Trẻ sơ sinh bao nhiêu tháng thì cho ăn dặm

Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều ba mẹ quan tâm trong thời kỳ nuôi con nhỏ. Hãy cùng KidsPlaza tìm hiểu về ăn dặm trong bài viết dưới đây ba mẹ nhé!

1. Thế nào là ăn dặm?

Ngoài sữa mẹ, ba mẹ bổ sung cho bé thêm các thức ăn, thực phẩm dinh dưỡng khác thì gọi là ăn dặm. Thức ăn dặm của bé thường là rau củ, thịt, cá, sữa, trứng, … Tùy thuộc vào tháng tuổi mà ba mẹ xác định lượng thức ăn dặm và số lượng bữa ăn trong ngày của bé [có thể là 1, 2 hoặc 3 bữa].

2. Mấy tháng tuổi trẻ nên ăn dặm?

Khi bé bước sang tháng thứ 6, ba mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm bằng rau củ quả nghiền chỉ 1 bữa/ngày. Sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé.

Bắt đầu từ tháng thứ 7, bé đã có thể chuyển sang chế độ ăn dặm 2-3 bữa/ngày. Và đồ ăn dặm của bé được mở rộng hơn thành rau củ, trái cây, trứng, thịt, sữa, cá, … Ba mẹ cũng thể lựa chọn phương pháp ăn dặm cho bé. Một số phương pháp ăn dặm mà KidsPlaza gợi ý cho ba mẹ: truyền thống, tự chỉ huy, …

\>>> Có thể bạn quan tâm: Nên cho trẻ ăn dặm hoa quả khi nào để đảm bảo an toàn

\>>>Một số sản phẩm ăn dặm cho bé tại KidsPlaza

3. Gợi ý các phương pháp ăn dặm

  • Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Bản: cung cấp cho bé đủ 3 nhóm chất: vitamin, đạm và tinh bột. Ba mẹ sẽ chế biến món ăn hầu hết là luộc chín kỹ, thái nhỏ để bé tự cầm nắm. Thỉnh thoảng bé cũng nên được nấu loãng và tăng dần độ đặc theo tháng tuổi của bé.

– Ưu điểm: Kích thích bé làm quen với các loại thức ăn sớm, bé hứng thú với việc ăn uống vì được tự cầm nắm, thức ăn thì được giữ nguyên bản vị.

– Nhược điểm: Ba mẹ cần chuẩn bị bữa ăn cho bé kỹ càng sao cho bắt mắt và đổi món liên tục.

\>>> Có thể bạn quan tâm: Danh sách thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng

  • Phương pháp ăn dặm truyền thống: khi bé đủ 6 tháng tuổi, ba mẹ cho bé ăn dặm bằng các loại bột xay chung với thịt, cá, rau, củ quả khác…

Ưu điểm: giúp ba mẹ tiết kiệm thời gian bởi các món dễ chế biến, tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Nhược điểm: không tạo cảm giác hứng thú khi ăn cho bé, không kích thích được khả năng nhai, cầm nắm của bé.

\>>> Có thể bạn quan tâm: Chia sẻ 10 thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng đủ dưỡng chất

  • Phương pháp ăn dặm BLW – tự chỉ huy: ba mẹ sẽ chuẩn bị những món ăn dặm và bày ra trước mặt bé, con sẽ tự quyết định sẽ cầm món nào lên ăn trước, món nào ăn sau. Tất cả thức ăn đều được cắt dài, nhỏ phù hợp để bé cầm nắm.

Ưu điểm: bé có thể ăn thô nhanh, tự chủ động trong ăn uống.

Nhược điểm: ba mẹ chuẩn bị chuẩn bị nhiều món thay đổi theo bữa để bé lựa chọn.

4. Bé nên ăn bao nhiêu?

  • 6 – 7 tháng tuổi có thể ăn 100 – 200ml thức ăn/bữa. Gợi ý: các loại thức ăn đã được nghiền nát thành dạng bột sền sệt, hoặc loãng
  • 8 – 9 tháng tuổi có thể ăn 200ml thức ăn/bữa, ăn 2 – 3 bữa/ngày. Độ tuổi này bé đã ăn được bột đặc hơn và các loại thức ăn chín kỹ được thái nhỏ.
  • 10 – 12 tháng có thể ăn 200 – 250ml thức ăn/bữa, ăn 3 bữa/ngày. Ba mẹ nên cắt nhỏ dạng dài thức ăn để bé có thể cầm nắm.
  • 12 – 24 tháng, ngày 3 bữa ăn dặm, 250 – 300ml/bữa. Ba mẹ nên cắt nhỏ dạng dài thức ăn để bé có thể cầm nắm. Ba mẹ nên sắm đồ dùng ăn uống cho bé như thìa, đũa, bát, … để bé tập làm quen.
  • Trẻ từ 24 tháng trở đi có thể ăn cơm cùng với gia đình.

Hy vọng bài viết trên đây của KidsPlaza sẽ giải đáp cho ba mẹ những câu hỏi về ăn dặm cho bé! Theo dõi kênh blog của KidsPlaza để tham khảo kinh nghiệm nuôi dạy con ba mẹ nhé!

Trong 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh cần được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sau khoảng thời gian này, trẻ cần được cho ăn dặm để bổ sung chất dinh dưỡng, đáp ứng với nhu cầu phát triển của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?

Để biết được thời điểm ăn dặm phù hợp cho bé yêu và cho bé ăn dặm như thế nào là đúng cách, những dụng cụ ăn dặm cần thiết - Mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là giai đoạn bé con được ăn bổ sung các thức ăn khác ngoài sữa mẹ bao gồm tinh bột, rau, thịt, cá, trứng, sữa, trái cây,... nhằm cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh phát triển một cách toàn diện.

Ăn dặm là bước chuyển của bé từ chế độ ăn loãng bằng sữa mẹ sang thức ăn dạng đặc dần từ cháo loãng, cháo sệt, cháo nguyên hạt, cơm nát, cơm nguyên hạt. Tuy nhiên, ăn dặm không thay thế hoàn toàn sữa mẹ. Bởi sữa mẹ cung cấp nhiều yếu tố kháng khuẩn giúp trẻ tăng đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy trong quá trình ăn dặm, mẹ vẫn cần cho trẻ bú đầy đủ, giảm dần lượng sữa và tăng dần lượng thức ăn dần theo độ tuổi của trẻ.

Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?

Nhiều mẹ mắc phải sai lầm là chọn sai thời điểm cho trẻ ăn dặm. Khi thấy bé nhẹ cân, chậm tăng cân, mẹ thường lo lắng, nôn nóng tập cho bé ăn dặm sớm. Vậy trẻ sơ sinh mấy tháng ăn dặm là tốt nhất? Thực tế, từ 6 tháng trở đi, mẹ mới nên cho trẻ ăn dặm, không nên cho con ăn dặm quá sớm.

Mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn

Khi trẻ chưa đủ 6 tháng, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của con chưa phát triển toàn diện, khả năng hấp thụ còn kém, hệ tiêu hóa chưa có đủ men amylase để xử lý và dung nạp những nguồn thức ăn mới như tinh bột, nên dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Hầu hết trẻ sơ sinh không thành thạo phản xạ “ngậm, nuốt” đến khi trẻ được ít nhất 4 tháng tuổi, một số có thể chậm hơn. Vì vậy cho ăn dặm sớm dễ khiến trẻ bị sặc nghẹn, gây viêm nhiễm đường hô hấp.

Bên cạnh đó, khi bắt đầu ăn dặm, trẻ sẽ giảm bú sữa mẹ khiến con thiếu các vi chất cần thiết trong sữa mẹ, đồng thời khiến lượng sữa mẹ sản xuất ra cũng giảm dần.

Do đó, việc cho trẻ sơ sinh ăn dặm sớm có thể đem đến nhiều ảnh hưởng xấu đển sức khỏe và phát triển của bé sau này. Ngược lại nếu đã bước sang tháng thứ bảy mà mẹ vẫn chưa cho bé ăn dặm để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất thì cơ thể trẻ sẽ không thể bắt được nhịp phát triển rất nhanh trong thời gian này.

Vậy, trẻ sơ sinh mấy tháng ăn dặm? Trẻ tròn 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm để đảm bảo bé nhé! Vì lúc này hệ tiêu hóa của bé phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.

