Vì sao alibaba vẫn tồn tại

Cái tên “địa ốc Alibaba” không phải mới mẻ, xa lạ gì. Cách đây hơn 1 năm, họ từng bị chính quyền TP.HCM “chỉ mặt” khi được xác định là tác nhân gây nên cơn “sốt giá đất” ở huyện Củ Chi, với hàng loạt dự án “ma”. Vậy mà cho đến giờ, Alibaba vẫn tồn tại, và thậm chí gần đây còn có hành vi thách thức cơ quan công quyền tại TX Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Sai phạm nối tiếp sai phạm, nhưng vẫn “tồn tại và phát triển”

Tháng 11/2017, Sở Xây dựng TP.HCM đã có báo cáo về việc Công ty CP Địa ốc Alibaba [Địa ốc Alibaba] nhận là chủ đầu tư để thu tiền giữ chỗ của khách hàng khi chưa được chấp thuận chủ đầu tư tại dự án "Khu đô thị Alibaba Tây Bắc Củ Chi", đã vi phạm hành vi bị nghiêm cấm theo Luật đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản. 

Trên cơ sở các sai phạm của Địa ốc Alibaba bị cơ quan chức năng phát hiện, khi ấy Sở Xây dựng đã kiến nghị UBND TP.HCM giao sở tiếp tục phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ [PC46], Công an TP.HCM, và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng [C46], Bộ Công An vào cuộc để có hướng xử lý đối với Địa ốc Alibaba.

Một trong những "dự án ma" của Alibaba tại Củ Chi, từng bị chính quyền TP.HCM yêu cầu xử lý

Trong khi những sai phạm tại TP.HCM vẫn chưa được xử lý rốt ráo thì Địa ốc Alibaba tiếp tục “vươn vòi” ra Đồng Nai. Tháng 11/2018, UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo Công an tỉnh điều tra, xác minh các phi vụ bán đất nền của Địa ốc Alibaba ở địa bàn huyện Long Thành. Cụ thể cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai xác định Địa ốc Alibaba đã quảng bá trên mạng vị trí bán đất nền “có nhiều lợi thế” ở các khu vực phụ cận dự án sân bay quốc tế Long Thành, kết nối quốc lộ 51, gần đường cao tốc... Tuy nhiên, các dự án rao bán cho đến thời điểm đó đều chưa được chính quyền cấp phép.

UBND huyện Long Thành cho biết dấu hiệu vi phạm của Địa ốc Alibaba rất giống nhau ở chỗ bán đất nền là: móc nối với chủ đất để hợp tác đầu tư bằng cách san ủi, phân lô, sau đó tự ý kết nối hạ tầng đường giao thông khi chưa có giấy phép rồi rao bán. 

Thách thức nhà chức trách

Những tưởng sau những vi phạm đã bị chính quyền các địa phương “chỉ mặt, đặt tên”, Địa ốc Alibaba sẽ bị xử lý và phải thay đổi cung cách làm ăn nếu muốn tồn tại, không ngờ doanh nghiệp này vẫn tiếp tục đi theo con đường cũ, với nhiều hành vi táo tợn, thách thức cả nhà chức trách địa phương.

Một nhân viên Địa ốc Alibaba đập phá phương tiện của cơ quan chức năng TX Phú Mỹ sáng 13/6

Mới đây nhất, vào sáng 13/6, UBND xã Tóc Tiên, TX Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế hành chính bắt buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi thay đổi hiện trạng mục đích sử dụng đất [làm đường trái phép] trên đất nông nghiệp tại thửa đất do ông Nguyễn Thế Lực [ngụ TP HCM] làm chủ, tại ấp 3, xã Tóc Tiên. 

