Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh

Kinh tế thị trường luôn được xem là thành quả quan trọng và tiến bộ nhất trong sự phát triển của nên văn minh nhân loại, là nhân tố thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tăng năng suất lao động. Đây cũng là mô hình được nhiều nước trên thế giới sử dụng vì những ưu điểm mà nó mang lại. Khái niệm kinh tế thị trường là gì, đặc điểm và các ưu nhược điểm của kinh tế thị trường như thế nào sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này.

Khái niệm kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Nói cách khác, kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định.

Sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường tạo ra môi trường cho các chủ thể trong xã hội thỏa mãn đam mê, sáng tạo trong vấn đề kinh doanh, sản xuất, đồng thời tạo điều kiện để tăng cường sự cạnh tranh của các thành phần trong nền kinh tế, phát triển hoạt động trao đổi, mua bán trên thị trường.

Có thể kể đến một số mô hình kinh tế điển hình cụ thể như: kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường, xã hội, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Tham gia vào nền kinh tế thị trường có các chủ thể chính như sau:

  • Nhà nước: có vai trò trong việc đảm bảo cho sự ổn định và phát triển nền kinh tế. Nhà nước thực hiện các chức năng cơ bản như chức năng xây dựng thể chế, cung cấp các hàng hóa công cộng thuần túy, quan tâm đến các yếu tố ngoại ứng, kiểm soát độc quyền và phân phối các hoạt động tư nhân và phân phối lại của cải xã hội.
  • Doanh nghiệp: là nơi trực tiếp sản xuất mọi loại hàng hóa và dịch vụ được trao đổi trên thị trường. Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế doanh nghiệp với tư cách là chủ thể quan trọng của kinh tế thị trường là khâu sống còn, chi phối mức độ lớn động thái của nền kinh tế.
  • Người tiêu dùng: Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế sản xuất ra nhằm mục tiêu để bán, tức là người sản xuất là người bán những hàng hóa sản xuất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường vì nhu cầu của họ là căn cứ cho sự phát triển sản xuất trong nền kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường có những đặc trưng riêng phân biệt với các kiểu tổ chức kinh tế xã hội khác như sau:

  • Kinh tế thị trường đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật. Sự đa dạng của các chủ thể kinh tế này là tất yếu trong nền kinh tế thị trường, xây dựng nên môi trường cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế vận động và phát triển.
  • Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận. Nói một cách dễ hiểu, nếu như thị trường giống như một bức tranh tổng thể, bao gồm nhiều mảnh ghép kết hợp lại, thì những mảnh ghép đó chính là các thị trường bộ phận, như thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường khoa học công nghệ, thị trường bất động sản…
  • Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển.
  • Động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi ích kinh tế – xã hội. Còn đối với các chủ thể là nhà nước khi tham gia thị trường, có thể vì lợi ích kinh tế song đồng thời cũng phải vừa đảm bảo lợi ích xã hội.
  • Nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các quan hệ kinh tế, Nhà nước thực hiện khắc phục những khuyết tật thị trường, thúc đẩy các yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.
  • Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn liền với thị trường quốc tế.

Trong nền kinh tế thị trường, khi lượng cầu cao hơn cung thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên kéo theo lợi nhuận tăng. Điều này tạo điều kiện để thúc đẩy quy mô sản xuất, đồng thời các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả hơn.

Có một lực lượng sản xuất lớn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng: Nền kinh tế thị trường tạo ra nhiều sản phẩm giúp thỏa mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, dịch vụ công cộng, nhà ở,…

Nền kinh tế thị trường cho phép con người tự do cạnh tranh nên đòi hỏi mỗingười phải không ngừng sáng tạo, đưa ra những phương thức mới để cải tiến công việc, kinh nghiệm để tồn tại trên thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, sự tập trung đổi mới cho phép các doanh nghiệp tìm ra các thị trường ngách và cung cấp nhiều công việc mới với mức lương cao tại nhiều địa phương.

Kinh tế thị trường tạo ra sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo, từ đó dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội. Trong cạnh tranh, các nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ bị các nhà sản xuất lớn mạnh thôn tính và nền kinh tế dần trở thành độc quyền chi phối.

Do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp sẽ đầu tư mở rộng sản xuất, các công ty đầu tư phát triển khiến nguồn cung tăng mạnh trong khi cầu tăng không tương xứng. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến khủng hoảng thừa khiến các doanh nghiệp đi vào phá sản và gây khủng hoảng kinh tế.

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định.

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian giải quyết sẽ khác nhau. Thông thường từ  01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật ACC về khái niệm kinh tế thị trường là gì, chủ thể tham gia kinh tế thị trường và các ưu, nhược điểm của kinh tế thị trường. Nếu còn những vướng mắc cần được giải đáp, Quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua:

✅ Kiến thức: Khái niệm kinh tế thị trường
✅ Dịch vụ:⭐ Trọn Gói – Tận Tâm
✅ Zalo:⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ:⭐ Toàn quốc
✅ Hotline:⭕ 1900.3330
✅ Dịch vụ thành lập công ty⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Kinh tế thị trường là một trong những thành quả quan trọng và tiến bộ nhất trong sự phát triển của văn minh nhân loại. Nó là nhân tố thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cũng như tăng năng suất lao động.

Nội dung chính

  • Tìm hiểu khái niệm kinh tế thị trường
  • Những đặc điểm điển hình của nền kinh tế thị trường
  • Chủ thế trụ cột trong nền kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, luôn có sự cạnh tranh, đó vừa là môi trường vừa là động lực thúc đẩy phát triển. Kinh tế thị trường tạo ra lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trong chủ thể doanh nghiệp, tạo động lực để người lao động tích cực làm việc và là nguồn cung việc làm. Nhưng nó cũng khiến tăng khoảng cách giàu - nghèo, gây mất cân bằng cung - cầu, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng kinh tế. Cùng TOPI tìm hiểu về khái niệm kinh tế thị trường ngay sau đây nhé!

1. Kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành dựa trên mối quan hệ giữa người bán và người mua theo quy luật cung - cầu, để xác định số lượng hàng hóa & dịch vụ, cũng như giá cả sẵn sàng giao dịch trên thị trường.

Có rất nhiều loại kinh tế thị trường, chẳng hạn: kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường tư bản nhà nước, kinh tế thị trường xã hội…

Tiền đề cho sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường chính là sản xuất và trao đổi hàng hóa. Trong quá trình sản xuất và trao đổi, các yếu tố cơ bản của thị trường [cung, cầu, giá…] sẽ tác động theo cách điều tiết nền kinh tế, đồng thời luân chuyển, phân bổ các nguồn lực và tài nguyên.

Khái niệm về kinh tế thị trường hiện nay

2. Đặc điểm của kinh tế thị trường

Đặc trưng riêng biệt của nền kinh tế thị trường:

Các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động vô cùng đa dạng. Mỗi chủ thể đều độc lập với nhau và tự quyết định lấy hoạt động của mình. Sự đa dạng này là tất yếu, xây dựng nên môi trường cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế vận động và phát triển.

Việc phân bổ các nguồn lực xã hội được quyết định bởi thị trường. Các thị trường bộ phận có thể kể như thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường bất động sản…

Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường, giá của một mặt hàng được quyết định bởi nguồn cung - cầu trên thị trường.

Nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh, đó vừa là môi trường vừa là động lực thúc đẩy phát triển. Chính sự đa dạng về mẫu mã sản phẩm và nguồn cầu lớn dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt của hàng hóa.

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, gắn liền với thị trường quốc tế, giao thương với nhiều các quốc gia khác trên toàn thế giới.

Kinh tế thị trường có những đặc điểm riêng biệt đặc trưng

Ưu điểm:

Tạo ra lực lượng sản xuất đáp ứng nhu cầu của chủ thể người tiêu dùng: Nền kinh tế thị trường tạo ra nhiều sản phẩm thỏa mãn được tối đa nhu cầu của người mua thực phẩm, dịch vụ và các mặt hàng hóa khác nữa…

Thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trong chủ thể doanh nghiệp: Khi cầu > cung, giá cả và lợi nhuận sẽ tăng lên, người sản xuất sẽ đổi mới quy mô sản xuất, đồng thời các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những doanh nghiệp sản xuất hiệu quả hơn.

Tạo động lực để người lao động tích cực làm việc: Trong điều kiện doanh nghiệp không ngừng đổi mới và không ngừng tìm kiếm nhân lực tài năng  từ đó mức lương và chế độ đãi ngộ của người lao động cũng tăng lên, nhờ vậy, năng suất lao động cũng tăng, tạo ra nhiều của cải vật chất hơn cho thị trường.

Là nguồn cung việc làm, ngăn chặn tình trạng thất nghiệp: Ngoài thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất thì nền kinh tế thị trường gián tiếp tạo ra nhiều việc làm hơn cho thị trường lao động, tăng nguồn cung nhân công.

Ưu điểm của nền kinh tế thị trường

Nhược điểm:

Gia tăng khoảng cách giàu nghèo, là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội;

Trong cạnh tranh, nhà sản xuất lớn mạnh sẽ dần thôn tính các nhà sản xuất nhỏ lẻ dẫn đến tình trạng nền kinh tế dần trở thành độc quyền chi phối;

Gây mất cân bằng cung - cầu, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng về kinh tế. Do cơ chế của nền kinh tế thị trường nên thị trường luôn biến động, không phải lúc nào giá cả và hàng hóa cũng cân đối với nhau, còn thêm dịch bệnh, thiên tai… và việc các công ty luôn muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh để chạy theo lợi nhuận, vậy nên khủng hoảng thừa, thất nghiệp, lạm phát rất có thể xảy ra.

3. Các chủ thể trong nền kinh tế thị trường

Các chủ thể chính trong nền kinh thế thị trường có:

Nhà nước: Nhà nước có vai trò đảm bảo cho nền kinh tế ổn định và phát triển, nhờ thực hiện các chức năng cơ bản như: quản lý, khắc phục các khuyết tật trên thị trường, xây dựng thể chế, cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy, quan tâm đến những yếu tố ngoại ứng, kiểm soát sự độc quyền và phân phối các hoạt động tư nhân, phân phối lại của cải trong xã hội, đảm bảo sự bình đẳng xã hội cũng như ổn định của toàn bộ nền kinh tế.

3 chủ thể quan trọng của nền kinh tế thị trường

Doanh nghiệp: Doanh nghiệp có vai trò là nơi trực tiếp sản xuất mọi loại hàng hóa và dịch vụ, được trao đổi trên thị trường. Động lực trực tiếp của chủ thể này là lợi ích kinh tế.

Người tiêu dùng: Người tiêu dùng có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường vì họ chính là những người mua các hàng hóa sản xuất, là người tạo ra nhu cầu, là căn cứ cho sự phát triển sản xuất của nền kinh tế.

Trong thực tế hiện nay, không một quốc gia nào có nền kinh tế thị trường hoàn toàn tự do, tự phát. Dù ít hay nhiều thì Chính phủ luôn phải can thiệp vào thị trường để ổn định cả về mặt kinh tế và xã hội. TOPI mong rằng, thông qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn bức tranh toàn cảnh nền kinh tế thị trường, chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề