Vi sao thuốc hóa học bảo vệ thực vật có hại đối với nhiều loại sinh vật có ích

Thuốc trừ dịch hại, hay thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ cây trồng [tiếng Anh: pesticide, crop protection agent] có thể là một hợp chất hoá học hay tác nhân sinh học có khả năng ngăn cản, tiêu diệt, xua đuổi hay hạn chế các loại dịch hại.

Máy bay phun thuốc trừ sâu

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thuốc bảo vệ thực vật.

Dịch hại có thể là vi khuẩn, virus, nấm, tuyến trùng, cỏ dại, động vật gặm nhấm, chim, cá v.v có sự cạnh tranh với con người về một loại thức ăn nào đó

Thuốc trừ dịch hại thường được sử dụng như là một nhân tố đảm bảo sự phát triển của nền nông nghiệp, đảm bảo tăng năng suất cây trồng, nhưng nếu sử dụng thái quá sẽ gây độc cho con người do tiếp xúc, hay ăn phải nông sản có tồn dư thuốc hay môi trường xung quanh nhiễm độc, có thể làm suy thoái môi trường, ô nhiễm không khí, đất, nước....

Có thể dùng biện pháp Đấu tranh sinh học để thay thế cho thuốc bảo vệ thực vật vì Đấu tranh sinh học an toàn với con người và thân thiện với môi trường hơn.

Mục lục

  • 1 Nhóm thuốc trừ dịch hại
  • 2 Xu hướng sử dụng thuốc trừ dịch hại
  • 3 Lịch sử
  • 4 Tham khảo
  • 5 Liên kết ngoài

Nhóm thuốc trừ dịch hạiSửa đổi

Gồm có các nhóm thuốc phòng trừ: vi khuẩn, nấm, virus, cỏ dại, giun, động vật gặm nhấm, ve bét, sâu bọ.

Xu hướng sử dụng thuốc trừ dịch hạiSửa đổi

  • Phòng trừ dịch hại tổng hợp [IPM] sử dụng tất cả các biện pháp [trồng trọt, canh tác, bón phân, tưới nước, vệ sinh đồng rộng...] có thể hạn chế phát triển dịch hại và biện pháp sử dụng thuốc hóa học là biện pháp cuối cùng nhưng không làm ảnh hưởng đến các loài công trùng có ích và môi trường, chất độc không có tồn tại trong sản phẩm.
  • Sử dụng thuốc có tính chọn lọc cao không ảnh hưởng đến các loài có ích khác.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học, thuốc thảo mộc, hay thiên địch chống lại dịch hại.
  • Sử dụng thuốc hóa học [thuốc trừ dịch hại]: đúng đối tượng, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng.

Nếu sử dụng thuốc không đúng thì một số loài dịch hại sẽ trở lên nguy hiểm hơn vì kháng thuốc.

Lịch sửSửa đổi

Từ 500 năm TCN, con người đã biết sử dụng thuốc trừ dịch hại để ngăn cản sự gây hại cho mùa vụ của họ. Thuốc trừ dịch hại đầu tiên được sử dụng là Lưu huỳnh. Vào thế kỷ thứ 15 chất độc hóa học được biết đến như là Asen [thạch tín], thủy ngân, chì đã được áp dụng để tiêu diệt dịch hại. Ở thế kỷ 17 muối Sunfat Nicotin được chiết suất từ lá cây thuốc lá được sử dụng như loại thuốc trừ côn trùng. Thế kỷ 19 người ta biết đến hai loại thuốc dạng tự nhiên là pyrethrum tìm thấy từ loài cây chi Cúc đại đóa [Chrysanthemum] và Rotenon tìm thấy từ rễ các loài cây nhiệt đới thuộc họ Đậu.

Năm 1939, Paul Müller người Đức phát hiện ra DDT nó có hiệu lực rất mạnh đối với côn trùng, và nhanh chóng sử dụng rộng dãi nhất thế giới. Nhưng đến năm 1960 người ta phát hiện nó ảnh hưởng đến cá và chim và đe dọa đến sự đa dạng sinh học. DDT được sử dụng ở ít nhất là 86 nước, hiện nay DDT vẫn được sử dụng ở những quốc gia nhiệt đới để ngăn chặn bệnh sốt rét vì nó có khả năng tiêu diệt muỗi rất mạnh và một số côn trùng mang bệnh truyền nhiễm khác.

Sử dụng thuốc trừ dịch hại ngày càng gia tăng từ năm 1950. Hàng năm khoảng 2,5 triệu tấn thuốc sản xuất được sử dụng cho đồng ruộng.

Tham khảoSửa đổi

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Phân loại và tác dụng của thuốc bảo vệ thực vật[liên kết hỏng], Tài liệu huấn luyện [dự án APHEDA-NILP trong ngành trồng Chè] từ trang web của Viện nghiên cứu KHKT Bảo Hộ Lao động.

