Trung bình 1 ngành có bao nhiêu tiết mỗi ngày

Theo như mục 1.2 hướng dẫn chương trình tổng thể được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc tại THCS như sau:

"1.2. Cấp trung học cơ sở
a] Nội dung giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật [Âm nhạc, Mĩ thuật]; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2."

Số tiết trên một năm được quy định cho các môn học ở lớp 7 hiện nay là bao nhiêu?

Số tiết trên một năm được quy định cho các môn học ở lớp 7 là bao nhiêu?

[1] Căn cứ Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:

"1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12."

[2] Theo như hướng dẫn chương trình tổng thể được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì số tiết được quy định trong một năm cho các môn học ở lớp 7 như sau:

- Thời lượng giáo dục

Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Số tiết chi tiết của khối lớp 7 được quy định như sau:

Nội dung giáo dục

Số tiết/năm học

Lớp 7

Môn học bắt buộc

Ngữ văn

140

Toán

140

Ngoại ngữ 1

105

Giáo dục công dân

35

Lịch sử và Địa lí

105

Khoa học tự nhiên

140

Công nghệ

35

Tin học

35

Giáo dục thể chất

70

Nghệ thuật [Âm nhạc, Mĩ thuật]

70

Hoạt động giáo dục bắt buộc

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

105

Nội dung giáo dục của địa phương

35

Môn học tự chọn

Tiếng dân tộc thiểu số

105

Ngoại ngữ 2

105

Tổng số tiết học/năm học [không kể các môn học tự chọn]

1015

Số tiết học trung bình/tuần [không kể các môn học tự chọn]

29

Quy định về Chương trình giáo dục trung học cơ sở môn sinh học là gì?

Theo như hướng dẫn tổng thể về chương trình giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì nội dung giáo dục khoa học tự nhiên tại các cấp được triển khai như sau:

- Giai đoạn giáo dục cơ bản

Ở cấp tiểu học, giáo dục khoa học tự nhiên tiếp cận một cách đơn giản một số sự vật, hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, giúp học sinh có các nhận thức bước đầu về thế giới tự nhiên.

Ở cấp trung học cơ sở, giáo dục khoa học tự nhiên được thực hiện chủ yếu thông qua môn Khoa học tự nhiên với việc tích hợp các kiến thức, kĩ năng về vật lí, hoá học và sinh học. Các kiến thức, kĩ năng này được tổ chức theo các mạch nội dung [chất và sự biến đổi chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời], thể hiện các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên [tính cấu trúc, sự đa dạng, sự tương tác, tính hệ thống, quy luật vận động và biến đổi], đồng thời từng bước phản ánh vai trò của khoa học tự nhiên đối với sự phát triển xã hội và sự vận dụng kiến thức, kĩ năng về khoa học tự nhiên trong sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Các nội dung này được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, kết hợp một số nội dung đồng tâm nhằm hình thành nhận thức về thế giới tự nhiên và khoa học tự nhiên, giúp học sinh bước đầu vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học về khoa học tự nhiên trong đời sống.

- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp

Giáo dục khoa học tự nhiên được thực hiện qua các môn Vật lí, Hoá học và Sinh học ở lớp 10, lớp 11 và lớp 12. Đây là các môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Chương trình mỗi môn học giúp học sinh tiếp tục phát triển năng lực khoa học tự nhiên dưới các góc độ đặc thù [vật lí, hóa học, sinh học]; vừa bảo đảm phát triển tri thức và kĩ năng trên nền tảng những năng lực chung và năng lực khoa học tự nhiên đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, vừa đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp vào một số ngành nghề cụ thể.

Theo đó, nội dung sinh học tại trung học cơ sở sẽ được tích hợp vào môn Khoa học tự nhiên đến Trung học phổ thông mới tách ra thành môn Sinh học. Bạn có thể xem nội dung chương trình môn học Khoa học tự nhiên được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến chương trình giáo dục tổng thể mà bạn quan tâm.

Giáo viên cấp 2 dạy bao nhiêu tiết 1 tuần?

Trong đó, định mức tiết dạy [lý thuyết và thực hành] của mỗi giáo viên THCS là 19 tiết/tuần, của giáo viên THPT là 17 tiết/tuần. Riêng giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú thì định mức tiết dạy là 17 tiết/tuần ở cấp THCS, 15 tiết/tuần ở cấp THPT.

1 tiết học cấp 3 bao nhiêu phút?

Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút. - Cấp THPT có 6 môn học bắt buộc: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Lịch sử. 4/9 môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.

1 tín chỉ có bao nhiêu tiết học?

Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.

Tiểu học bao nhiêu tiết 1 tuần?

Như vậy, định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học chỉ đến 23 tiết/ tuần.

Chủ Đề