Vận tải đơn chở suốt là gì năm 2024

Trả lời công văn số 43-2011/FTG/xnk của Công ty về việc vận đơn chở suốt trong trường hợp hàng hóa có C/O mẫu E được vận chuyển quá cảnh tại một Bên thứ ba. Bộ Công thương có ý kiến như sau:

Đối với vận chuyển đường biển, theo khoản 3, Điều 73, Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 40/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, vận đơn chở suốt đường biên là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biên thực hiện.

Đối với vận chuyển đường hàng không, theo Điều 130, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, vận đơn hàng không phải ghi rõ địa điểm xuất phát và địa điểm đến, địa điểm dừng thỏa thuận trong trường hợp vận chuyển có địa điểm xuất phát, địa điểm đến ở lãnh thổ của cùng một quốc gia và có một hoặc nhiều địa điểm dừng thỏa thuận ở lãnh thổ của quốc gia khác.

Khi có sự kết hợp vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện, để đảm bảo là vận đơn chở suốt, trên vận đơn cần ghi rõ địa điểm xuất phát và địa điểm đến và các địa điểm dừng thoả thuận [nếu toàn bộ quá trình vận chuyển có một hoặc nhiều địa điểm dừng thoả thuận ở lãnh thổ của quốc gia khác].

Bộ Công Thương thông báo để quý Công ty biết.

TL. BỘ TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG VỤ XUẤT NHẬP KHẨU PHÓ VỤ TRƯỞNG

Hồ Quang Trung

Công văn 8114/BCT-XNK ngày 01/09/2011 về cách hiểu vận đơn chở suốt do Bộ Công thương ban hành

Căn cứ theo hành trình chuyên chở thì mình có hai loại vận đơn bao gồm: Vận đơn đi thẳng và vận đơn chở suốt

a.Vận đơn đi thẳng [Direct B/L] Là vận đơn được cấp tring trường hợp hàng hóa được chuyên chở thẳng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng mà không có chuyển tải dọc đường. Chuyển tải có nghĩa là việc dỡ hàng xuống rồi lại bốc hàng lên từ một con tàu này sang một con tàu khác trong hành trình vận tải biển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng. học xuất nhập khẩu ở đâu

Vì không có chuyển tải nên nếu trên vận đơn có ô "transhipment" thì phải để trống, không ghi gì; do đó, khi hợp đồng thương mại hay L/C yêu cầu vận đơn đi thẳng được thể hiện bằng câu "transhipment not allowed", mà trên vận đơnlại thể hiện cảng chuyển tải, thì vận đơn đó coi như không đáp ứng được yêu cầu của hợp đồng hay L/C. Trong trường hợp này, người bán có thể bị từ chối thanh toán tiền hàng ghi trên vận đơn.

b.Vận đơn chở suốt [throight B/L] Là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hó được chuyên chở từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng bằng nhiều con tàu, bởi một hay nhiều người chuyên chở, nghĩa là hàng hóa phải chuyển tải dọc đường. Vì được chuyển tải, nếu trên vận đơn chở suốt phải thể hiện là được phép chuyển tải [transhipment allowed] và phải thể hiện rõ cảng bốc, cảng dỡ và cảng chuyển tải và tên con tàu chuyển tải. Vì có nhiều người chuyên chở cùng tham gia, nên thường có một người đứng ra tổ chức và chịu trách nhiệm về toàn bộ hàng trình chuyên chở; người này được quyền cấp vận đơn chở suốt.

Nếu hàng hóa được chuyên chở bởi một hãng tàu, thì khi chuyển tải, các đại lý của người chuyên chở sẽ làm thủ tục giao nhận cới nhay bằng chứng từ cùng với danh mục hàng hóa [manifest]. Nếu hàng hóa được chuyên chở bởi nhiều hãng tàu khác nhau, thì khi chuyển tải, mỗi người chuyên chở cấp một vận đơn chặng [hay vận đơn địa hạt - local B/L]. Cả hai loại chứng từ này [manifest và Local B/L] chỉ có giá trị như là biên lai giao nhận hàng hóa giữa các đại lý hay giữa những người chuyên chở với nhau, không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa như vận đơn giao cho người gửi hàng [vận đơn chở suốt]

Người gửi hàng không cần biết đến các chứng từ này vì chúng thuộc nội bộ của nghiệp vụ vận tải biển. Khi có tổn thất hàng hóa, người chủ hàng chỉ cần kiện người cấp vận đơn chở suốt. Sau đó những người chuyên chở giải quyết với nhau xem hàng có bị hư hỏng ở chặng nào và ai là người phải chịu trách nhiệm về tình trạng hư hỏng, mất mát của hàng hóa.

Như vậy,vận đơn chở suốt dùng để điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa chủ hàng và người chuyên chở cấp vận đơn chở suốt; còn vận đơn địa hạt dùng để điều chỉnh quan hệ nội bộ giữa những người chuyên chở với nhau.

