Tuyển dụng giao dịch viên Sacombank

Tìm thấy 219 việc làm phù hợp với yêu cầu của bạn.

Trang 1 / 219 việc làm

Chuyên Viên Quan Hệ Khách Hàng Cá Nhân

ngân hàng xây dựng

Tiếp cận khách hàng, giới thiệu, tư vấn, thuyết phục KH sử dụng các sản phẩm, dịch của ngân hàng, tư vấn bán chéoLập tờ trình cấp tín dụng, phối hợp định giá tài sản bảo đảm, trình cấp thẩm quyền phê...

123job.vn mang đến bản tin tuyển dụng, tìm việc làm Ngân hàng sacombank Đà Nẵng. Là kênh thông tin tuyển dụng, việc làm hàng đầu tại việt nam. Chúng tôi mang đến thông tin tuyển dụng, việc làm nhằm giúp kết nối giữa người tìm việc với các nhà tuyển dụng, công ty đang có nhu cầu tìm ứng viên tiềm năng. 123job.vn sẽ mang đến cho người tìm việc mọi thông tin đang tuyển dụng với vị trí Ngân hàng sacombank Đà Nẵng mới nhất, uy tín và tin cậy nhất.
Liên hệ với 123job.vn để dược tư vấn, giải đáp các thắc mắc hoặc các thông tin về tuyển dụng Ngân hàng sacombank Đà Nẵng cũng như thông tin tuyển dụng ở những địa điểm khác. Chúng tôi luôn cố gắng cập nhật việc làm Ngân hàng sacombank Đà Nẵng 24h mới nhất nhất, uy tín hàng ngày.

Sacombank hiện đang tuyển dụng vị trí Giao dịch viên tại các CN/PGD tại: Hưng Yên, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Lạng sơn, Hải Dương, Hải Phỏng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Nam, Lào Cai, Ninh Bình, Nam Định, Thái BìnhNếu bạn quan tâm hoặc có người thân đang tìm việc, vui lòng liên hệ chúng tôi.

Mô Tả Công Việc

§  Thực hiện xử lý giao dịch tại quầy.

§  Thực hiện các giao dịch thu chi tiền mặt, quản lý ấn chỉ ấn phẩm.

§  Tiếp nhận và xử lý hồ sơ thanh toán quốc tế theo mô hình hiện hành

Yêu cầu Công việc

§ Ưu tiên Nữ

§  Tốt nghiệp trung cấp trở lên các chuyên ngành Kinh tế, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Marketing hoặc các ngành liên quan;

§  Ngoại hình ưa nhìn. Giọng nói truyền cảm.

§  Sử dụng thành tạo vi tính văn phòng.

§  Kỹ năng Giao tiếp & Chăm sóc Khách hàng tốt.

§  Vui vẻ, hòa nhã, nhiệt tình & trung thực.

§  Ý thức xây dựng hình ảnh, tác phong chuyên nghiệp.

"Cùng Sacombank bứt phá để thành công".        

Cám ơn bạn. Chúng tôi sẽ liên lạc với bạn sớm.

Oops! Có lỗi đã xảy ra, vui lòng thử lại.

Ngân hàng Sacombank trả mức lương khá cao so với mặt bằng chung cho vị trí giao dịch viên, đồng thời cam kết xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên làm việc tại đây.

Như nhiều người làm trong ngân hàng chia sẻ giao dịch viên là một trong những vị trí chịu áp lực cao về khối lượng công việc và thời gian. Điều đó khiến rất nhiều bạn trẻ lo lắng khi quan tâm tới nghề này. Bài viết sau sẽ đưa ra những thông tin quan trọng giúp bạn trẻ trả lời câu hỏi có nên làm giao dịch viên Sacombank hay không? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau.

Giao dịch viên Sacombank là gì?

Giao dịch viên Sacombank là những nhân viên ngân hàng làm việc tại các quầy giao dịch ở các chi nhánh, phòng giao dịch hay các điểm giao dịch của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín [Sacombank].

Nhiệm vụ chính của giao dịch viên là tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, phục vụ những yêu cầu của khách hàng đưa ra như mở tài khoản, chuyển tiền, rút tiền, hạch toán, thu hộ... và ghi chép lại toàn bộ các giao dịch liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng phát sinh tại đây.

Sacombank tuyển dụng giao dịch viên có kỹ năng tốt, để có thể tìm hiểu rõ nhu cầu khách hàng đang mong muốn và hỗ trợ giải đáp kịp thời. Giao dịch viên Sacombank sẽ người tiếp xúc với khách hàng đầu tiên, do vậy giao dịch viên cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp để khách hàng có thể cảm nhận được sự thân thiện, nhiệt tình, chu đáo từ phía giao dịch viên.

