Ứng dụng của công nghệ sinh học trong môi trường

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải ra môi trường đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng thường hay gặp các vấn đề về chi phí, thể tích bể lớn hoặc xử lý chất thải chưa được triệt để.

Tổng số lượt truy cập :

17/06/2014

     Hiện nay, Tiền Giang ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong giải quyết ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gia súc, ô nhiễm nguồn nước và một số tác nhân gây ô nhiễm khác trong quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp trong và ngoài các khu - cụm công nghiệp trên địa bàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
    Theo Sở TN&MT tỉnh Tiền Giang, các ngành chức năng đã chuyển giao công nghệ sử dụng hầm Biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi gia súc, tạo nguồn chất đốt rẻ tiền, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả chăn nuôi vừa bảo vệ tốt môi trường sống.


     Bên cạnh đó, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ [Sở Khoa học Công nghệ] tỉnh Tiền Giang cũng đưa vào cung ứng rộng rãi chế phẩm EM trong xử lý chất thải chăn nuôi, xử lý môi trường bãi rác, môi trường nước nuôi trồng thủy sản... đạt kết quả cao, giúp nghề chăn nuôi nói chung, trong đó, có nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.      Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, chỉ riêng trên lĩnh vực chăn nuôi, thông qua Dự án Khí sinh học, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng được 1.743 hầm biogas từ nguồn vốn của Dự án QSEP không những giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn sử dụng được nguồn khí sinh học trong sinh hoạt gia đình và tạo bùn thải để làm phân bón sinh học bón cho cây trồng rất tốt.      Đáng chú ý, việc xử lý sinh học bằng biện pháp sử dụng bùn hoạt tính áp dụng rộng rãi tại các hệ thống xử lý nước thải trong các khu-cụm công nghiệp đã đạt kết quả tốt, xử lý triệt để các tác nhân ô nhiễm, xử lý nguồn nước thải nồng độ cao...

    Theo thống kê của ngành chức năng, hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Khu công nghiệp Long Giang công suất giai đoạn I là 5.000 m3/ngày đêm, hệ thống xử lý nước thải Khu công nghiệp Tân Hương công suất 3.500

m3

/ngày, đêm... đều xử lý đạt cột A theo Quy chuẩn môi trường quy định trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.      Ngoài ra, còn khoảng 100 hệ thống xử lý nước thải khác của các doanh nghiệp đều ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải trên cơ sở biện pháp hóa lý kết hợp vi sinh vật hữu hiệu, góp phần khắc phục ô nhiễm và bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất theo qui định của pháp luật, đồng thời tiết kiệm được kinh phí xử lý nước thải bởi các biện pháp sinh học thường thấp hơn chi phí cho các biện pháp xử lý khác.

     Trước hiệu quả kinh tế-xã hội mang lại từ triển vọng ứng dụng công nghệ sinh học giải quyết ô nhiễm môi trường, sắp tới, Tiền Giang tiếp tục nghiên cứu thêm các đề tài khoa học trọng tâm như xây dựng mô hình kết hợp công nghệ sinh học - công nghệ sinh thái xử lý nước thải chăn nuôi gia súc và nước thải sản xuất bánh hủ tíu trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu sử dụng bùn thải sinh học từ nhà máy bia để sản xuất phân hữu cơ vi sinh và phân bón lá... trong nỗ lực thiết thực đưa công nghệ sinh học phục vụ tốt hơn đời sống.

Theo vietnamplus.vn

Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường luôn là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, Cao Bằng luôn quan tâm thực hiện công tác bảo vệ môi trường, trong đó có hoạt động ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực trong lĩnh vực này.

Công ty Mía đường Cao Bằng đã tận dụng bùn mía và tro lò hơi trong sản xuất mía đường để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh

Tại Cao Bằng, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chủ yếu nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường. Trong đó đã triển khai một số mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học EM để xừ lý chất thải, cải thiện ô nhiễm môi trường.

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay có 02 cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, gồm: 

Một là: Cơ sở sản xuất chế phẩm sinh học Quý Nhân của ông Nguyễn Văn Nhân tại xóm An Phú, xã Bế Triều, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng đang sản xuất ra chế phẩm sinh học Quý Nhân trên cơ sở kỹ thuật vi sinh vật hữu hiệu [EM] của Nhật Bản. Đây là cơ sở sản xuất với quy mô hộ gia đình, công suất khoảng 5.000 - 10.000 tấn/năm. Chế phẩm đã được đưa vào sử dụng ở nhiều vùng nhất là vùng đồng huyện Hoà An và khu vực thành phố Cao Bằng. Chế phẩm sinh học Quý Nhân có 03 tác dụng: Làm sạch môi trường, chế biến phân hữu cơ sinh học, làm thuốc trừ sâu từ lá cây.

Hai là: Công ty Mía đường Cao Bằng đã tận dụng bùn mía và tro lò hơi trong sản xuất mía đường sau đó ủ lên men để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh. Sản phẩm được đưa vào sử dụng trên địa bàn toàn tình.

Việc ứng dụng công nghệ sinh học để làm phân vi sinh xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, hiện nay Cao Bằng chưa có nhiều Công ty, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Việc xây dựng các cơ chế, chính sách cũng như việc bổ trí kinh phí nhằm khuyến khích, thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học còn hạn chế; Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao nhưng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học còn nhiều hạn chế; những kết quả nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào các lĩnh vực sản xuất, đời sổng ở các ngành, các cấp thời gian vừa qua hiệu quả chưa cao do đó công nghệ sinh học chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường. Nguồn nhân lực công nghệ sinh học còn ít về số lượng và năng lực cần tiếp tục được nâng cao.

Để nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Cao Bằng cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và  tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học, sản phẩm thân thiện với môi trường phù hợp với kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quan tâm tổ chức nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm, khắc phục sự cố môi trường, cải tạo và phục hồi các hệ sinh thái, đồng thời tạo ra các công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, sản xuất nhiên liệu sinh học; Nâng cao năng lực cán bộ về công nghệ sinh học phục vụ lĩnh vực bảo vệ môi trường; Tăng cường trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Theo Khoa học và Công nghệ Cao Bằng

Video liên quan

Chủ Đề