Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2

Đáp án D

Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu lúc bấy giờ là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị - xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế và liên minh chặt chẽ với Mĩ. Từ những năm 1950 đến năm 1973, các nước Tây Âu đa phần vẫn tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Tình hình của Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ 2

1. Về đối nội

Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ 2 có nhiều thay đổi trong chính sách đối nội. Giai cấp tư sản lên cầm quyền ở các nước Tây Âu đã tìm cách để thu hẹp quyền tự do dân chủ cũng như tiến hành xóa bỏ cải cách tiến bộ. Hơn thế nữa, giai cấp này còn ngăn cản cũng như đàn áp bất kỳ phong trào công nhân và dân chủ nào được diễn ra.

2. Về đối ngoại

Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đã bắt đầu tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược với mục đích khôi phục ách thống trị tại các nước thuộc địa của mình trước đây. Tuy nhiên, kế hoạch này đã không dễ dàng đạt được và thất bại thảm hại, buộc giai cấp này phải công nhận quyền độc lập của các dân tộc này.

Sau thời kỳ này, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh”, các nước Tây Âu đã gia nhập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương do Mỹ là người lập ra vào tháng 4/1949 với mục đích chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu. Cùng với đó, sau chiến tranh thế giới thứ 2, Đức chính thức bị phân chia thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị hoàn toàn khác nhau đó là Cộng hòa Liên bang Đức [hay còn gọi là Tây Đức] và Cộng hòa dân chủ Đức [còn gọi là Đông Đức].

Ngoài ra, nhờ sự giúp đỡ to lớn của Mỹ, Anh và Pháp, nền kinh tế của Cộng hòa Liên bang Đức đã có được sự phục hồi và phát triển nhanh chóng. Đặc biệt, chỉ sau một thời gian ngắn, Đức đã vươn lên vị trí đứng hàng thứ 3 trong thế giới tư bản chủ nghĩa chỉ sau Mỹ và Nhật Bản.

3. Về thể chế chính trị

Thể chế chính trị của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ 2 cũng có nhiều thay đổi đáng kể. Các nước cộng hòa [Pháp, Đức, Italia] hoặc quân chủ lập hiến [Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan,…] đều đi theo chế độ dân chủ đại nghị. Thể chế này đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản và có sự liên minh vô cùng chặt chẽ với Mỹ trong các chính sách đối ngoại.

Không những thế, ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2 đó là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản và ổn định tình hình chính trị xã hội. Bên cạnh đó, còn cố gắng hàn gắn vết thương chiến tranh để nhanh chóng phục hồi nền kinh tế và liên minh chặt chẽ với Mỹ để tìm cách trở lại thuộc địa cũ của mình.

Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã có những thay đổi đáng kể trong tất cả mọi lĩnh vực. Nhờ đó, kinh tế cũng như chính trị dần được ổn định và lấy lại vị thế của mình. Tuy nhiên về đối nội và đối ngoại vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Dù vậy, nhìn chung các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2 cũng đã đạt được những mục tiêu cũng như kế hoạch của mình nhằm khôi phục lại đất nước.

Vì sao nói Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới nửa sau thế kỉ 20

Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội và đối ngoại của các nước Tây Âu trong 5 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?


A.

Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực.

B.

Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu.

C.

Chạy đua vũ trang, tham gia cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

D.

Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.

Đáp án D

Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu lúc bấy giờ là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị - xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế và liên minh chặt chẽ với Mĩ. Từ những năm 1950 đến năm 1973, các nước Tây Âu đa phần vẫn tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương [NATO] do Mĩ lập ra nhằm mục đích gì?

Năm 1990, ở nước Đức đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

Cộng đồng kinh tế châu Âu [EEC] ra đời nhằm mục đích gì?

Quốc gia nào là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ở châu Âu?

Liên minh châu Âu [EU] là tổ chức mang tính chất gì?

Anh[chị] hiểu thế nào về khái niệm Tây Âu

Tổ chức nào sau đây không phải là tiền thân của Liên minh châu Âu?

 Cộng hòa Dân chủ Đức sát nhập vào CHLB Đức vào thời gian nào?

Cộng đồng kinh tế châu Âu [EEC] ra đời có ý nghĩa tích cực nhất là gì?

Video liên quan

Chủ Đề