Khi đoàn đang thi hành quyết định cưỡng chế thì có nhóm người mặc áo in dòng chữ "Tập đoàn địa ốc Alibaba" đứng tập trung tại khu đất. Trong đó có Nguyễn Huỳnh Tú Trinh, Trần Quốc Tĩnh và một số người khác đã dùng loa hò hét, lời lẽ kích động, lăng mạ, xúc phạm để nhằm mục đích cản trở, chống đối không cho đoàn cưỡng chế thực hiện nhiệm vụ.

Ngày hôm sau, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Địa ốc Alibaba là Nguyễn Thái Luyện còn lên mạng livestream với nội dung đe dọa dùng xe xúc để phá hủy nhà của Chủ tịch UBND TX Phú Mỹ.

Ngày 22/6, Cơ quan CSĐT Công an TX Phú Mỹ đã ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Huỳnh Tú Trinh [SN 1995, ngụ Tiền Giang] và Trần Quốc Tĩnh [SN 1995, ngụ tỉnh Quảng Nam, cùng là nhân viên Công ty CP địa ốc Alibaba] về tội "Cố ý làm hư hỏng tài sản".

Nhóm người mặc đồng phục "Địa ốc Alibaba" chống người thi hành công vụ ở TX Phú Mỹ

Cùng ngày, VKSND Thị xã Phú Mỹ cũng đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với 2 bị can trên về tội "Cố ý làm hư hỏng tài sản" quy đinh tại khoản 1, Điều 178 BLHS.

Tại cơ quan điều tra, Tĩnh đã thành khẩn khai báo về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản là do sự chỉ đạo của Tú Trinh. Tú Trinh thừa nhận đã chỉ đạo, kêu người đến đập xe máy múc, nhưng cho rằng đó là bảo vệ tài sản công dân. 

Alibaba là ai mà dám “lộng hành"?

Trước khi thành lập và trở thành lãnh đạo của Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba và Công ty Cổ phần Aliababa Tây Bắc TP.HCM…, ông Nguyễn Thái Luyện từng làm việc cho các công ty chuyên bán đất nền ở nhiều tỉnh giáp ranh TP.HCM.

Theo thông tin doanh nghiệp, Công ty CP Địa ốc Alibaba [Địa ốc Alibaba] đăng ký vào kinh doanh vào ngày 5/5/2016, mã số doanh nghiệp 0313788565, trụ sở chính đặt tại 353 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, với vốn điều lệ 1 tỷ đồng.

Nửa năm sau, công ty tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng, trụ sở được dời về số 321 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh. Khoảng 9 tháng sau đó, vốn điều lệ tăng chóng mặt 1.600 tỷ đồng, với 3 cổ đông gồm: Ông Nguyễn Thái Lĩnh - Giám đốc kiêm đại diện pháp luật, góp 10% vốn điều lệ, ông Nguyễn Thái Luyện, chiếm 80% vốn điều lệ, Bà Võ Thị Thanh Mai, góp 10% vốn điều lệ. Cùng với đó, một số doanh nghiệp thành viên của Địa ốc Alibaba cũng được thành lập với tổng vốn đăng ký lên tới vài chục ngàn tỷ đồng.

Nhiều chuyên gia BĐS đánh giá, việc đăng ký số vốn hàng chục nghìn tỷ đồng như vậy là “phi lý” và “bất thường”!

Nguyễn Huỳnh Tú Trinh, một "nhân sự cao cấp" của Địa ốc Alibaba vừa bị cơ quan chức năng khởi tố

Cũng theo phân tích của giới chuyên gia, Alibaba có dấu hiệu kinh doanh theo mô hình Ponzi - vay tiền của người này để trả nợ người khác. Để thu hút khách hàng, Địa ốc Alibaba dùng chính sách nâng mức chi trả cho khách hàng khi đầu tư mua đất nền [chưa chắc có sản phẩm cụ thể] với lãi suất lên đến 48%. cùng các quyền chọn vô cùng hấp dẫn khiến nhiều “khách hàng” bị… hoa mắt bởi lợi tức hứa hẹn là quá cao!

Tuy nhiên, cũng như nhiều vụ huy động vốn theo mô hình Ponzi đã xảy ra trước đây, việc huy động vốn về nguyên tắc không thể kéo dài mãi vì người gửi tiền không phải là không có giới hạn. Khi giới hạn này mất đi, đổ bể xảy ra và thông tin về “kẻ chơi trò Ponzi” sẽ dần bị lộ. Hậu quả của trò này là kẻ chủ mưu sẽ đào thoát, để lại thiệt hại khổng lồ cho người tham gia - như cảnh báo của một chuyên gia.

Mặt khác, một đặc điểm có thể nhận thấy khá rõ, đó là khi Địa ốc Alibaba triển khai bất kỳ một dự án nào đó thì không phải công ty này nhân danh chính chủ đầu tư, cũng không phải nhà môi giới, mà nhận ủy quyền thực hiện từ cá nhân là chủ đất. Vai trò của Alibaba cũng không phải là nhà phát triển bất động sản, cũng không phải nhà môi giới mà là vai trò ủy quyền [ủy quyền dân sự] để được kinh doanh.

Ủy quyền để chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không hình thành nên dự án, hoặc đất chưa đủ điều kiện để giao dịch theo quy định của luật kinh doanh BĐS, thì đó chính là việc ủy quyền trái luật.

Chính vì thế, nhiều người dân và cả chuyên gia đều đề nghị cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để chặn đứng các hoạt động kinh doanh bất thường của Alibaba.

KV

Mức phạt lên tới 2,8 tỷ USD không phải con số nhỏ đối với Alibaba, và đó mới chỉ là đòn phủ đầu của nhà chức trách Trung Quốc với các nền tảng thương mại điện tử.

Chiến lược “chọn 1 trong 2” vốn gây tranh cãi trong 5 năm trở lại đây tại Trung Quốc cuối cùng đã trở thành định tính để áp đặt hành vi độc quyền kinh doanh, Alibaba đã trở thành “nạn nhân” đầu tiên để giới chức nước này “khai đao”.

Án phạt lên tới 18,288 tỷ NDT [2,8 tỷ USD] mà Cục Giám sát thị trường nhà nước Trung Quốc ban hành đối với Alibaba chiếm tới 4% doanh thu năm 2019 của tập đoàn.

Tập đoàn của tỷ phú Jack Ma liên tục gặp phải vận rủi trong thời gian gần đây.

Không đơn thuần là một án phạt, ý nghĩa của vụ việc đã vượt xa mục đích ban đầu. Đây được cho là lời cảnh báo đối với toàn bộ ngành Internet tại Trung Quốc, đồng thời động thái này cũng cho thấy Bắc Kinh đang đẩy nhanh tiến độ của cuộc chiến chống độc quyền nhằm vào các công ty công nghệ lớn.

Alibaba: "Cây to đón gió"

Thực tế, những tranh chấp pháp lý liên quan đến hành vi độc quyền của Alibaba đã tồn tại từ lâu. Bắt đầu từ tháng 11/2015, chính sách “chọn 1 trong 2” của Alibaba dưới thời Jack Ma bị cáo buộc phá vỡ thị trường thương mại điện tử và không ít nền tảng đã nhiều lần kêu gọi tẩy chay hành vi này.

Mãi đến tháng 12/2020, Cục Quản lý thị trường nhà nước Trung Quốc mới tiến hành cuộc điều tra chống độc quyền đầu tiên và phán quyết cuối cùng cũng được đưa ra. Về cơ bản, Alibaba ngay lập tức lên tiếng cho thấy thái độ hợp tác với nhà chức trách. “Chúng tôi nhận ra rằng hình phạt ngày hôm nay là một lời cảnh báo và thúc đẩy chúng tôi, đó là một tiêu chuẩn và sự quan tâm cho quá trình phát triển của ngành”, đại diện Alibaba đưa ra bình luận trong Thư gửi khách hàng và công chúng.

