Vi phạm nồng độ cồn bị giữ xe bao nhiêu ngày?

Kính chào luật sư, Luật sư cho em hỏi về 1 vấn đề là hôm qua em có vi phạm và bị giam xe vì lỗi không đem theo giấy tờ xe, và lúc đó em không có mang tiền để nộp nóng lúc đó nên xe em đang bị tạm giữ. Vậy thì luật sư cho e hỏi là trong biên bản có ghi là hẹn vào ngày 04/04/2020 tức là 1 tuần sau, vậy thì có phải là 1 tuần sau em mới được chuộc xe ra phải không. Em có thể đóng phạt và lấy xe trước ngày hẹn được không ?

Em cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Thứ nhất, trường hợp tạm giữ phương tiện:

Điều 125, Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

1/ Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật xử lý vi phạm hành chín

2/ Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

3/ Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt [trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính]

Thứ hai, Thời hạn tạm giữ phương tiện:

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề [Khoản 8, Điều 125, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012]

"Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này."

Theo : Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

Thứ ba, Trình tự, thủ tục tạm giữ phương tiện​:

Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký [nếu có], tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.

Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.

Như vậy: Thời hạn tạm giữ phương tiện đối với một vụ việc thông thường là 07 ngày. Với trường hợp này bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi ra cơ quan đã ra quyết định xử lý hành chính đối với bạn để yêu cầu trả lại xe đúng thời hạn pháp luật quy định.

Thứ tư, Biên bản tạm giữ phương tiện:

CƠ QUAN [1]
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:..../BB-TGTVPTGPCC

BIÊN BẢN

Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề*

Thi hành Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề số:................/QĐ-TGTVPTGPCC ngày..../..../........... của [2].....................................................................................

Hôm nay, hồi.... giờ.... phút, ngày..../..../........, tại[3] .............................................

...............................................................................................................................

Chúng tôi gồm:

1. Họ và tên: ................................................... Chức vụ: ......................................

Cơ quan: ................................................................................................................

Họ và tên: ....................................................... Chức vụ:.. ....................................

Cơ quan: ................................................................................................................

2. Với sự chứng kiến của[4]:

a] Họ và tên:................................................... Nghề nghiệp: ...............................

Nơi ở hiện nay:. ....................................................................................................

b] Họ và tên: .................................................. Nghề nghiệp: ...............................

Nơi ở hiện nay: .....................................................................................................

Tiến hành lập biên bản tạm giữ [5]của/nhưng>[6] ...................................

: ............................................. Giới tính: .....................................

Ngày, tháng, năm sinh:..../..../........ ................ Quốc tịch: ....................................

Nghề nghiệp: .........................................................................................................

Nơi ở hiện tại: .......................................................................................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:........................; ngày cấp:..../..../........;
nơi cấp: ...............................................................................................................

Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt quy định:

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a] Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;"

3.Hai xe tông nhau giữa lòng đường thì ai đúng ai sai ?

Xin tư vấn cho em về ai đúng ai sai trong vụ tai nạn này : cháu a đi xe máy 50cc tông nhau giữa lòng đường với bác b. Cháu a có nồng độ cồn vượt mức cho phép. Bác b thì không bị cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn nhưng xe bác b lại không có phanh. Hỏi luật sư trường hợp này thì ai đúng sai và phải xử lý như thế nào trong trường hợp này.

Luật sư trả lời:

Thứ nhất: Từ thông tin mà bạn cung cấp thì chưa thể khẳng định ai đúng ai sai trong vụ tai nạn này vì còn phải có kết luận điều tra của cơ quan công an giao thông về vụ tai nạn như thế nào đã. Vì thực tế người điều khiển xe máy mà có nồng độ cồn nhưng vẫn có khả năng kiểm soát phương tiện nhưng khi va chạm lỗi là do người khác nhưng kết luận điều tra nếu không được điều tra chính xác thì lỗi vi phạm thường là người có nồng độ cồn phải gánh chịu nên người có nồng độ cồn sẽ bất lợi hơn khi sảy ra tai nạn giao thông.

Căn cứ theo Khoản 6 và Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định tùy vào mức độ vi phạm về nồng độ cồn mà có mức xử phạt tương ứng từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng hoặc từ 3.000.000 đến 4.000.000 đồng tùy vào mức vi phạm.

Đối với trường hợp xe máy của B không có phanh thì cũng không đúng quy định pháp luật giao thông về an toàn đối với phương tiện tham gia giao thông. Vì căn cứ theo Điều 53, Luật giao thông đường bộ năm 2008 Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới thì xe của b không đạt yêu cầu.

"Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới.

1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

a] Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

b] Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

c] Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;

d] Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

đ] Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

e] Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

g] Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;

h] Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

i] Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

k] Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.

..."

Vậy nên trong trường hợp A và B tham gia giao thông cả hai bên đều có hành vi vi phạm an toàn giao thông nhưng để chứng minh ai là người có lỗi trong vụ tai nạn giao thông Luật sư không thể biết được, như đã nói từ đầu thì để biết ai đúng ai sai thì phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan công an giao thông mới có thể kết luận được.

Thứ hai: Trường hợp sảy ra tai nạn nếu chưa có thiệt hại gì lớn hai bên có thể thỏa thuận với nhau để xử lý hài hòa giữa hai bên. Nếu hai bên không thỏa thuận được và có thiệt hại lớn, nghiêm trọng đến sức khỏe, tài sản thì có thể nhờ đến sự can thiệp và làm việc của cơ quan công an điều tra.

4. Đi quá tốc độ và thay đổi kiểu dáng xe?

Luật Minh Khuê tư vấn luật giao thông đường bộ và giải đáp câu hỏi xe máy Đi quá tốc độ có bị tạm giữ phương tiện vi phạm không ?

Luật sư tư vấn:

Xử phạt vi phạm hành chính khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chay quá tốc độ quy định tại điều 6 Nghị định 100/2019/ND-CP:

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h [điểm c, khoản 2 điều 6]

- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h; [điểm a, khoản 4 điều 6]

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;[điểm a khoản 7 điều 6]

Ngoài bị phạt tiền, khi người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. [điểm c, khoản 10 điều 6]

5.Tạm giữ Giấy Phép Lái Xe trong thời hạn bao nhiêu ngày?

Thưa luật sư, Em bị tạm giữ Giấy Phép Lái Xe gần 1 năm nay, nhưng do đi làm xa chưa có điều kiện lấy được. Bây giờ e muốn lấy lại giấy tờ thì có bị phạt không?

Trả lời:

Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính hành chính 2012 có quy định như sau:

"8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề".

Theo đó, thời hạn tạm giữ giấy phép khi có hành vi vi phạm hành chính sẽ là 07 ngày, đối với vụ việc có tình tiết phức tạp thì có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày tạm giữ Giấy Phép Lái Xe. Do đó, việc cảnh sát giao thông tạm giữ Giấy Phép Lái Xe của bạn gần 1 năm nay mà không chịu trả là không đúng theo quy định của pháp luật. Bạn có thể khiếu nại trực tiếp đến đội trưởng- người quản lý cán bộ này để được giải quyết.

Thưa luật sư, Cho cháu hỏi 2 tháng trước cháu và 1 người bạn đi cùng xe và cháu ngồi sau xe cũng là xe của cháu và có xảy ra va chạm với 1 xe máy khác khiến người bị va chạm bị chấn thương sọ não và cảnh sát giao thông đã tạm giữ xe của cả 2 bên từ đó tới giờ đã được gần 2 tháng rồi cháu có vào trụ sở cảnh sát giao thông và hỏi thì người ta bảo có gì sẽ gọi vậy cháu sẽ phải đợi tới bao giờ mới có thể lấy được xe ạ

>> Điều 10 có quy định như sau: " 1. Tạm giữ phương tiện giao thông có liên quan:

a] Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết [trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định]. Việc tạm giữ phương tiện giao thông phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ;

b] Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền;

c] Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý như sau:

- Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện;

- Các trường hợp khác việc tạm giữ phương tiện phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chú ý: Khi tạm giữ và trả phương tiện phải có quyết định và biên bản theo quy định của pháp luật.

Đồng thời theo quy định tại Khoản 8 Điều 25 Luật xử phạt hành chính 2012 thì thời hạn tạm giũ phương tiện vi phạm là không quá 07 ngày, trường hợp phức tạp có thể lâu hơn nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày tạm giữ.

Do đó, đối với trường hợp của bạn thì CSGT chỉ được phép tạm giữ xe của bạn trong thời hạn trên. Trường hợp vượt quá thời hạn trên bạn vẫn chưa được lấy thì có thể khiếu nại lên thủ trưởng -người quản lý trực tiếp cán bộ trên để được giải quyết.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Chủ Đề