Uống thuốc cảm có bị mất sữa không

Bị ốm trong thời gian cho con bú là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu mẹ lo lắng bị mất sữa do dùng thuốc thì hãy theo dõi hết bài viết sau để biết cách lấy lại sữa sau khi dùng kháng sinh nhé.

Có rất nhiều mẹ sau sinh bị mất sữa, tình trạng này có thể diễn ra trong thời gian ngắn sau đó cải thiện, hoặc là mất hoàn toàn. Nguyên nhân gây mất sữa có thể là do thực phẩm, tâm lý hoặc tác dụng phụ của thuốc...

Hầu hết các loại thuốc kháng sinh mẹ sử dụng khi đi vào cơ thể đều gây ra những tác dụng phụ nhất định đến sức khỏe của mẹ và bé. Thuốc kháng sinh có thể gây ức chế hormone tiết sữa và làm ảnh hưởng đến hoạt động tăng tiết sữa của mẹ.

Thực tế thì có nhiều mẹ sau khi sử dụng thuốc kháng sinh vẫn tiết sữa bình thường, nhưng cũng có không ít mẹ cảm thấy sữa bị ít dần đi và phải áp dụng các cách gọi sữa về sau khi uống kháng sinh. Một số trường hợp thì bị mất sữa hoàn toàn sau khi uống kháng sinh.

“Cách lấy lại sữa sau khi dùng kháng sinh như nào?” hay “cách lấy lại sữa khi bị mất sữa là gì?” là những thắc mắc được nhiều mẹ quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tùy vào tình trạng mất sữa mà mẹ có thể thực hiện các cách gọi sữa về sau khi uống kháng sinh khác nhau, cụ thể:

2.1 Cách lấy lại sữa sau khi dùng kháng sinh là cho bé bú đều đặn

Có một thực tế là nhiều mẹ khi sử dụng thuốc kháng sinh đã cho con bú ít đi hoặc là cắt hẳn cữ bú vì sợ thuốc đi vào sữa gây ảnh hưởng sức khỏe của bé. Chính điều này đã khiến cho tuyến sữa bị tác động, dù trước đó sữa mẹ có căng đầy mà bé bú ít đi thì cũng sẽ khiến cho lượng sữa bị giảm và ít dần đi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bị mất sữa hoàn toàn.

Do vậy, cách lấy lại sữa khi bị mất sữa chính là cho bé bú đều đặn. Mỗi lần nên bú cạn để tuyến sữa hoạt động hiệu quả hơn.

2.2 Cách gọi sữa về sau khi uống kháng sinh là uống nhiều nước

Nếu mẹ bị mất sữa và đang muốn gọi sữa về sau khi uống kháng sinh thì hãy uống nhiều nước. Tốt nhất vẫn là nước ấm hoặc các loại thức uống lợi sữa. Cách làm này tuy đơn giản nhưng hiệu quả rất nhanh, mẹ hãy thử ngay đi nhé.

2.3 Gọi sữa về bằng cách ăn uống đủ chất

Trừ những thực phẩm cần tránh để không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc thì mẹ sau sinh không nên kiêng khem quá nhiều. Cách lấy lại sữa sau khi uống kháng sinh nhanh và hiệu quả nhất chính là ăn uống đủ chất. Các bữa ăn hàng ngày mẹ nên ăn đa dạng các nhóm tinh bột, chất béo, chất đạm, đường...

Ăn uống đủ chất sẽ khiến cho tâm lý được thoải mái, nhờ đó mà tuyến sữa cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Tuy nhiên, có 1 số loại thuốc kháng sinh thường không được chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Nếu mẹ sau sinh sử dụng các loại thuốc kháng sinh này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ hoặc thậm chí là gây mất sữa hoàn toàn. Các loại thuốc kháng sinh đó chính là:

  • Thuốc kháng sinh nhóm Metronidazol: Loại này có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn âm đạo. Mẹ sau sinh dùng thuốc kháng sinh Metronidazol có thể khiến sữa có mùi khó chịu, sữa đổi màu, trẻ không chịu bú mẹ hoặc đi ngoài phân lỏng.
  • Thuốc kháng sinh nhóm Nitrofurantoin: Mặc dù thuốc kháng sinh này không khiến mẹ phải tìm cách gọi sữa về sau khi uống kháng sinh nhưng nó lại có thể khiến trẻ bị thiếu máu. Do vậy mẹ cần phải cẩn trọng khi sử dụng.
  • Thuốc kháng sinh nhóm Chloramphenicol: Có tác dụng điều trị nhiễm trùng kỵ khí nặng. Tác dụng phụ của Chloramphenicol là có thể gây hóa cốt khung xương và hội chứng xám khiến trẻ sơ sinh tử vong. Mẹ sau sinh tuyệt đối không sử dụng loại thuốc kháng sinh này khi đang cho con bú.
  • Thuốc kháng sinh nhóm Tetracyline: Có tác dụng chữa các bệnh đường ruột. Nếu chỉ điều trị trong thời gian ngắn thì thuốc kháng sinh Tetracyline có thể tạo phức với calci trong sữa và không gây ảnh hưởng đến trẻ. Tuy nhiên về lâu dài thì các bác sĩ khuyên mẹ không nên sử dụng loại thuốc kháng sinh này.
  • Thuốc kháng sinh nhóm penicillins, cephalosporins, macrolides, và aminoglycosides đều chống chỉ định với mẹ đang cho con bú vì có thể khiến trẻ bị tiêu chảy nhẹ tạm thời.
  • Thuốc kháng sinh Vibramycin, Minocine: Nếu mẹ sau sinh sử dụng các thuốc kháng sinh này thì có thể gây ngộ độc, giảm sự phát triển xương và ảnh hưởng đến màu răng của trẻ.

Hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều được khuyến cáo không nên sử dụng với phụ nữ có thai và đang cho con bú. Trong một số trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc thì mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Cũng không nên quá lo lắng vì có nhiều loại thuốc kháng sinh vẫn có thể sử dụng khi đang cho con bú mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Một số loại thuốc kháng sinh mà mẹ có thể yên tâm uống vì chúng bài tiết rất ít qua sữa mẹ chính là:

  • Thuốc kháng sinh Penicillins có tác dụng điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn;
  • Thuốc kháng sinh Cephalosporin có tác dụng điều trị nhiễm trùng phổi, tai, da, đường tiểu, họng và xương;
  • Thuốc kháng sinh Fluconazolec có tác dụng kháng nấm;
  • Thuốc kháng sinh Miconazole có tác dụng điều trị nhiễm trùng nấm men;
  • Thuốc kháng sinh Clotrimazole có tác dụng điều trị nhiễm trùng do nấm men và nhiễm nấm;
  • Thuốc kháng sinh Acyclovir và valacyclovir có tác dụng điều trị nhiễm trùng do herpes;
  • Thuốc kháng sinh Erythromycin có tác dụng điều trị nhiễm trùng ở da và đường hô hấp.

Ngoài ra, để hạn chế tối đa ảnh hưởng của kháng sinh đến hoạt động tiết sữa mẹ thì cần chú ý những điều sau:

  • Uống thuốc kháng sinh đúng loại và đúng liều theo chỉ định của bác sĩ;
  • Ăn uống đủ chất, khoa học, uống nhiều nước;
  • Cần nghỉ ngơi đầy đủ và tránh stress.
  • Trong quá trình uống kháng sinh thì vẫn nên cho bé bú mẹ thường xuyên.

Tóm lại, trong trường hợp bắt buộc thì mẹ vẫn cần phải uống thuốc kháng sinh. Nếu không may bị mất sữa thì vẫn có cách lấy lại sữa sau khi dùng kháng sinh nên mẹ không cần lo lắng quá. Tuy nhiên, trong mọi hoàn cảnh cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng thuốc kháng sinh và tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ đặc biệt là giai đoạn trẻ dưới 6 tháng tuổi, bởi vì trong sữa mẹ ngoài có những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể trẻ thì còn chứa một lượng kháng thể giúp trẻ chống chọi lại với bệnh tật trong giai đoạn đầu đời. Thế nhưng việc bà mẹ bị cảm cúm có nên cho con bú hay không?

Cúm là bệnh do một loại virus có thể lây lan qua đường hô hấp và tạo thành dịch, virus cúm có thể lan qua sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc qua những hạt nước nhỏ li ti mà người bệnh bắn ra hay qua sự tiếp xúc với các đồ đạc nhiễm virus. Khi virus xâm nhập vào sẽ cần qua hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể, nếu qua được hàng rào này sẽ gây ra bệnh cúm với những biểu hiện như: Ho, hắt hơi, chảy mũi, khạc đờm trong, mệt mỏi, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.

