Ví dụ về vi phạm phương châm lịch sự

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

1. Tìm ví dụ cho phương châm lịch sự, phương châm quan hệ, phương châm cách thức

Các câu hỏi tương tự

Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy [Ngữ văn - Lớp 6]

2 trả lời

Đơn vị cấu tạo từ của Tiếng Việt là gì [Ngữ văn - Lớp 6]

2 trả lời

Khái niệm [edit]

Hội thoại là hình thức giao tiếp rất phổ biến. Một ngày, mỗi người tham gia hội thoại rất nhiều lần với những đối tượng khác nhau. Nếu không nắm được các đặc điểm về vai trò xã hội, người tham gia hội thoại có thể không thành công.

Các phương châm hội thoại [edit]

1. Phương châm về lượng

  • Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

  Câu “Nó đá bóng bằng chân” không đáp ứng phương châm về lượng.

Sửa lại: “Nó đá bóng bằng chân trái”.

2. Phương châm về chất

  • Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

  Đọc câu chuyện sau và chú ý câu được in đậm liên quan đến phương châm về chất


3. Phương châm quan hệ

  • Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.


4. Phương châm cách thức

  • Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói tối nghĩa, mơ hồ về nghĩa.

Ví dụ các câu thành ngữ liên quan đến phương châm cách thức: Nói có đầu có đũa, Dây cà ra dây muống, Nửa úp nửa mở, Nói nước đôi,…

5. Phương châm lịch sự

  • Khi giao tiếp cần phải tế nhị, tôn trọng người khác.
  • Để đảm bảo lịch sự trong hội thoại, những người tham gia giao tiếp phải biết tuân thủ những quy ước giao tiếp mà cộng đồng đã chấp nhận, ví dụ xưng hô phải đúng với quan hệ xã hội.
  • Đồng thời, những người tham gia hội thoại còn phải biết lựa chọn đề tài giao tiếp và thực hiện các hành động ngôn ngữ thích hợp, để tránh làm mất thể diện của những người khác.


Sự vi phạm các phương châm hội thoại [edit]

  • Cần lưu ý, trong hội thoại, nhiều câu cùng lúc vi phạm nhiều phương châm. Ví dụ, khi vi phạm phương châm về lượng là vi phạm phương châm về quan hệ và phương châm cách thức.
  • Các phương châm hội thoại chỉ áp dụng cho các cuộc hội thoại có tính tường minh. Trong thực tế, khi hội thoại, để tế nhị, người ta có thể cố tình vi phạm các phương châm hội thoại về mặt hình thức. Để cho chúng vẫn tuân thủ các phương châm hội thoại, những người tham gia hội thoại phải hiểu khác đi.


Về mặt hình thức, có thể thấy hai câu của A và B ít liên quan đến nhau. Nhưng, câu của A có ý rủ bạn đi ăn, còn câu của B có ý từ chối đi ăn. Do đó, chúng vẫn tuân thủ phương châm quan hệ.

  • Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. [Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?]
  • Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

           - Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.

           - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

           - Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

Xưng hô trong hội thoại [edit]

  • Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
  • Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
  • Trong giao tiếp, người Việt có thể xưng hô bằng các đại từ:

           - Ngôi thứ nhất [người nói]: tôi, tao, tớ… [số ít]; chúng tôi, chúng tao,… [số nhiều]

           - Ngôi thứ hai [người nghe]: mày, mi,… [số ít]; chúng mày, bọn bay,… [số nhiều]

           - Các từ chỉ quan hệ gia đình: ông, bà, chú, bác, cô, anh, chị, em

           - Các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: thủ trưởng, bác sĩ, giáo sư,…

           - Các từ chỉ quan hệ xã hội: bạn,…

  • Bạn bè thân mật thường xưng hô bằng tên riêng.

Trang còn nhớ chùm ổi này không? Không à? Quả của cây ổi găng góc ao đấy thôi!”.

[Trần Hoài Dương]

Lời dẫn [edit]

Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ [lời nói bên trong] của một người, một nhân vật:

1. Dẫn trực tiếp

Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.


Có người nói xa xôi: Trời có mắt đấy, anh em ạ!”. Người khác thì nói toạc: “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng giết nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu”.

[Nam Cao]

  • Về mặt vị trí: Lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng giữa, đứng sau lời người dẫn.

Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? – Người lái xe bỗng nhiên hỏi lại”.

2. Dẫn gián tiếp

Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

 “Ngày nào, cứ chập tối, mẹ Liên lại tạt ra thăm hàng một lần, và bà dặn cứ trống thu không là phải đóng cửa hàng lại”
.

[Thạch Lam]

3. Chuyển đổi lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp

Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, cần chú ý
  • Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp

Thầy giáo dặn: “Ngày mai các em đến sớm 5 phút”

=> Thầy giáo dặn chúng mình ngày mai đến sớm 5 phút.

Bà tôi dặn: “Cháu đi, nhớ giữ gìn sức khỏe nhé!”

=> Bà tôi dặn tôi đi nhớ giữ gìn sức khỏe.

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho học sinh hết lớp 9. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 9 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 9 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 6 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 9, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề