Uống set là gì

Minh họa Lap

Dưới đây là những trường hợp thường gặp nhất:

1 Dụng cụ bấm kim được giới văn phòng gọi là a-graph. Thật ra, a-graph [agrafe] là kim bấm, còn dụng cụ bấm kim là a-grap-phơz [agrafeuse].

2 Thẻ đăng ký ôtô, môtô, xe máy được gọi một cách vắn tắt là cạc-vẹt hay cà-vẹt. Một số dịch vụ ép thẻ viết từ này trên bảng hiệu là “card vert”. Ở đây có hai nhầm lẫn về cách viết và về nghĩa của từ. Thứ nhất, cạc-vẹt hay cà-vẹt phải viết là carte verte [thẻ xanh].

Thứ hai, carte verte không phải là thẻ đăng ký xe có động cơ mà là giấy chứng nhận bảo hiểm xe cơ giới, ra đời ở châu Âu năm 1949 từ một thỏa ước quốc tế xác định trách nhiệm dân sự của chủ xe và công ty bảo hiểm. Tên đúng của thẻ đăng ký xe có động cơ là carte grise [thẻ xám].

3 Một nhầm lẫn tương tự về cách viết thường thấy trên bảng hiệu dịch vụ in ấn là dòng chữ “card visit”. Cách viết đúng là carte de visite [hoặc business cards, name cards, visiting cards nếu dùng tiếng Anh].

4 Bière glacée [bia ướp lạnh] thường được phát âm là “bia lát-xê”. Vì “lát-xê” na ná với “đét-xe” [dessert: món tráng miệng] nên có người thản nhiên gọi bia ướp lạnh là “bia đét-xe”. Tráng miệng bằng bia thì quả là tửu lượng có thể sánh ngang với Tiêu Phong đại hiệp trong Thiên long bát bộ.

5 Ốp-la và ốp-lét lần lượt là âm Việt hóa của món œuf au plat [hay œuf sur le plat] và omelette [trứng rán]. Trong món œuf au plat, lòng đỏ trứng còn nguyên dạng, chưa chín hoàn toàn và được bao quanh bởi lòng trắng. Trong món omelette, lòng đỏ và lòng trắng được đánh đều và thêm gia vị trước khi rán chín. Việc không phân biệt hai món ăn này có thể gây ra hiểu lầm giữa người gọi món và người phục vụ.

6 Quả hồng xiêm thường được gọi là quả xa-pô-chê. Thật ra, xa-pô-chê [sapotier] là cây hồng xiêm, còn quả của nó là xa-pô-ti [sapotille]. Nhà thơ Bàng Bá Lân [1912-1988] từng đề cập đến việc này trong đoản văn Vườn tược miền Nam.

7 Các văn bản hành chính thường được đánh số đi kèm với dấu gạch xéo [/] và các chữ cái. Trong tiếng Pháp, dấu gạch xéo này được đọc là “xuyệt” [sur: trên] giống như “xuyệt” trong cụm từ “tông xuyệt tông” [ton sur ton]. Nhiều người đọc dấu này là “xẹt” và gây cảm giác là lạ. Tại sao ta không đọc dấu gạch xéo này là “trên”, giống như 2/3 được đọc là “hai trên ba”?

Trừ từ ốp-la còn có tranh luận trong việc chuyển nghĩa tiếng Việt, những nhầm lẫn nói trên đều có thể tránh được nếu sử dụng từ tiếng Việt tương đương. Nếu không, bạn có nguy cơ bị xem là lập dị hoặc khoe chữ nếu phát âm đúng từ agrafeuse thay vì dùng sai agrafe như người khác.

Năm 1942, giáo sư Hoàng Xuân Hãn [1908-1996] xuất bản quyển Danh từ khoa học [Vocabulaire scientifique]. Trong lời nói đầu lần tái bản thứ hai [1948], tác giả cho biết gần 6.000 danh từ toán học, vật lý, cơ học, thiên văn học và hóa học trong tác phẩm của ông đều lấy ý từ tiếng Pháp. Đến nay, phần lớn các thuật ngữ này vẫn còn được sử dụng.

Không chỉ trong khoa học, nhiều từ tiếng Pháp cũng được Việt hóa và sử dụng rộng rãi trong đời sống như nhà ga [gare], bình ắc-quy [accu - viết gọn của accumulateur], ác-ti-sô [artichaut], a-mi-đan [amygdale], bê-tông [béton], nói bá láp [palabre], ban-công [balcon], băng ghế [banc], dải băng [bande], băng đảng [bande], ruy băng [ruban], viên bi [bille], bia [bière], bánh bích quy, bánh quy [biscuit], bi-da [billard], bơ [beurre], tiền boa [pourboire], áo bờ-lu [blouse], bom [bombe], đồn bót [poste], căng-tin [cantine], ca-nô [canot], cao su [caoutchouc], cáp [câble], cà phê [café], cà rốt [carotte], cà vạt [cravatte], com-pa [compas], quay cóp [copier], cua gái [faire la cour], cúp cua [cours], đầu húi cua [court], chiếc cúp [coupe], lốp xe [enveloppe], săm [chambre à air], đi văng [divan]... Đặc biệt, từ lô cốt có nguồn gốc từ blockhaus - ghép bởi hai từ gốc Đức block và haus, được dân Pháp sử dụng từ thế kỷ 18 và đang có mặt trong từ điển Larousse.

CÔNG KHANH

Bia sệt đang ngày càng trở thành xu thế không chỉ vì độ độc lạ mà còn vị ngon của loại thức uống này. Giờ đây bạn hoàn toàn có thể thưởng thức bia sệt ngay tại nhà bằng những cách đơn giản sau. Hãy cùng Điện máy XANH vào bếp thực hiện ngay nhé!

Đây là cách dễ thực hiện nhất. Bạn có thể làm ngay tại nhà.

Thứ nhất, bạn cho đá bào vào thùng, rải muối đều lên trên đá, cho thêm một ít nước, rồi cho bia vào.

Tiếp theo, bạn lại phủ thêm 1 lớp đá bào, muối, thêm ít nước lên [phải ngập hết bia] và để yên 10 phút.

Sau khi uớp bia trong vòng 10 phút, bạn lắc đều thùng.

Khi uống, bạn lấy bia ra và đặt mạnh lên bàn. Bọt tuyết hình thành trong chai và bạn chỉ việc thưởng thức.

2. Cách làm bia sệt bằng tủ đông

Nếu nhà bạn có tủ đông thì hãy tận dụng nó để làm bia sệt nào.

Sau khi cho đá vào xô cùng với muối, bạn bỏ bia vào xô [đảm bảo hỗn hợp phải ngập bia]. Đặt xô vào trong tủ đông.

Kế đến, bạn điều chỉnh nhiệt độ khoảng 5°C [nút 2 hoặc 3].

Cuối cùng là ướp bia trong vòng 4-5 giờ đồng hồ.

3. Cách làm bia sệt bằng tủ nước làm bia sệt

Cách làm bia tuyết này thường được sử dụng cho các cơ sở kinh doanh bia với số lượng lớn, chẳng hạn như: Các quán nhậu, nhà hàng,...

Đầu tiên bạn xếp từ 4 đến 6 kết bia vào tủ và đặt nhiệt độ từ -10°C đến -12°C, cho tủ hoạt động trong 3-4 tiếng.

Bạn quan sát cho đến khi bia đạt độ sệt thì điều chỉnh nhiệt độ về -8°C để bia không bị vỡ.

4. Cách làm bia sệt bằng tủ gió làm bia sệt

Đây cũng là phương pháp mà những nơi kinh doanh bia với số lượng lớn thực hiện.

Bạn đặt 10-20 kết bia vào tủ gió.

Tiếp theo, cho tủ hoạt động khoảng 8-10 tiếng trong nhiệt độ -8°C [không mở tủ thăm chừng].

5. Cách làm bia sệt bằng tủ lạnh ngăn đá dưới Aqua

Dòng tủ lạnh ngăn đá dưới mới ra mắt vào năm 2019 của thương hiệu Aqua có một tính năng đặc biệt đó là ngăn Magic room.

Ngăn Magic room có thể trở thành 1 ngăn đông [khi nhiệt độ từ -14°C đến -18°C], 1 ngăn lạnh [khi nhiệt độ từ 1°C đến 5°C], 1 ngăn cấp đông mềm [khi nhiệt độ ở -7°C]. Và điều quan trọng nhất là ở nhiệt độ -10°C thì ngăn này có thể làm bia sệt một cách dễ dàng.

Cách làm rất đơn giản:

Bước đầu tiên, bạn cho bia vào ngăn Magic room [tối đa 11 chai bia].

Sau đó, bạn chỉnh nhiệt độ -10°C [điều chỉnh riêng cho ngăn Magic room], để yên trong 7 giờ đồng hồ và bạn sẽ có ngay những chai bia sệt sẵn sàng để thưởng thức.

Bài viết trên đã trình bày cho bạn 5 mẹo làm bia sệt cực ngon ngay tại nhà. Giờ đây bạn sẽ không phải quá tốn kém để thưởng thức bia sệt nữa. Mọi thắc mắc hay liên hệ đặt mua sản phẩm bạn hãy bình luận bên dưới hoặc gọi đến số hotline 1800.1061 để được tư vấn nhé!

Biên tập bởi Khương Linh • Đăng 08/05/2020

Thưởng thức bia không đơn giản là khui và uống. Nhiệt độ lý tưởng, thưởng thức bằng ngũ quan... là những bí quyết mang lại nhiều thú vị cho bạn khi uống bia.

Việc lựa chọn loại bia hợp khẩu vị, hoàn cảnh, nếm và uống đúng cách cũng là một nghệ thuật.

Nhiệt độ lý tưởng

Bạn nên lưu trữ bia trong tủ lạnh với nhiệt độ lý tưởng khoảng 7-13 độ C. Nhiệt độ thấp hơn có thể khiến bạn cảm thấy "đã khát", nhưng nó cũng sẽ làm tê lưỡi, đồng thời giảm khả năng cảm nhận hương vị và mùi thơm. Bên cạnh đó, bia phải được lưu trữ thẳng đứng và khi lấy ra cũng không nên ngả nghiêng hay dằn xóc bởi khi dao động mạnh, trạng thái men bia có thể bị xáo trộn và làm giảm hương vị.

Một trong những bí quyết mà các chàng "sành bia" đang nắm giữ là sử dụng ly lạnh. Trong thực tế, chúng ta thường thưởng thức bia với đá, mà không biết rằng chất men cay nồng ấy sẽ bị loãng ra và mất dần hương vị. Ngay cả trong trường hợp uống "set" mà không giữ lạnh ly, nhiệt độ ly sẽ ấm hơn nước bia, khiến thức uống này thêm vị đắng và tan bớt lớp bọt thơm ngon. Tốt nhất, bạn hãy để ly trong cùng một ngăn của tủ lạnh giữ bia để bảo toàn sắc, hương, vị của chất men này.

Thưởng thức bằng ngũ quan

"Ngoại hình" hấp dẫn là một trong những lý do khiến rất nhiều người Việt Nam trưởng thành mê loại đồ uống này. Chất nước vàng sánh hòa quyện với lớp bọt trắng mịn, mềm mại khi chạm môi chính là tác phẩm nghệ thuật "chiêu đãi" nhãn quan của người thưởng thức.

Cách rót đúng để tạo ra một lớp bọt như ý không phải là rót nhè nhẹ vào thành ly [như chúng ta vẫn thường làm], mà phải rót thẳng vào giữa ly với độ cao cách miệng ly 2-3cm, để khi đổ bia ra, bạn có thể lắng nghe được tiếng bia chảy ở trong chai. Đồng thời, cách làm này cũng sẽ tạo nên một lớp bọt mịn, xốp cân đối hài hòa với phần nước bia bên dưới. Trước khi uống, bạn cũng nên hít thở bằng mũi để cảm nhận mùi thơm. Cuối cùng, để có thể thưởng thức đầy đủ hương vị của bia ban đầu, bạn nên uống hết nửa cốc, sau đó nhấp từng ngụm nhỏ phần còn lại trong khi chuyện trò với mọi người xung quanh.

Phải thử mới biết

Người Việt Nam có thói quen uống bia vào bất cứ lúc nào, vui uống, buồn uống mà không vui không buồn cũng uống. Thị trường Việt Nam tiêu thụ 2.6 tỷ lít bia trong năm 2011 với nhiều nhãn hiệu. Những quý ông cứ mặc nhiên nếm thử, cho đến khi nào khám phá ra loại bia đẳng cấp phù hợp và dành riêng cho mình. "Ba phần bọt, bảy phần bia" là công thức mà dân sành bia rỉ tai nhau khi thưởng thức chất men thơm mát và thanh khiết này.

[Theo Ngoisao]

Video liên quan

Chủ Đề