Theo quan điểm của nhiều nhà phân tích thị trường, hình phạt đó vốn có lợi cho Alibaba, bởi các chính sách bảo thủ trong những năm gần đây đã khiến họ dần tụt hậu ở lĩnh vực thương mại điện tử. Điều này cũng cho phép nền tảng kinh tế Internet tái tập trung vào việc duy trì sự đổi mới, thay vì dựa vào vị trí thống lĩnh để “bảo vệ” thị trường. Quan trọng hơn, đòn cảnh cáo dành cho Alibaba sẽ hình thành lợi thế cạnh tranh thị trường mạnh mẽ trong tương lai.

Các nền tảng khác bắt đầu cảnh giác

Ngoài việc cảnh báo cho Alibaba, hình phạt như một lời răn đe đối với toàn bộ ngành công nghiệp Internet Trung Quốc. Xét cho cùng, vấn đề độc quyền không chỉ giới hạn ở một nền tảng và với quy mô hoạt động như hiện tại, việc Alibaba bị nhắm tới đầu tiên là điều hoàn toàn dễ hiểu.  

Trong những năm qua, kinh tế nền tảng được hưởng lợi từ sự phát triển và phổ biến nhanh chóng của Internet. Dựa vào hiệu ứng tích tụ, các nền tảng đã nhanh chóng hình thành một số lĩnh vực nhất định, đặc biệt là thương mại điện tử. Đến một giai đoạn nhất định, sẽ phát sinh các thuộc tính độc quyền tự nhiên và quy mô nền tảng càng lớn thì lợi thế càng rõ ràng.

Tuy nhiên, “nếu các nền tảng tận dụng sai lợi thế này, dẫn tới việc hình thành sự cạnh tranh không lành mạnh, hành vi đó bị nghi ngờ là bất hợp pháp”, sự trừng phạt mà Cục Quản lý giám sát nhà nước Trung Quốc đưa ra đã chứng minh điều đó. Nhận ra nguy cơ nên nhiều nền tảng thương mại điện tử hàng đầu như Taobao, Tmall, JD, 1688… bắt đầu có động thái thay đổi chính sách nhằm tránh trở thành nạn nhân tiếp theo của cơ quan quản lý.

Chiến dịch chống độc quyền Internet tại Trung Quốc đang tăng tốc

“Lần này Alibaba bị phạt và phát đi tín hiệu cho thấy các bộ phận liên quan đã thắt chặt giám sát chống độc quyền đối với nền kinh tế nền tảng. Tôi tin rằng sẽ có những vụ thực thi chống độc quyền khác trong tương lai, không chỉ vụ này”, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu sở hữu trí tuệ, Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc nhận định.

Bên cạnh đó, tăng cường chống độc quyền và ngăn chặn sự bành trướng tư bản gây rối loạn thị trường cũng là thái độ nhất quán của chính phủ Trung Quốc, được đề cập cụ thể tại Hội nghị công tác kinh tế Trung ương tổ chức vào cuối năm ngoái. Có điều, từ bối cảnh phát triển những năm qua, công tác giám sát độc quyền tại đây vẫn có độ trễ nhất định.

Với sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của các nền tảng kinh tế Internet, việc thực thi pháp luật hay quản trị hành chính cần theo kịp thời đại là điều bắt buộc, khiến nhà chức trách nước Trung Quốc phải đẩy nhanh tiến độ của cuộc chiến chống độc quyền. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra sự cạnh tranh công bằng và duy trì sức sống thị trường một cách chuẩn hóa trong tương lai.

Phong Vũ

Alibaba bị điều tra về quy định buộc các nhà bán lẻ nếu muốn bán hàng trên các nền tảng của tập đoàn này phải ký cam kết không đưa sản phẩm của họ lên các nền tảng mua sắm trực tuyến khác.

Video liên quan

Chủ Đề