Trong đó chi phí lãi vay tiếng anh là gì năm 2024

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là một tỷ lệ khá quan trọng trong tài chính doanh nghiệp, nhưng không phải ai cũng biết. Qua bài viết dưới đây SAPP Academy hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về chủ đề này

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là một tỷ lệ khá quan trọng trong tài chính của một công ty, nhưng không phải ai cũng biết. Hệ số thanh toán lãi vay thể hiện tổng doanh thu của một công ty trong một khoảng thời gian nhất định có thể trang trải lãi cho các khoản nợ hiện tại của công ty bao nhiêu lần. Qua bài viết dưới đây SAPP Academy hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về chủ đề này.

1. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là gì?

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay, hay còn được gọi là Interest coverage ratio, là chỉ số cho biết khả năng tài chính mà một công ty có thể làm ra để chi trả cho các khoản nợ của mình. Các nhà đầu tư sẽ thường sử dụng chỉ số này để xác định mức độ mà doanh nghiệp có thể trả lãi cho các khoản nợ bằng cách sử dụng doanh thu hiện tại, sau khi trừ đi chi phí thuế và các khoản phí khác. Đây là tỷ lệ giữa nợ và khả năng sinh lời.

2. Ý nghĩa của hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số thanh toán lãi vay cũng có thể được hiểu là tỷ lệ số lần lãi thu được (TIE). Người cho vay, nhà đầu tư và chủ nợ thường sử dụng công thức này để xác định mức độ rủi ro của công ty so với khoản nợ hiện tại hoặc khoản vay trong tương lai.​ Nói một cách đơn giản hơn, hệ số thanh toán lãi vay thể hiện số lần công ty có thể thanh toán các nghĩa vụ bằng cách sử dụng thu nhập của mình. Chỉ số này càng cao thì khả năng mà công ty có thể chi trả cho các khoản nợ sẽ càng lớn.

3. Công thức tính hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Bởi hệ số khả năng thanh toán lãi vay là tỷ lệ giữa nợ và khả năng sinh lời, suy ra:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = EBIT / Chi phí lãi vay

Trong đó:

EBIT: Thu nhập trước lãi vay và thuế

4. Ví dụ về khả năng thanh toán lãi vay

Giả sử thu nhập của một doanh nghiệp trong một quý nhất định là $625.000 và doanh nghiệp đó có các khoản nợ phải trả cho các khoản thanh toán là $30.000 mỗi tháng. Để tính toán hệ số thanh toán lãi vay, người ta sẽ cần chuyển các khoản trả lãi hàng tháng thành các khoản thanh toán hàng quý bằng cách nhân chúng với ba. Hệ số thanh toán lãi vay sẽ bằng $625.000 / $90.000 (30.000$ x 3) = 6,94. Tỷ số cao hơn 1,5 này cho thấy công ty hiện không có vấn đề gì về thanh khoản.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay bằng 1,5 được coi là tỷ lệ tiêu chuẩn đối với một doanh nghiệp. Nếu Hệ số khả năng thanh toán lãi vay thấp hơn 1,5 có khả năng các nhà đầu tư sẽ từ chối đầu tư tiếp cho doanh nghiệp, bởi vì rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp được coi là quá cao.

Nếu hệ số khả năng thanh toán lãi vay của một doanh nghiệp có giá trị thấp hơn 1, công ty sẽ phải chi trả một khoản tiền dự trữ để đáp ứng chi phí chênh lệch hoặc vay thêm.Và nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và không thể xử lý, công ty đó sẽ có nguy cơ rơi vào tình trạng phá sản.

Tóm lại, với hệ số khả năng thanh toán lãi vay, chúng ta có thể đánh giá được khả năng thanh toán các khoản nợ của một công ty. Tuy nhiên, chúng ta không thể chỉ dựa vào chỉ số này để đánh giá tài chính của cả doanh nghiệp, vì hệ số này chưa đề cập đến các khoản cố định khác như: chi phí cổ tức ưu đãi, chi phí tiền thuê, trả tiền nợ gốc…

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích về hệ số khả năng thanh toán lãi, công thức tính và ý nghĩa của nó. Nếu bạn đọc còn có thắc mắc, câu hỏi gì liên quan đến chủ đề trên, vui lòng bình luận ở phía bên dưới để được đội ngũ chuyên gia của SAPP giải đáp sớm nhất.

Bạn hỏi: Chi phí lãi vay của các bên có giao dịch liên kết được tính như thế nào? Quy định mới cần lưu ý điểm gì khi xác định?

Các bước xác định lãi vay của bên liên kết

Trong đó chi phí lãi vay tiếng anh là gì năm 2024

Trích biên bản loại trừ lãi vay của bên liên kết

Trong đó chi phí lãi vay tiếng anh là gì năm 2024

Để xem xét tình huống về lãi vay với giao dịch liên kết, các bạn cần trả lời một số câu hỏi sau

\> Dấu hiệu: Doanh nghiệp có chi phí đi vay lớn (Dư Có TK 341, có phát sinh chi phí lãi vay và hạch toán TK 635 trong kỳ)

\> Doanh nghiệp có bên liên kết không?

\> Trong kỳ, doanh nghiệp có phát sinh giao dịch với bên liên kết không?

\> Đoàn kiểm tra kiểm tra phụ lục giao dịch liên kết để xác định các bên liên kết và khối lượng giao dịch với bên liên kết trong kỳ

\> Đối chiếu số liệu của chỉ tiêu điều chỉnh chi phí không được trừ với chi phí lãi vay xem doanh nghiệp đã loại trừ khoản này chưa. Cần lưu ý rằng chi phí lãi vay chịu điều chỉnh là TOÀN BỘ CHI PHÍ LÃI VAY chứ không phải chỉ là lãi vay của bên liên kết. Nếu chưa, áp dụng quy định riêng tại Nghị định 20 và Nghị định 132/2020/NĐ-CP cho các giai đoạn khác nhau để loại trừ lãi vay.

Minh họa ví dụ

Ứng xử cho giai đoạn từ năm 2020

Chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết sau khi bù trừ với lãi tiền gửi, lãi cho vay thì phần còn lại sẽ bị khống chế bởi mức 30% EBITDA. Như vậy, phần chi vượt quá tỷ lệ trên là chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Tuy nhiên, phần chi phí lãi vay không được trừ này được

\>> Chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ nếu tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định

\>> Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ

Tham khảo thêm: https://gonnapass.com/tom-tat-nghi-dinh-682020nd-cp-sua-doi-bo-sung-nghi-dinh-202017nd-cp/

Ví dụ:

Trong đó chi phí lãi vay tiếng anh là gì năm 2024

Lưu ý sự khác biệt khi áp dụng nghị định này so với trước đây với các điểm là

+ Chỉ áp dụng việc hồi tố lãi vay năm 2017 – 2018 với đoạn bù trừ lãi vay với lãi tiền gửi và nâng trần lên 30%

+ Không áp dụng quy định chuyển tiếp lãi vay cho 5 năm tiếp sau cho 2 năm này (Phải điều chỉnh trước năm 2021)

+ Doanh nghiệp có EBITDA âm thì nguy cơ cao là lãi vay bị loại hết và không được chuyển tiếp do chưa có quy định rõ ràng

Trong đó chi phí lãi vay tiếng anh là gì năm 2024

Ứng xử cho giai đoạn từ năm 2017 – 2019

Chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết sẽ bị khống chế bởi mức 20% EBITDA, phần chi phí lãi vay vượt quá tỷ lệ trên là chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Công thức tính lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao (EBITDA):

EBT = Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ – Chi phí giá vốn – Chi phí bán hàng – Chi phí QLDN + Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính

EBITDA = EBT + Chi phí lãi vay + Chi phí Khấu hao TSCĐ

Kê khai lên chỉ tiêu nào?

Do tất cả các chỉ tiêu của tờ khai thuế hiện nay đều không có văn bản hướng dẫn chính thức nào từ cơ quan thuế nên quan điểm của chúng tôi đưa ra như sau

+ Trường hợp áp dụng loại chi phí lãi vay và KHÔNG chuyển tiếp kỳ sau, các bạn kê khai lên chỉ tiêu B4 – (Có công văn hướng dẫn, tuy nhiên do quy định tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP trước đây là chi phí không được trừ, không được chuyển kỳ sau)

+ Trường hợp áp dụng loại chi phí lãi vay và chuyển tiếp kỳ sau thì Không có hướng dẫn cụ thể, các bạn nên kê khai lên chỉ tiêu B7 để dễ theo dõi riêng bù trừ với chỉ tiêu B11 các kỳ sau

+ Đến kỳ sau khi được chuyển phần lãi vay này, các bạn kê khai lên chỉ tiêu B11 nhé

Trong đó chi phí lãi vay tiếng anh là gì năm 2024

Cơ sở pháp lý:

1. Khoản 3, Điều 16, Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định: 3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

  1. Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;
  1. Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;

(Áp dụng năm 2017 – 2019)

Theo khoản 3 điều 8 của nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017:

“3. Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế...”

Chi phí lãi vay trong tiếng Anh là gì?

Khái niệm chi phí lãi vay Chi phí lãi vay (Interest Expense) là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán cho các khoản tiền đi vay có mục đích phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.

Lãi tiền vay tiếng Anh là gì?

- Lãi suất cho vay (interest rate) là giá cả của tiền vay thể hiện dưới hình thức tỉ lệ phần trăm trên số tiền vay theo khoảng thời gian xác định.

Chi phí trả lãi tiền vay là gì?

Theo đó, chi phí lãi vay được hiểu là một khoản chi phí mà đơn vị phải trả cho bên cho vay tương ứng với khoản tiền vay và được tính bằng mức lãi suất nhân với số tiền nợ chưa thanh toán. Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chi phí lãi vay thể hiện khoản lãi phải trả phát sinh trong kỳ kê khai.

Interest expense tính như thế nào?

Chi phí lãi vay (Interest expense): Được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và được tính bằng cách nhân giá trị ghi sổ của khoản nợ trái phiếu tại thời điểm đầu kỳ với lãi suất thị trường của trái phiếu lúc phát hành.