Bạn đang có ý định gửi hàng thông qua con đường biển nhưng lại không hiểu cần phải thực hiện như thế nào? Bài viết này, WinGo Logistics sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về Bill of Lading [hay còn gọi là vận đơn đường biển] mà bạn có thể sẽ cần phải thực hiện.

Khái niệm về Bill of lading

Mẫu bill of lading

Bill of lading hay còn được gọi là vận đơn đường biển chính là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, do chính người vận chuyển lập, ký và cấp. Trong đó người vận chuyển sẽ xác nhận hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển và cam kết rằng số hàng hóa đó sẽ đến được đến tay người nhận tại cảng đích với chất lượng tốt và đầy đủ số lượng như được ghi trên giấy tờ.

Nói một cách ngắn gọn hơn thì Bill of lading chính là chứng từ do bên vận chuyển phát hành cho người gửi hàng, để xác nhận đã nhận hàng và sẽ vận chuyển số hàng đó đến tay người nhận được ủy quyền. Có thể ví vận đơn đường biển như một bằng chứng về giao dịch hàng hóa giữa người gửi và người vận chuyển

Vận đơn đường biển có các chức năng chính sau:

  • Là bằng chứng từ xác nhận người chuyên chở đã nhận hàng.
  • Vận đơn đường biển còn có thể xem như một loại giấy tờ dùng để thanh toán tại ngân hàng vì nó chứng minh cho quyền sở hữu lô hàng, chính vì thế nên vận đơn gốc còn có thể mua bán được.
  • Vận đơn còn có thể được xem là hợp đồng vận chuyển được ký. Trong trường hợp thuê tàu chuyến thì người vận chuyển sẽ ký kết với người gửi hàng, còn trong trường hợp thuê tàu chợ thì hai bên sẽ ký giấy xác nhận lưu cước cho đến khi hàng lên tàu thì hai bên mới bắt đầu thực hiện trách nhiệm.

Các nội dung chính trên Bill of lading

Mẫu bill of lading

Với những chức năng như vậy thì các nội dung chính Bill of lading là gì? Và một mẫu Bill of Lading đúng tiêu chuẩn thì cần phải có những nội dung gì thì vận đơn đường biển mới được xem là có hiệu lực.

Dưới đây sẽ là các nội dung chính cần có trong một vận đơn đường biển:

  • Number of bill of lading/bill no. [Số vận đơn]: Được quy định bởi người phát hành vận đơn, trong đó sẽ chứa các thông tin về hãng tàu nhận chở và logo của hãng. Ngoài ra nó còn được dùng để tra cứu bill of lading và khai báo với hải quan.
  • Shipper [Người gửi hàng hay người xuất khẩu]: Các thông tin của người gửi hàng.
  • Consignee [Người nhận hàng]: Thông tin của người nhận hàng.
  • Vessel name [Tên tàu]: Ghi rõ tên tàu sẽ nhận vận chuyển cũng như mã hiệu của chuyến đi.
  • Port of lading – POL [Cảng xếp hàng]: Tên và địa chỉ nơi bốc hàng lên tàu.
  • Port of discharge – POD [Cảng dỡ hàng]: Tên và địa chỉ nơi dỡ hàng xuống.
  • Descriptions of good [Mô tả hàng hóa]: Mô tả về hàng hóa được vận chuyển.
  • Number of containers or packages [Số kiện và cách đóng gói hàng]: Số kiện hàng và cách đóng gói của mỗi kiện hàng sẽ khác nhau chính vì thế cần được ghi rõ về số lượng hàng số thùng hàng để có thể dễ dàng kiểm soát trong quá trình vận chuyển.
  • Measurements/Volume [Thể tích hàng]: cũng như số kiện và cách đóng gói thì thể tích về khối lượng và thể tích bao bì của mỗi đơn hàng là không giống nhau chính vì thế cần được thể hiện trên tờ vận đơn để bên chuyên chở có thể tiện hơn trong việc bốc dỡ hàng hóa.
  • Total Weight/ Gross weight [Trọng lượng tính cả bao bì]
  • Freight and charges [Cước phí và phụ phí]: thông tin về phí cũng như các phụ phí sẽ phải trả sẽ được thể hiện rõ bằng số và bằng chữ. Các thông tin về hình thức thu phí.
  • Number of original bill of lading [Số bản vận đơn]: thể hiện số bản vận đơn gốc được phát hành.
  • Place and date of issue [Thời gian và địa điểm cấp vận đơn]: Thường sẽ là ngày bốc dỡ hàng hoặc sẽ trễ hơn một ngày. Địa điểm sẽ là tên nước xuất khẩu hàng đi.
  • Carrier’s signature [chữ ký của người vận chuyển]: Tại đây sẽ là chữ ký của người vận chuyển hay của đại lý ủy quyền phát hành.