Trên Trái Đất có khoảng 1 triệu loài côn trùng, trong đó có khoảng 5 vạn loài ăn thực vật và chỉ có khoảng 1% [khoảng 500 loài côn trùng] chuyên ăn hoa màu, cây ăn quả. Tuy số lượng chủng loại không nhiều nhưng chúng rất phàm ăn và ăn rất khoẻ, gây tác hại rất lớn đối với cây lương thực, rau xanh, cây ăn quả. Theo thống kê, ở Trung Quốc mỗi năm sâu bọ gây tổn thất 10% sản lượng lương thực, 20% sản lượng dầu thực vật, 30% sản lượng rau xanh và 40% sản lượng trái cây các loại.

Ngành hoá học và công nghiệp hoá chất không ngừng phát triển và sản xuất ra hết loại thuốc sâu này đến loại thuốc sâu kia để đối phó với côn trùng có hại. Nhưng chỉ một thời gian sau các côn trùng có hại không sợ thuốc nữa. Con người buộc phải tăng liều lượng phun thuốc và thu được kết quả nhất định, nhưng cũng chỉ kéo dài được một thời gian.

Từ đó, con người lại tìm cách chế ra các loại thuốc sâu tổng hợp mới. Tính đến thập kỉ 70, toàn thế giới đã sử dụng hơn 12.000 loại thuốc trừ sâu để đối phó với côn trùng có hại. Nhưng trong thực tế, con người không những không tiêu diệt hết được côn trùng có hại mà càng ngày chúng càng phát triển hơn.

Nếu chỉ dựa vào thuốc trừ sâu thì không thể tiêu diệt hết được côn trùng có hại cho cây trồng. [Ảnh minh họa]

Ðến nay, loài người mới phát hiện ra rằng, nếu chỉ dựa vào thuốc trừ sâu thì không thể tiêu diệt hết được côn trùng có hại. Bởi trong quá trình sử dụng thuốc sâu tràn lan, đối tượng bị hại nhiều nhất không phải là côn trùng có hại mà là kẻ thù của chúng - đó là các loài chim có ích. Thực tế cho thấy rất nhiều loại chim có ích đã bị chết vì thuốc trừ sâu, trứng của nhiều loại chim bị nhiễm thuốc trừ sâu không thể nở thành chim non được.

Trong khi đó các loại sâu bọ có hại sinh sôi nảy nở rất nhanh và mau chóng nhờn thuốc. Dù phun với liều lượng lớn, chúng vẫn không chết mà vẫn sinh sôi nảy nở như thường. Thuốc sâu càng phun nhiều càng làm ô nhiễm không khí, nước, đất và cây trồng. Có thể thấy, hiện nay trên Trái Đất không có nơi nào không có thuốc trừ sâu xâm nhập vào môi trường sống.

Tuy nhiên, con người vẫn phải sử dụng thuốc trừ sâu trong phạm vi cho phép, nhưng không thể chỉ dựa vào thuốc trừ sâu để tiêu diệt côn trùng có hại. Ngày nay, con người ta áp dụng các biện pháp tổng hợp đối phó với côn trùng có hại, trong đó có biện pháp dùng côn trùng diệt côn trùng, dùng vi trùng diệt côn trùng và đặc biệt chú ý bảo vệ các loài chim chuyên ăn côn trùng có hại. Ngoài ra, giải pháp gây, nhân giống và nhập khẩu các loại côn trùng có ích để tiêu diệt côn trùng có hại cũng được áp dụng phổ biến. Chỉ như vậy mới có thể ngăn chặn được ô nhiễm môi trường và khống chế một cách hiệu quả các loại côn trùng có hại.

Tại Việt Nam, theo Cục Bảo vệ thực vật [Bộ NN&PTNT] hiện có khoảng 1.700 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật với trên 4.000 sản phẩm thương mại có các tên gọi khác nhau. Việc nghiên cứu khai thác lợi dụng thiên địch tự nhiên để phòng chống sâu hại hiệu quả là một hướng quan trọng trong công tác bảo vệ cây trồng, phát triển nông nghiệp bền vững.

Từ năm 2009, các nhà khoa học ở trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội thực hiện nhân nuôi nhện và bọ xít bắt mồi. Kết quả điều tra cho thấy, loài nhện bắt mồi Amblyseius sp. xuất hiện rất phổ biến trên các cây trồng bị nhện đỏ gây hại ở Việt Nam, kết quả nhân nuôi trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng đều cho thấy loài này có tỉ lệ tăng tự nhiên cao, có sức ăn nhện hại lớn và hoàn toàn có khả năng khống chế số lượng nhện đỏ gây hại ngoài tự nhiên. Đặc biệt, việc nhân nuôi nhện bắt mồi lại rất thuận lợi với khí hậu miền Bắc nước ta.

So với cách phun thuốc trừ sâu, việc sử dụng thiên địch dường như còn mới mẻ và lạ lẫm với những người nông dân ở nước ta. Trong tương lai, việc phát triển nhân nuôi các loài nhện và bọ xít bắt mồi sẽ giúp cho giá thành sản phẩm phù hợp với chi phí của người nông dân và phải hạ thấp hơn so với chi phí mua thuốc trừ sâu, đồng thời giải quyết được áp lực ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do sử dụng thuốc trừ sâu ngày càng nhiều, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Nguồn kinhtemoitruong

Video liên quan

Chủ Đề