Cách cho bé ăn dặm đúng chuẩn

Cho bé ăn dặm theo nguyên tắc về vị và lượng

Ở giai đoạn đầu của hành trình ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non nớt. Để giúp bé thích nghi dần với thức ăn thô và hấp thu tốt hơn, mẹ hãy cách áp dụng các nguyên tắc về vị và lượng như sau:

Từ loãng đến đặc: Mẹ hãy bắt đầu cho bé ăn dặm với bột loãng và dần dần tăng độ đặc lên theo khả năng thích ứng của bé. Khi mới tập ăn, hãy nấu bột lỏng cho bé, từ thứ 9 bé có thể tập ăn cháo nghiền rồi dần chuyển sang cháo đặc.

Nên cho bé ăn dặm dần từ loãng đến đặc

Từ vị ngọt đến vị mặn: Trong 6 tháng đầu đời, thức ăn duy nhất của trẻ là sữa mẹ. Do đó, những ngày đầu ăn dặm, mẹ nên để bộ máy tiêu hóa của bé thích nghi dần bằng cách cho bé ăn các món có vị ngọt trước nhé, chẳng hạn như bột ngọt có vị sữa, bé sẽ dễ đón nhận món mới hơn nhờ có hương vị sữa quen thuộc đó. Sau đó, mẹ có thể cho bé chuyển sang các loại bột có vị mặn như thịt, cá…

Từ ít đến nhiều: nên bắt đầu cho bé ăn dặm bằng 1 đến 2 muỗng bột loãng, sau đó tăng lên 1/3 chén, rồi đến nửa chén… Cách ăn dặm này sẽ nhẹ nhàng với hệ tiêu hóa còn non nớt, giúp bé dễ hấp thu mà vẫn cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của bé.

Cho bé ăn dặm từ một nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm

Giai đoạn tập cho bé ăn dặm là lúc bé bắt đầu “khám phá” các mùi vị của những món thực phẩm khác nhau. Do đó, mẹ cho con ăn từng nhóm thực phẩm, đồng thời quan sát xem bé có bị dị ứng với thực phẩm nào hay không.

Sau khi đã quen và nhận biết được các thực phẩm, mẹ hãy kết hợp nhiều nhóm thực phẩm với nhau để tăng cường chất dinh dưỡng cho bé yêu cũng như phong phú vị giác cho bé.

Nên xây dựng cho bé thực đơn ăn dặm đầy đủ 4 nhóm thực phẩm

Để đảm bảo bữa ăn của bé đầy đủ chất dinh dưỡng, từ 9 - 11 tháng, mẹ nên kết hợp và cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm gồm:

- Tinh bột: có trong gạo, khoai, yến mạch,.. giúp cung cấp năng lượng hàng ngày cho bé.

- Chất đạm: mẹ nên cho bé ăn cả đạm động vật [gồm thịt, cá, trứng, sữa, hải sản,…] và đạm thực vật [gạo, đậu tương, ngô, mì, các loại đậu khác…], việc kết hợp hài hòa giữa đạm động vật và thực vật sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh.

- Chất béo: ngoài việc cung cấp năng lượng, chất béo còn đóng vai trò quan trọng như là dung môi giúp các vitamin A, D, E, K… hòa tan hấp thu vào cơ thể. Có thể kết hợp dầu gấc, dầu oliu khi chuẩn bị bữa ăn cho bé, hoặc cho bé dùng thêm phô mai, bơ… để bổ sung chất béo trong bữa ăn.

- Vitamin và khoáng chất: chủ yếu từ trái cây và rau củ có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng hệ miễn dịch của bé. Mẹ nên cho trẻ ăn nhiều loại rau quả để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể con nhé!

Ngoài ra, thức ăn cho trẻ cần đảm bảo sạch sẽ và an toàn tuyệt đối. Đồng thời, lưu ý không cho trẻ ăn các loại thức ăn gia vị nóng, cay, mặn mẹ nhé!

Ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Với những chia sẻ trên, Mothercare hy vọng mẹ đã biết trẻ sơ sinh mấy tháng ăn dặm là tốt nhất và có thể xây dựng được thực đơn ăn dặm phù hợp cho bé ở từng độ tuổi.

Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm, mẹ cần chuẩn bị các dụng cụ ăn dặm dành riêng cho bé yêu. Mẹ nên lưu ý chọn các sản phẩm an toàn, không chứa các chất độc hại cho sức khỏe trẻ cùng với thiết kế, kích thước vừa vặn. Các sản phẩm với kiểu dáng, màu sắc xinh xắn cũng giúp bé thích thú và ngoan ngoãn hơn trong mỗi giờ ăn nữa đó.

Chủ Đề