Xem thêm: 5 nhiệm vụ cơ bản của một giao dịch viên

Công việc của giao dịch viên Sacombank

Giao dịch viên Sacombank có thể coi là “đại sứ” đại diện cho ngân hàng trong quá trình tiếp xúc khách hàng. Công việc chính của họ như sau:

Tiếp đón khách hàng

Công việc đầu tiên của một Giao dịch viên Sacombank đó là cần phải tiếp đón mọi khách hàng ghé thăm ngân hàng một cách hòa nhã và thân thiện nhất. Bên cạnh đó các giao dịch viên cần tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, từ đó có thể hỗ trợ, giải đáp thắc mắc một cách tốt nhất và nhanh chóng nhất.

Tiếp xúc, tư vấn cho khách hàng

Thực hiện tư vấn về các sản phẩm, dịch vụ liên quan của ngân hàng phù hợp với nhu cầu mà khách hàng họ mong muốn. Đồng thời giới thiệu các sản phẩm và chương trình khuyến mãi của ngân hàng, Khai thác các nhu cầu của khách hàng để giới thiệu bán chéo và bán thêm các sản phẩm có liên quan đến các nhu cầu đó.

Các giao dịch viên cần chú ý tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của Khách hàng trong phạm vi thẩm quyền cho phép, đảm bảo bí mật thông tin cho khách hàng. Giải quyết các khiếu nại và thắc mắc trên cơ sở lấy khách hàng làm trọng tâm và đảm bảo uy tín của Ngân hàng. Giải đáp các thắc mắc của khách hàng; trao đổi để hiểu được các nhu cầu của khách hàng đang cần để tư vấn.

Thực hiện thao tác nghiệp vụ

Các công việc bắt buộc mà một giao dịch viên Sacombank cần học đó là mở và quản lý tài khoản, phát hành thẻ, thu chi tiền mặt và thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, nghiệp vụ liên quan tới tiền gửi, nghiệp vụ thanh toán... Bên cạnh đó phải thực hiện mọi giao dịch tại quầy một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả nhất cho mọi khách hàng. Đảm bảo quản lý tốt hạn mức thu chi và tiền quỹ mình quản lý. Các công việc khác: Quản lý hồ sơ, thông tin khách hàng, báo cáo…

Chăm sóc khách hàng

Để gây ấn tượng tốt nhất với khách hàng thì các giao dịch viên cần tạo cho khách hàng sự tin tưởng và hài lòng, đồng thời sử dụng thêm nhiều dịch vụ khách tại ngân hàng Sacombank.

Xem thêm: Giao dịch viên chuyên nghiệp cần những kỹ năng gì?

Giao dịch viên Sacombank được coi là đại sứ đại diện cho ngân hàng

Trở thành một giao dịch viên Sacombank cần những gì?

Yêu cầu

Sacombank là một trong những ngân hàng lớn với khối lượng khách hàng đông đảo. Vì thế, việc tuyển giao dịch viên ngân hàng Sacombank có những yêu cầu cao, bởi giao dịch viên người được coi là hình ảnh của ngân hàng.

  • Giao dịch viên phải nắm vững các sản phẩm dịch vụ cũng như quy trình tác nghiệp của ngân hàng.
  • Luôn luôn mặc đồng phục, tác phong chuyên nghiệp, năng động. Luôn luôn giữ thái độ thân thiện, đúng mực và sẵn sàng làm sáng tỏ các khúc mắc của khách hàng.
  • Giao dịch viên Sacombank chịu trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, theo đúng thứ tự, xử lý các trường hợp ưu tiên như người già, người tàn tật…

Kỹ năng

Với tính chất của một công việc trực tiếp giải quyết các yêu cầu của khách hàng, một giao dịch viên phải luôn đảm bảo nắm vững chuyên môn [kỹ năng cứng] và ứng xử khéo léo [kỹ năng mềm], cụ thể:

  • Giao dịch viên Sacombank phải có có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng bán hàng, kỹ năng quản lý thời gian…
  • Ngoài ra, giao dịch viên cần có khả năng sử dụng một số phần mềm chuyên ngành, kỹ năng tin học văn phòng, và nắm vững các kiến thức chuyên ngành khác.

Kiến thức nghiệp vụ

Ngoài kỹ năng và phẩm chất cần có thì kiếm thức chuyên môn là cơ sở để đánh giá bạn có thể trở thành một nhân viên giao dịch Sacombank giỏi được hay không?

  • Kiến thức về Ngân hàng: Sản phẩm dịch vụ ngân hàng, sản phẩm bán chéo, Văn bản nghiệp vụ, Chi phí liên quan...
  • Kiến thức chung về khách hàng, thị trường và ngân hàng cạnh tranh, có khả năng nắm bắt nền tảng cơ bản về tài chính, Kế toán Ngân hàng, Kho quỹ.
  • Chuyên môn: Tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng kinh tế. Các bạn học kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp,… vẫn có thể thi và làm giao dịch viên.

Xem thêm: Những tố chất mà 1 giao dịch viên cần phải có

Giao dịch viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt

Mức lương của giao dịch viên Sacombank

Mức lương mà Sacombank trả cho vị trí giao dịch viên cũng khá cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, rất khó để trả lời chính xác thu nhập là bao nhiêu vì còn phụ thuộc trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của ứng viên ứng tuyển. Nhưng rất nhiều người cho rằng, Sacombank sẽ trả mức lương xứng đáng nếu bạn chứng minh được năng lực của mình khi phỏng vấn.

Nếu hoàn thành các chỉ tiêu ngân hàng đề ra mức lương chị nhận được có thể lên tới 20 triệu đồng. Ngoài ra, ngân hàng cũng cung cấp chế độ phúc lợi và đãi ngộ như du lịch trong và ngoài nước hàng năm, ưu đãi về tín dụng, mua cổ phiếu cũng như chế độ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân viên của mình.

Xem thêm: Giao dịch viên ngân hàng cần trang bị những kiến thức gì?

Lộ trình thăng tiến của giao dịch viên

Để có thể trả lời câu hỏi có nên làm giao dịch viên Sacombank hay không, ngoài việc tìm hiểu về công việc thì nhiều bạn trẻ rất quan tâm tới việc ngân hàng có xây dựng lộ trình thăng tiến cho họ hay không. Khi làm việc cho Sacombank, ngân hàng cam kết các nhân viên sẽ được đào tạo chuyên nghiệp với lộ trình và cơ hội thăng tiến minh bạch. Lộ trình thăng tiến của GDV được mô tả cơ bản theo số năm kinh nghiệm làm việc, với điều kiện hoàn thành được chỉ tiêu đề ra tại các kỳ đánh giá.

  • Từ 0 – 2 năm đầu tiên: Giao dịch viên
  • Từ 2 – 3 năm: Kiểm soát viên
  • Từ 3 – 5 năm: Trưởng/phó phòng Dịch vụ khách hàng
  • Từ 5 – 7 năm: Phó giám đốc Vận hành
  • Từ 7 – 9 năm: Giám đốc chi nhánh
  • > 9 năm: Các vị trí khác tại Hội Sở

Sacombank cũng cho biết, 99% cán bộ quản lý của ngân hàng này đều được quy hoạch từ nhân viên/chuyên viên. Vì thế, có lẽ đây sẽ là một yếu tố nổi bật giúp Sacombank ghi điểm hơn các ngân hàng khác.

Xem them: Yếu tố chính để trở thành một giao dịch viên chuyên nghiệp


Ngân hàng Sacombank có lộ trình công việc cho nhân viên

Áp lực khi làm giao dịch viên tại Sacombank?

Không chỉ ngân hàng Sacombank, giao dịch viên ở nhiều ngân hàng khác cũng thường xuyên phải đối diện với nhiều khó khăn như:

  • Bị quá tải công việc khi khách hàng đến giao dịch đông, thậm chí phải chịu thái độ bất lịch sự của nhiều khách hàng.
  • Nhiều khi giao dịch viên phải làm việc quá giờ nên ảnh hưởng tới cuộc sống của bản thân và gia đình.
  • Giao dịch viên luôn luôn phải chịu áp lực về việc đúng quy trình, không được sai sót… Nếu không có sự tỉ mỉ, siêng năng thì bạn sẽ dễ gặp phải các rủi ro của công việc.

Tuy nhiên, đã rất nhiều giao dịch viên trong ngân hàng Sacombank đạt được thành tích tốt trong công việc và gặt hái được nhiều thành công trên con đường sự nghiệp của mình. Nếu bạn coi giao dịch viên là điểm bắt đầu cho quá trình xây dựng sự nghiệp thì vị trí này rất xứng đáng để thử vì công việc giao dịch viên sẽ giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng tiến tới hoàn thiện bản thân mình.

Xem thêm: Giao dịch viên ngân hàng phải làm thế nào để tránh rủi ro

Như vậy, với những thông tin chi tiết trên đây, những người trẻ và đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường sẽ trả lời được câu hỏi “có nên làm giao dịch viên Sacombank hay không?” và có sự chuẩn bị hành trang đầy đủ nhất khi bắt đầu dấn thân vào một trong những ngành nghề tốt nhất trong xã hội, đó là nghề ngân hàng.

Video liên quan

Chủ Đề