Phân loại vận đơn đường biển

Mẫu bill of lading

Như vậy vận Bill of lading sẽ được phân làm mấy loại vận đơn. Và các loại vận đơn đó là như thế nào?

Có thể nói vận đơn được phân làm 4 loại chính thông dụng hiện nay:

Phân loại theo người nhận hàng

  • Vận đơn vô danh [Bearer B/L]: Đây là loại vận đơn theo lệnh. Nếu không ghi theo lệnh của ai thì người giữ vận đơn sẽ có thể nhận được hàng.
  • Vận đơn đích danh [Straight B/L]: Sẽ có thông tin chi tiết tên người nhận hàng và chỉ có thể giao hàng khi người nhận hàng xuất trình các giấy tờ hợp lệ.
  • Vận đơn theo lệnh [Order B/L]: Đây là loại vận đơn phổ biến nhất, người vận tải sẽ phải giao hàng theo chỉ định của người gửi hàng. Nếu phía sau ký hậu có ghi rõ tên người nhận thì lúc này vận đơn theo lệnh sẽ chuyển thành vận đơn đích danh, còn nếu phần ký hậu để trống thì nó sẽ là vận đơn vô danh.

Phân loại theo tình trạng bốc xếp hàng

  • Vận đơn nhận hàng để chở: Sẽ được cấp khi hàng chưa qua lang can tàu và cam kết hàng sẽ được xếp tàu như đã cam kết.
  • Vận đơn đã bốc hàng lên tàu: Loại vận đơn này sẽ được cấp khi hàng đã qua lang can tàu.

Phân loại dựa trên tình trạng hàng

  • Vận đơn không hoàn hảo: Sẽ xảy ra khi trên phần ghi chú của vận đơn có các vấn đề như hàng hóa có dấu hiệu hư hỏng, bao bì không còn nguyên vẹn,…
  • Vận đơn hoàn hảo: Ngược lại với vận đơn không hoàn hảo thì trên phần ghi chú sẽ không có các ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa.

Phân loại dựa trên theo hành trình chuyên chở và vận tải

  • Vận đơn đi thẳng [Direct B/L]: Hàng hóa sẽ được đi thẳng từ cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu.
  • Vận đơn chở suốt [Through B/L]: Hàng hóa sẽ được chuyển sang tàu trung gian trong quá trình vận chuyển.
  • Vận chuyển đa phương thức [Intermodal B/L]: hàng hóa được vận chuyển theo nhiều phương thức hay qua nhiều tàu để đến cảng nhập khẩu.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Bill of lading

Mẫu bill of lading

Khi sử dụng vận đơn cần có một vài lưu ý để có thể đảm bảo an toàn cũng như thuận tiện hơn trong quá trình vận chuyển và chuyển giao hàng hóa. Các lưu ý đó sẽ bao gồm:

Tính pháp lý của vận đơn

Các thông tin trên vận đơn phải chính xác và cần phải chứa đầy đủ các thông tin cần thiết để vận đơn có tính pháp lý, làm căn cứ cho các bên khi giao nhận hàng. Điều này là rất cần thiết vì các tính huống không mong muốn như mất mát hàng hóa, hư hỏng,… sẽ được xử lý dựa trên các thông tin được ghi trên vận đơn.

Kiểm tra thông tin của vận đơn

Cần kiểm tra các thông tin trên vận đơn để có thể chắc chắn các thông tin đó là chính xác để có thể tránh việc xảy ra tranh chấp không mong muốn. Một số thông tin cần kiểm tra kỹ như: loại hàng, số lượng, ngày giao dịch,…

Đây đều là các thông tin quan trong để giúp thuận tiện hơn cho việc vận chuyển cũng như thanh toán. Người giao chỉ có thể giao hàng khi nhận được vận đơn gốc [thông thường sẽ được chuyển đến người nhập khẩu trước khi hàng đến]. Khi bản vận đơn gốc được xuất trình thì các vản khác không còn hiệu lực giá trị nữa.

Mẫu bill of lading

Bill of lading là một dạng giấy tờ không thể thiếu trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng con đường biển. Như các thông tin trên đã nhắc đến thì vận đơn đường biển chính là loại giấy tờ xác nhận chủ sở hữu hàng hóa. Ngoài ra, việc sử dụng Bill of lading còn mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng vì nó có đầy đủ các thông tin cần thiết cho đơn hàng vận chuyển, điều này có thể tránh được rất nhiều tranh chấp không mong muốn giữa các bên. Như vậy, có thể thấy việc hiểu nó cũng như nắm rõ các nội dung quan trọng trong đó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. WinGo sẽ luôn chia sẽ cho bạn những thông tin hữu ích nhất liên quan đến lĩnh vực vận tải.

Chủ Đề