Uống thuốc tay bị phù mặt

Me tôi đi khám nhiều nơi về bệnh thấp khớp, đi khám được chẩn đoán là thoái hóa khớp gối. Bác sĩ bảo rằng bệnh này không hết, nếu đau thì uống thuốc thôi và đến thời điểm nào đó thì tháo thay khớp gối. Mà uống thuốc thì mẹ tôi bị phù và rất mập. Mong bác sĩ tư vấn giúp tình trạng bệnh của mẹ tôi nên điều trị thế nào?

Trả lời: Chào bạn, theo thông tin trong thư bạn gửi chúng tôi nghĩ nhiều khả năng mẹ bạn bi thoái hóa khớp gối. Thông thường thì thoái hóa khớp gối được điều trị nội khoa bằng thuốc, tập vật lý trị liệu, nẹp gối... Còn vấn đề tại sao mẹ bạn mập lên khi dùng thuốc có thể do nhiều lý do sau:

1. Do đau nhiều nên người bệnh ít đi lại, ít tập thể dục nên sự tiêu hao năng lượng quá ít làm cho tích tụ mỡ nhiều vùng bụng, 2 chân ít hoạt động thì teo đi.

2. Cũng có thể do mẹ bạn uống thuốc giảm đau nhiều nên gây xót bao tử nên ăn uống nhiều hơn, lại vận động ít đi nên gây mập.

3. Có thể mẹ bạn dùng thuốc chống viêm glucocorticoid thường được gọi tắt là corticoid. Thuốc corticoid gồm nhiều loại: dexamethason, prednison, prednisolo... Về phương diện chữa bệnh, thuốc corticoid là thuốc dùng để chống viêm, trị các bệnh xương khớp, các bệnh dị ứng ngoài da và hệ hô hấp…nhưng khi uống thuốc này liên tục và kéo dài có thể gây phù và trông béo ra. Nguyên nhân là do thuốc corticoid có tác dụng giữ nước và chất khoáng natri trong cơ thể làm rối loạn chuyển hóa lipit và làm đọng mỡ lại ở mặt, cổ và lưng, nên người dùng thuốc lâu ngày sẽ bị béo phì, mặt tròn trịa, thật ra cơ thể lại bị teo cơ, đây là tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.

Bạn không nói rõ tuổi của mẹ bạn la bao nhiêu và do không thấy được phim X quang chụp khớp gối của mẹ bạn nên chúng tôi không biết là phải tư vấn cho mẹ bạn là điều trị nội khoa hay phẫu thuật và phẫu thuật theo phương pháp nào. Lời khuyên: bạn nên đưa mẹ bạn đến bệnh viện có khoa chỉnh hình để khám để được tư vấn cụ thể hơn

Dị ứng thuốc là tình trạng cơ thể không thể dung nạp được với các loại thuốc vào cơ thể. Đó có thể là thuốc ở bất kỳ dạng nào như thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc thoa, thuốc truyền. Khi đó, cơ thể sẽ xuất hiện các bất thường báo động cho việc dị ứng. Ở vùng mắt đó có thể là sưng đỏ, ngứa rát mắt.

Dị ứng thuốc xảy ra không liên quan tới liều lượng sử dụng. Thậm chí bạn chỉ sử dụng một lượng nhỏ nhưng tình trạng dị ứng vẫn có thể xảy ra. Tình trạng này xảy ra liên quan tới các thành phần của thuốc. Ngay cả những loại thuốc cơ bản như vitamin B1 cũng có thể gây dị ứng bởi không phù hợp với cơ địa người dùng.

Thậm chí, trong những trường hợp dị ứng diễn tiến nặng có thể gây sốc phản vệ nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời bằng thuốc chữa dị ứng mắt. Các loại thuốc cảm, thuốc giảm đau, kháng sinh,... là những nhóm thuốc dễ gây dị ứng nhất.

Uống thuốc tay bị phù mặt
Dị ứng thuốc sưng mắt là gì?

Cách xử lý dị ứng thuốc sưng mắt tại nhà

Dị ứng thuốc sưng mắt sẽ gây tình trạng đau nhói, khó chịu. Nếu tình trạng trên không diễn biến quá nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống, bạn có thể áp dụng các phương pháp xử lý tại nhà dưới đây để giảm bớt tình trạng trên.

1. Ngưng sử dụng thuốc

Uống thuốc bị dị ứng sưng mắt phải làm sao là câu hỏi nhiều bệnh nhân đặt ra. Khi gặp tình trạng trên, bạn cần xác định xem đâu là loại thuốc gây dị ứng. Sau đó, để nhanh chóng kiểm soát tình hình dị ứng, bạn cần ngưng sử dụng thuốc, tránh để các triệu chứng diễn tiến nặng.

Uống thuốc tay bị phù mặt
Ngưng sử dụng thuốc khi bị dị ứng thuốc sưng mắt

2. Vệ sinh mắt

Bạn có thể tiến hành vệ sinh nhẹ nhàng cho mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Hiện tượng ngứa mắt dị ứng sẽ nhanh chóng được rửa trôi từ bên trong mắt, dễ dàng đào thải ra ngoài. Bên cạnh đó, khi các chất dính vào lông mi hoặc da xung quanh cũng dễ dàng được rửa sạch. Bạn cần thực hiện việc này ngay khi mới phát hiện tình trạng dị ứng để kịp thời loại bỏ các chất gây tình trạng trên.

Uống thuốc tay bị phù mặt
Vệ sinh mắt khi bị dị ứng thuốc sưng mắt

3. Chườm lạnh

Đây là phương pháp đơn giản mà hữu ích trong việc giảm sưng tấy ở mắt. Bạn có thể nhúng khăn vào nước lạnh sau đó để 10-15 phút trong tủ lạnh hoặc dùng gối mắt để vào tủ lạnh với thời gian tương tự. Hết khoảng thời gian trên, bạn hãy lấy ra và đắp trực tiếp lên trên vùng mắt bị sưng tấy.

4. Nước nhỏ mắt không kê đơn

Bạn có thể sử dụng một số loại nhỏ mắt không kê đơn như nước mắt nhân tạo. Loại nhỏ mắt này có tác dụng hỗ trợ giảm tình trạng sưng tấy, đỏ, ngứa khi bị dị ứng thuốc ở mắt. Hơn nữa, đôi mắt sẽ có cảm giác êm dịu, thoải mái hơn tránh những biến chứng nặng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ để sử dụng với liều lượng phù hợp và đem lại kết quả tốt.

Uống thuốc tay bị phù mặt
Nước nhỏ mắt không kê đơn

5. Thuốc nhỏ mắt kháng histamin không kê đơn

Để làm giảm tình trạng sưng mắt, bạn có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ histamin không kê đơn. Loại thuốc này hỗ trợ hiệu quả các triệu chứng kích ứng của mắt. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, tránh lạm dụng gây ra những biến chứng nặng.

Một số dòng thuốc có chứa histamin có thể gây buồn ngủ do đó tránh sử dụng khi phải vận hành máy móc hoặc lái xe đường dài. Điều này giúp bạn đảm bảo an toàn và tránh các tác dụng phụ không như mong muốn.

Dị ứng thuốc sưng mắt khi nào cần gặp bác sĩ?

Sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý tại nhà nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Các bác sĩ sẽ xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng và đưa ra phương án điều trị hiệu quả, phù hợp với từng người. Nếu bạn có những biểu hiện sau ngày một nặng, bạn cần tới bệnh viện để tránh biến chứng:

  • Hiện tượng đau nhức, rát mắt xảy ra với tần suất ngày một gia tăng.
  • Tầm nhìn giảm sút, mờ đục đi kèm hoa mắt chóng mặt.
  • Sưng đau tăng gây khó khăn trong việc mở mắt thậm chí không thể mở.
  • Xảy ra hiện tượng mất thị lực tạm thời hoặc lúc nhìn thấy lúc không.
  • Đi kèm các biểu hiện sinh lý như sốt cao, khò khè, khó thở, phát ban,...
Uống thuốc tay bị phù mặt
Dị ứng thuốc sưng mắt khi nào cần gặp bác sĩ?

Phòng ngừa dị ứng thuốc bị sưng mắt

Dị ứng thuốc xảy ra ở những lần sau sẽ có xu hướng nghiêm trọng hơn lần đầu. Do đó, sử dụng thuốc chỉ là biện pháp tạm thời giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng. Để đề phòng dị ứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe thị lực, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:

  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh lý theo đúng đơn thuốc được bác sĩ kê.
  • Sử dụng thuốc với liều lượng hợp lý, cách dùng và thời điểm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không tự ý mua thuốc điều trị cho bản thân thậm chí điều trị cho những người có triệu chứng tương tự mình. Đây là một nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng dị ứng thuốc sưng mắt.
  • Ghi nhớ loại thuốc bị dị ứng, không sử dụng lại các loại thuốc có hoạt chất tương tự.
  • Khi đi khám bệnh hoặc tiến hành mua thuốc, cần thông báo cho bác sĩ/ dược sĩ về tình trạng dị ứng thuốc của mình. Bác sĩ sẽ kê cho bạn hoạt chất khác phù hợp hơn để điều trị mà không gây hiện tượng dị ứng.
Uống thuốc tay bị phù mặt
Phòng ngừa dị ứng thuốc bị sưng mắt

Dị ứng thuốc sưng mắt tuy là tình trạng rất dễ gặp phải nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nghiêm trọng. Nếu hiện tượng này không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.