Bệnh cảm cúm không có thuốc điều trị đặc hiệu, điều trị chủ yếu là điều trị các triệu chứng lâm sàng. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 14 ngày, tuy nhiên có một số ít những người có sức đề kháng kém như người già, người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ có thể gặp những biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não màng não, viêm và hoại tử cơ, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh cúm có thể gặp ở mọi đối tượng, cho nên với những người đang cho con bú mắc bệnh có thể xảy ra. Đặc biệt trong giai đoạn dịch cúm. Theo nghiên cứu thì chưa có một bằng chứng nào có thể chứng minh được virus cúm có trong sữa mẹ nên việc uống sữa mẹ không làm cho trẻ bị mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh cúm lại lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp, như vậy khi mẹ bị cúm thì nguy cũng có nguy cơ lây cho con qua đường thở. Khi mẹ bị cúm nếu không chú ý phòng ngừa cho con thì mẹ dễ dàng lây bệnh cho trẻ, bởi mẹ là người thường xuyên tiếp xúc với trẻ, đặc biệt với những trẻ còn bú mẹ.

Tuy nhiên, bà mẹ khi bị cảm cúm vẫn nên nuôi con bằng sữa mẹ vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, mẹ có thể cho bé bú trực tiếp nhưng cần phải phòng tránh những nguy cơ gây bệnh cho con và chú ý những thuốc đang sử dụng có tiết qua sữa gây ảnh hưởng tới trẻ nhỏ hay không.

Thường thì điều trị cúm sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng như thuốc hạ sốt và các vitamin nâng cao sức khỏe thì không ảnh hưởng tới việc cho con bú.

Mẹ bị cúm thì nguy cũng có nguy cơ lây cho con qua đường thở

Với những bà mẹ đang cho con bú mà không may bị cảm cúm thì điều lo lắng nhất là lấy bệnh cho con, để hạn chế việc lây bệnh cho con mẹ cần chú ý:

  • Trường hợp có các biểu hiện bị cúm nặng như hắt hơi liên tục, ho, khạc đờm liên tục thì nên cách ly với con một thời gian, đeo khẩu trang để tránh phóng virus ra môi trường bên ngoài vào đồ vật cũng làm tăng nguy cơ lây bệnh cho con. Tạm ngừng việc cho con bú khoảng vài ngày, khi các dấu hiệu thuyên giảm, thay vào đó thì vắt sữa cho con ty bằng bình hay xúc thìa. Chú ý khi vắt sữa nên đeo khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ tay, núm vú và dụng cụ vắt để tránh virus vào sữa của bé. Khi đỡ các dấu hiệu thì có thể tiếp tục cho con bú nhưng phải đeo khẩu trang cẩn thận, rửa tay trước khi bế bé, lau sạch đầu vú bằng nước ấm trước khi cho con bú để loại bỏ virus.
  • Trường hợp nhẹ thì vẫn duy trì cho bé bú như bình thường nhưng cần đeo khẩu trang cẩn thận, rửa tay bằng xà phòng trước khi bế bé, lau sạch đầu vú bằng nước ấm trước khi cho con bú để loại bỏ virus. Chỉ nên tiếp xúc với bé khi cho bú, còn những chăm sóc cho bé khác như thay bỉm, rửa mặt... nên nhờ sự trợ giúp của người trong gia đình, để tránh nguy cơ lây lan tối đa cho bé.
  • Thường xuyên đeo khẩu trang để tránh lây cho người nhà và tránh thải virus ra môi trường thông qua việc hắt hơi, ho...
  • Không được đưa tay lên vùng mặt của bé, không hôn trẻ khi đang bị cúm.
  • Có thể cho bé bú bình thường lại sau khi khỏi bệnh khoảng 2 tuần từ khi mắc bệnh.
  • Khi sử dụng thuốc cần ngoài những thuốc điều trị triệu chứng thông thường cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Nên chú ý tránh để bị nhiễm cúm trong thời gian này bằng cách tiêm phòng cúm và tránh tiếp xúc gần những người đang mắc bệnh. Khi trẻ đủ tháng tuổi nên tiêm phòng cúm cho trẻ.

Nói chung, khi mẹ bị cúm vẫn hoàn toàn có thể cho trẻ bú trực tiếp nhưng cần phải hết sức cẩn thận để tránh lấy bệnh cho bé. Vì trẻ trong giai đoạn này nếu bị cúm thì hết sức nguy hiểm, có nguy cơ biến chứng. Vì vậy, tốt nhất trong giai đoạn này mẹ nên chú ý và tiêm phòng đầy đủ để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, Vinmec sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: Gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao [giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ], giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài [Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ] luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề