Ứng dụng cntt trong dạy học môn ngữ văn thcs

Trong những năm gần đây, các thành tựu của khoa học, đặc biệt là công nghệ thông tin [CNTT] đang dần dần trở thành công cụ hữu ích đối với tất cả các lĩnh vực trong xã hội, CNTT đã làm thay đổi khá lớn đến hình thức, nội dung các hoạt động kinh tế, văn hoá và đời sống xã hội loài người. Ứng dụng của CNTT ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Do vậy, đối với nước ta hiện đang trong giai đoạn đổi mới và hội nhập, ý nghĩa và tầm quan trọng của CNTT lại càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Đối với ngành giáo dục, việc ứng dụng CNTT lại càng có ý nghĩa đặc biệt.

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực chủ động sáng tạo của học sinh lại càng nâng cao vai trò của CNTT trong giảng dạy. Đây là một hướng mới trong giảng dạy, giảng dạy bằng CNTT có thể vận dụng được trong hầu hết các bậc học và môn học như: Tiếng Anh, Ngữ Văn, Toán, Vật Lý, Hoá Học, Sinh Học, Địa Lý Với CNTT giáo viên có thể giới thiệu ngữ liệu mới bằng những tình huống sinh động với tranh ảnh minh họa phong phú, cùng với sự hỗ trợ của các phần mềm sẽ tạo thành một giáo án hoàn hảo giúp học sinh say mê học tập, phát huy tính chủ động tìm hiểu và khắc sâu kiến thức bài học.

Môn Văn, với đặc thù vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật- nghệ thuật sử dụng ngôn từ, cho nên có người quan niệm rằng: dạy- học văn không cần thiết phải sử dụng đồ dùng trực quan, soạn giáo án điện tử, ứng dụng CNTT vào việc dạy văn mà chủ yếu là trực quan bằng ngôn ngữ. Hiểu như vậy chỉ đúng một phần, nhất là khi giảng giải, phân tích một khía cạnh nào đó mà người nghe cần hiểu, cảm thụ một cách tinh tế. Còn như với những khía cạnh khác như: để hiểu tác phẩm văn, cần biết rõ bối cảnh lịch sử- xã hội; đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập quán của một dân tộc; cuộc đời sự nghiệp của một tác giả; cảnh vật thiên nhiên ở nơi này, nơi khác; nước này, nước khác được mô tả trong tác phẩm mà học sinh [có khi cả giáo viên nữa], cũng chưa mường tượng rõ nét, thì sử dụng phương tiện nghe nhìn, soạn bài giảng điện tử để chèn âm thanh, hình ảnh, tư liệu có liên quan đến tác phẩm một cách đúng mức, đúng chỗ, đúng lúc, hợp lý là rất cần thiết sẽ làm bài học sinh động hơn, thu hút được học sinh hơn.

Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy môn ngữ văn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

GD&TĐ - ThS Nguyễn Quang Tuấn [ĐH Vinh] và ThS Đàm Thị Ngọc Ngà có chung những ý tưởng về việc ứng dụng CNTT hiệu quả vào dạy - học môn Ngữ văn trong nhà trường

Giảng dạy bằng bài giảng điện tử

Muốn có một tiết dạy với giáo án điện tử có hiệu quả, người dạy phải dành nhiều thời gian cho việc sưu tầm, chuẩn bị chu đáo về tài liệu, kiến thức để có được những hình ảnh, âm thanh minh họa phục vụ cho bài giảng.

Giáo viên phải biết sử dụng thành thạo máy tính và một số phần mềm hỗ trợ cho việc soạn giáo án điện tử như PowerPoint, Adobe Presenter, Adobe Captivate, V- iSpring Presenter, Lecture Maker, Violet.

Chẳng hạn phần mềm Adobe Presenter có thể giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh, các câu hỏi tương tác và khảo sát, tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình, tạo mô phỏng một cách chuyên nghiệp.

Nếu kết hợp với phần mềm Adobe Connect, là phần mềm họp và học ảo, chúng ta có thể tạo ra môi trường học tập mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị, miễn là thiết bị có nối mạng với trình duyệt web và phần mềm flash player.

Giáo viên có thể tham khảo cách soạn giáo án điện tử trên một số trang web như: //edu.net.vn; //bachkim.vn; //www.techsmith.com...

Tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin trên mạng internet

Nhờ internet, giáo viên và học sinh có thể tìm kiếm, tra cứu tri thức về mọi lĩnh vực, trong đó có văn học.

Giáo viên và sinh viên có thể đọc, in trực tiếp hoặc lưu trữ các bài viết, bài giảng, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học, sách điện tử bằng cách download.

Đặc biệt trên internet còn có một số trang web dành riêng cho một nhà văn, nhà thơ [Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư]. Các trang web này đã đăng tải phần lớn các sáng tác của các tác giả và những bài nghiên cứu, phê bình về phong cách nhà văn và bình luận, đánh giá các tác phẩm văn học.

Điều đó sẽ giúp giáo viên và người học tránh khỏi tình trạng dạy chay, học chay và làm các bài tập, tiểu luận, khóa luận, luận văn, luận án hoặc các công trình nghiên cứu khoa học một cách thuận lợi.

Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh truy cập các website về văn học để tìm kiếm tài liệu tham khảo, tra cứu thông tin như: //evan.com.vn; //vnthuquan.net; //www.gio-o.com; //www.vienvanhoc.org,vn; //vannghesongcuulong.org.vn; http ://nhanvan .com; //vhvn.com;

//ngonngu.net; //www.e-cadao.com; //www.vanhoanghethuat.org.vn; //thuykhue.free.fr...; //phongdiep.net; //www.vanchuongviet.org; //phebinhvanhoc.com.vn; //www.thotre.com; //www.thotanhinhthuc.org; http ://namkyluctinh.org...

Tham khảo sách điện tử, giáo trình điện tử

Một số địa chỉ thông dụng để giáo viên và học sinh có thể truy cập tìm sách và giáo trình phục vụ việc dạy - học môn Ngữ văn là: //www.nlv.gov.vn [trang web của Thư viện Quốc gia];

//www.thuvien.net [mạng thư viện Việt Nam]; //www.saharavn.com [siêu thị sách trực tuyến lớn nhất Việt Nam]; //www.docsach.dec.vn [thư viện trực tuyến để đọc và dowload hàng ngàn đầu sách miễn phí];

//worldebookfair.com [một trong những thư viện điện tử lớn nhất thế giới với trên 330.000 đầu sách, 100 ngôn ngữ]; //tulieu.edu.vn [website chia sẻ tư liệu dạy học với hơn 60.000 mục tư liệu];

//www.thuvien-ebook.com; //www.vietnamwebsite.net/ebook; //www.ebook.moet.gov.vn; [Thư viện giáo trình điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo], //www.giaovien.net;

//www.teachers.net; //ctu.edu.vn [website của Trường Đại học Cần Thơ] //www.agu.edu.vn [website Trường Đại học An Giang];

//www.vnuhcm.edu.vn [website của ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh; //www.vnu.edu.vn [website của ĐHQG Hà Nội], //www.hcmup.edu.vn [website của Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh].

Sử dụng các thiết bị điện tử vào quá trình dạy học

Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể cho học sinh xem những trích đoạn phim, các vở chèo, tuồng, nghe các bài thơ, bài hát phổ thơ do các nghệ sĩ nổi tiếng trình bày để minh hoạ cho nội dung bài giảng.

Ngoài ra, giáo viên nên hướng dẫn cho sinh viên tìm xem bộ phim phóng tác từ các tác phẩm văn học được giảng dạy trong nhà trường như: Tắt đèn, Chí Phèo, Số đỏ, Những người khốn khổ, Chiến tranh và hoà bình, Sông Đông êm đềm, Hamlet, Ông già và biển cả, Tam quốc diễn nghĩa...

Học sinh được học tập thường xuyên trong môi trường có các thiết bị điện tử sẽ luôn tăng cảm giác hứng thú học tập, phát huy khả năng tư duy sáng tạo.

Phương pháp dạy và học có sự tham gia nhiều hơn của người học bằng thảo luận nhóm, nêu ý kiến sẽ phát huy nhiều hơn tính chủ động trong tiếp nhận kiến thức.

Cùng một thời lượng như nhau, nhưng số lượng kiến thức và kỹ năng người học thu nhận lại nhiều hơn, cụ thể, sinh động, sâu sắc hơn. Số lượng bài tập thực hành của học sinh cũng được rèn luyện nhiều hơn. Từ đó, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sẽ phát huy có hiệu quả cao hơn.

Gửi nhận văn bản bằng thư điện tử

Khi sử dụng thư điện tử giáo viên có thể chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi cho học sinh, đồng nghiệp những tài liệu mà mình có. Ngược lại, đồng nghiệp, học sinh nếu tìm được những tài liệu có giá trị thì cũng có thể trao đổi lại.

Mỗi khi người học làm một bài tiểu luận, viết một bài báo, có thể gửi qua email để giáo viên góp ý, sửa chữa trực tiếp trên máy tính.

Một ưu điểm nữa là học sinh có thể viết thư điện tử xin phép các nhà văn, nhà báo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhà giáo trong và người nước để download các bài báo, các cuốn sách phục vụ cho việc học tập của bản thân. Thông thường tác giả rất sẵn lòng chia sẻ các tác phẩm, công trình của mình.

Hai giảng viên cũng lưu ý, với đặc trưng của mình, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn có khác biệt so với những môn học khác, đòi hỏi mỗi giáo viên phải vận dụng một cách phù hợp để vừa đảm bảo cung cấp kiến thức cho học sinh, vừa bồi dưỡng năng lực sử dụng tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ, phương pháp tư duy, biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.

Chủ Đề