [Ảnh minh họa]

Cha mẹ lưu ý, nên lưu giữ lại một chút mật xanh hoặc dịch nôn lẫn máu để các bác sĩ kiểm tra và có những chẩn đoán chính xác nhất. Ngoài ra, nếu bé bị nôn nhưng kèm theo chút máu tươi thì cha mẹ cũng không cần phải quá lo lắng. Đây có thể là do nôn quá mạch ở thực quản khiến bị xước. 

Với trường hợp trẻ nuốt phải máu từ vết thương nào đó tại miệng hoặc bị chảy máu cam trong vòng 6 tiếng cũng thể xuất hiện các tia máu đỏ như vậy. Vì thế, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nếu như trẻ tiếp tục nôn và có lẫn máu ở lần sau với số lượng tăng dần.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tre-2-tuoi-bi-non-lien-tuc-phai-xu-ly-the-nao-d258...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tre-2-tuoi-bi-non-lien-tuc-phai-xu-ly-the-nao-d258605.html

Theo Linh San Tổng hợp [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Nôn là tình trạng thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên, nếu trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục mẹ không được chủ quan và phải biết cách xử lý hiệu quả. Vậy, cần làm gì khi trẻ liên tục nôn, hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ 5 tuổi nôn liên tục

1. Trẻ bị viêm dạ dày, ruột

Khi trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục, có thể đây là do viêm dạ dày, ruột, thường là do siêu vi trùng. Viêm dạ dày, ruột có thể xảy ra khi trẻ 5 tuổi ăn các thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc ngậm tay bị nhiễm khuẩn. 

>>> Xem ngay: Đổ mồ hôi trộm ở trẻ ? Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ 5 tuổi nôn liên tục có thể là do viêm dạ dày, ruột

2. Trẻ bị dị ứng thực phẩm

Trẻ 5 tuổi liên tục nôn có thể là do bị dị ứng thực phẩm. Thông thường, bên cạnh biểu hiện nôn thì còn đi kèm với các triệu chứng như: phát ban đỏ, nổi mề đay, mặt, mắt, môi, lưỡi, miệng, hoặc vòm miệng bị sưng cứng. Mẹ có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này tại các khoá học dạy con thông minh.

3. Trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Khi trẻ ăn phải thức ăn hết hạn sử dụng, thức ăn được chế biến hoặc bảo quản không đúng cách, cũng có thể gây ra tình trạng ngộ độc dẫn đến nôn mửa. Lúc này, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

4. Trẻ bị nhiễm trùng

Trẻ nôn liên tục đôi khi có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu. Một số trẻ bị viêm tai giữa, viêm phổi hoặc viêm màng não cũng xuất hiện triệu chứng nôn mửa. Do đó, khi thấy trẻ kèm theo các dấu hiệu khác của nhiễm trùng như sốt cao, mệt mỏi, mẹ cần liên hệ với bác sĩ để thăm khám.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ liên tục nôn

5. Hẹp phì đại môn vị

Nếu bé nhà bạn đang bước vào giai đoạn 3-5 tuần tuổi với những biểu hiện như nôn dữ dội, chán ăn, mệt mỏi thì rất có thể bé đang mắc chứng hẹp phì đại môn vị. Với bệnh này, bé sẽ thường xuyên lặp lại chu kỳ bú- nôn - đói. Nếu tình trạng quá nghiêm trọng, bạn có thể cho bé đến các cơ sở y tế để thăm khám để có phác đồ điều trị hiệu quả. 

6. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản tuy không phải phổ biến nhưng bệnh lý này vẫn xuất hiện ở một số trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ. Biểu biện của trào ngược dạ dày thực quản là bé muốn nôn nhưng không nôn được, khi ăn sữa hay bị trớ. 

Cách xử lý khi trẻ liên tục nôn

Khi trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục, mẹ cần theo dõi cẩn thận tình trạng của con. Việc quan trọng nhất chính là tìm ra chính xác nguyên nhân khiến trẻ bị nôn. Nếu thấy trẻ nôn kèm theo triệu chứng khác như: sốt, mệt mỏi, khó chịu… thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể thực hiện các biện pháp tại nhà để trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Cụ thể như sau:

1. Cho trẻ nghỉ ngơi

Cho trẻ nghỉ ngơi chính là bước đầu tiên mẹ cần phải làm khi thấy trẻ liên tục nôn. Giai đoạn này, mẹ không nên áp dụng bất kỳ phương pháp nào mà phải dành thời gian cho trẻ nghỉ ngơi.

Hãy cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng mát và nằm nghỉ thoải mái trên giường. Trong lúc này, mẹ có thể xoa nhẹ bụng hoặc lưng để trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Một giấc ngủ sẽ giúp trẻ lấy lại bình tĩnh và nhanh chóng hồi phục hơn.

2. Bù nước cho trẻ

Một điều quan trọng cần làm khi trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục là cho bé uống nước liên tục để bù nước lại cho cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho bé uống thêm dung dịch bù điện giải để thay thế nước và muối đã bị mất khi trẻ nôn. Ngay cả khi trẻ uống vào mà tiếp tục nôn thì mẹ vẫn phải cho bé uống thêm nước.

>>> Xem ngay: 6 Cách đẩy lùi tình trạng bé bị đầy hơi không cần dùng thuốc

Mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước để bù nước lại cho cơ thể

3. Chế độ ăn uống phù hợp

Việc cho trẻ ăn cũng hết sức nhạy cảm, vì không cho trẻ ăn sẽ khiến trẻ đói, nhưng khi cho trẻ ăn cũng khiến trẻ nôn nhiều hơn. Vì vậy, mẹ cần cung cấp thức ăn cho trẻ thật cẩn thận, khoa học.

Khi trẻ bị nôn, mẹ hãy cho bé ăn những thức ăn lỏng, loãng thay vì thức ăn rắn như bình thường. Việc làm này sẽ giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn mà đường ruột của trẻ cũng không bị quá tải. 

Mẹ có thể cho trẻ ăn cháo loãng, súp rau củ và không nên kiêng khem quá mức để tránh bé không bị suy dinh dưỡng, thiếu chất và mệt mỏi. Một chế độ ăn uống của bé cần phải đảm bảo, cung cấp đầy đủ cho cơ thể vitamin và các khoáng chất cần thiết, để bé phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn.

4. Sử dụng thuốc

Khi trẻ liên tục nôn, mẹ không nên vì quá lo lắng mà hãy quan sát để tìm hướng xử lý thích hợp nhất. Tình trạng nôn thường xảy ra trong một thời gian nhất định nên không nhất thiết phải sử dụng thuốc chống nôn cho trẻ. 

Bởi vì, nếu trẻ bị nôn do một loại virus đường ruột sẽ không giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, khi trẻ bị nôn liên tục dẫn đến mất nước, mẹ hãy cho trẻ đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng nguyên nhân khiến trẻ bị nôn.

5. Ấn huyệt

Kỹ thuật ấn huyệt sẽ giúp khi trẻ buồn nôn, ấn huyệt tạo áp lực lên một phần của cơ thể để tạo ra sự thay đổi ở những nơi khác. Để ngăn chặn tình trạng trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục, mẹ hãy sử dụng ngón giữa và ngón trỏ để ấn vào rãnh giữa hai gân ở cổ tay trên nếp gấp cổ tay.

6. Gọi cấp cứu

Nếu trẻ 5 tuổi nôn liên tục và kèm theo các dấu hiệu sau mẹ cần phải gọi cấp cứu ngay để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của của con.

- Trẻ sốt trên 38 độ, sốt kéo dài 3 ngày.

- Sốt kèm theo co giật.

- Nôn ra máu hoặc nôn ra dịch xanh, vàng.

- Đau bụng.

- Các triệu chứng: bơ phờ, hôn mê, đau đầu, phát ban, cứng gáy, không có nước tiểu từ 6 đến 8 giờ hoặc nước tiểu đậm, miệng khô, mắt trũng.

Với những trẻ 5 tuổi ngoài việc kiểm soát tình trạng sức khoẻ hàng ngày, các bậc phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục sớm cho trẻ bằng phương pháp dạy học toán Soroban sẽ giúp trẻ thông minh và phát triển toàn diện. Ngoài ra, phụ huynh cần trang bị kiến thức cha mẹ học con thành tài và nâng cao những kỹ năng chăm sóc trẻ ngay từ những ngày đầu được xem là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn bảo vệ thiên thần nhỏ của mình. Đó là lý do mà khóa học "Y học dinh dưỡng thực tiễn" của giảng viên Trần Thanh Toàn" ra đời chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.

Khóa học "Y học dinh dưỡng thực tiễn"

Khóa học bao gồm 80 bài giảng, chia sẻ những kiến thức về Đông Tây y và dinh dưỡng. Kiến thức của khóa học tổng quan và sâu sắc, cùng với sự chia sẻ giản đơn và gần gũi của Giảng viên giúp cho người học nắm bắt kiến thức một cách đơn giản, thực tiễn và bổ ích.  Sau khi hoàn thành khóa học, bạn sẽ hiểu được sức khỏe của bản thân cũng như của trẻ, xây dựng được chế độ dinh dưỡng và an toàn cho trẻ.

XEM NGAY TOÀN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY

Xem ngay: Y học dinh dưỡng thực tiễn

Trên đây là những thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục cũng như cách xử lý hiệu quả ngay tại nhà. Với những thông tin trên, hy vọng, các bậc phụ huynh sẽ có thêm kiến thức để nuôi dưỡng và chăm sóc con yêu khỏe mạnh. Ngoài ra các bậc phụ huynh đừng bỏ lỡ cơ hội tham khảo khoá học Siêu trí nhớ - Dạy con siêu trí nhớ cùng kỷ lục gia đến từ chuyên gia Nguyễn Phùng Phong để giúp trẻ phát triển toàn diện não bộ và sở hữu trí nhớ siêu phàm xây dựng tương lai tươi sáng tốt đẹp hơn ngay từ hôm nay. Hãy để trẻ được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.
Chúc bé yêu luôn mạnh khỏe!


Tags: Chăm sóc trẻ Nuôi con

Video liên quan

Chủ Đề