Vì sao bánh đúc gắn với dì ghẻ con chồng

Người đời có câu “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”. Câu nói ấy càng được nhắc đến nhiều hơn khi vụ người tình của bố nghi bạo hành con gái của chồng đến mức không qua khỏi. Thế nhưng, vẫn còn đó những người phụ nữ không ngại hy sinh, quản nhọc để hết lòng yêu thương, chăm sóc cho con chồng.

[yarpp]

Người “dì ghẻ” nuôi nấng 8 con riêng của chồng

Xuất hiện trong chương trình Điều Ước Thứ 7, người phụ nữ có tên Phan Thị Hoa [Thanh Chương, Nghệ An] khiến bao người xúc động. Dáng người nhỏ nhắn, đôi mắt mờ dần vì bệnh sụp mí, thế nhưng những việc cô làm lại lớn lao đến vô cùng: Chăm sóc con riêng của chồng khi con chẳng may bị bệnh hiểm nghèo.

Bà Phan Thị Hoa và chồng

Được biết, người con kể trên là con riêng thứ 7 của chồng cô. Thời điểm ấy, để chăm sóc con, cô Hoa lặn lội lên Hà Nội. Những đêm trời trở gió, cô lại trằn trọc thâu đêm. Phần vì lo cho Thắng, phần vì nhớ thương chồng và các con ở quê nhà.

Ngày ấy, sau khi sinh đứa con chung đầu tiên giữa hai người, cô Hoa đã đi triệt sản để dồn hết tâm sức chăm sóc 8 người con riêng của chồng. Với cô, khái niệm con chung con riêng không tồn tại bởi cô thương tất cả các con của mình. Bởi hơn ai hết, chính cô cũng từng mồ côi mẹ lúc còn rất nhỏ.

"Khi tôi về sống chung với bố nó thì các con còn nhỏ dại lắm, Thắng mới chỉ có 3 tuổi thôi còn đứa út vừa tròn 2 tháng. Chúng không có tội tình gì và tất cả đều thiếu vắng tình yêu của mẹ. Vì thế, tôi thương các con như thương chồng, thương cho chính số phận của bản thân mình" - cô Hoa chia sẻ.

Bà Hoa đang chăm sóc con chồng.

Hoàn cảnh gia đình chồng chẳng mấy khá giả, chủ yếu làm nông nghiệp. Người con đầu bị bệnh câm điếc bẩm sinh nên tốn không ít tiền chạy chữa. Dù khó khăn vất vả là thế đó, nhưng cô Hoa vẫn quyết định gắn bó với gia đình và xem họ là một phần cuộc sống của mình. Ước muốn của người phụ nữ ấy rất bình dị chính là được các con gọi một tiếng “mẹ ơi”.

"Dì ghẻ" gồng gánh nuôi 4 người con chồng cùng cô em chồng mắc bệnh thần kinh

Không chỉ bà Hoa, mà vẫn còn đó vô vàn người phụ nữ dù là “mẹ kế” nhưng họ vẫn hết lòng hết dạ yêu con chồng. Trường hợp bà Nguyễn Thị Tứ [Hương Khê, Hà Tĩnh] là một ví dụ.

Theo báo Hà Tĩnh, bà Tứ gặp gỡ và kết hôn cùng ông Nguyễn Văn Tiến vào năm 1990. Khi ấy, người đàn ông này có 4 người con riêng và 1 người em gái bị bệnh tâm thần.

Bà Tứ [áo sơ mi kẻ đỏ] cùng con cháu [Báo Hà Tĩnh]

Làm mẹ kế của 4 đứa trẻ [đứa lớn nhất 14 tuổi, đứa nhỏ nhất 8 tuổi] và chăm sóc em chồng bị bệnh là một vấn đề không hề dễ dàng với cô dâu mới này. Thế nhưng, bằng tất cả sự bao dung và tình yêu thương, bà Tứ đã thực sự là một người mẹ hiền.

Chồng đi làm thuê, vợ trồng trọt, buôn bán rau ở chợ để kiếm tiền trang trải gia đình, vậy nhưng họ vẫn không đủ ăn. Thậm chí có thời điểm, họ phải nhịn đói cho qua bữa.

Nhớ về ngày ấy, bà Tứ chia sẻ với nguồn tin kể trên: “Năm 1996, khi người con trai đầu bị tai nạn nặng, lúc đó tôi vừa ngược xuôi vừa chăm con trai ở viện, vừa lo bữa ăn cho các con nhỏ và người em gái chồng bị bệnh ở nhà. Nói không vất vả là nói dối nhưng vì các con, vì chồng, tôi không bao giờ phân vân bởi những gì mình đã làm".

Sau chăm sóc các con, bà Tứ chăm sóc cháu ngoại

Hơn 30 năm trôi qua, thế nhưng cuộc sống người phụ nữ ấy vẫn chưa vơi bớt nhọc nhằn. Con cái khó khăn, chồng bị tai biến, bệnh tình em gái ngày một nặng hơn nên hằng ngày bà Tứ tảo tần bán buôn để tự lo cho cuộc sống gia đình, các con bớt lo toan. Vất vả, khó khăn nhưng bà chưa một lần ca thán. "Mình làm mẹ mà, dù có không làm được gì nữa thì cũng phải là động lực, niềm tin cho con cháu chứ", bà cho biết.

"Dì ghẻ" nuôi dạy 2 con chồng khôn lớn

Nhắc đến chuyện “dì ghẻ” nhiều người thường nhớ đến những hình ảnh không mấy tốt đẹp. Thế nhưng hầu hết không phải là tất cả, bởi có rất nhiều người phụ nữ đã mạnh mẽ vượt qua ranh giới hằng sâu bởi định kiến xã hội về mối quan hệ ấy.

Câu chuyện về bà Lê Thị Phương [SN 1955] được đăng lên Báo Pháp luật và Đời sống khiến bao người xúc động. Ngày ấy, người phụ nữ này kết hôn với ông Lê Hồng Cư.

Người đàn ông này đã có một đời vợ. Người vợ trước của ông đột ngột qua đời để lại hai đứa con [đứa lớn 5 tuổi, đứa nhỏ 1 tuổi]. Bản thân ông lại bị liệt phải ngồi xe lăn, nhìn con nheo nhóc, cuộc sống họ đầy xót xa cùng bế tắc.

Vợ chồng ông Cư, bà Phương [Ảnh: báo Đời sống và Pháp luật]

Gạt bỏ mọi thị phi, người phụ nữ ấy chấp nhận về làm vợ ông để chăm sóc những đứa trẻ tội nghiệp. Để chăm sóc con chồng được vẹn toàn, bà đã gạt bỏ thiên chức “mang nặng đẻ đau” của mình để chăm sóc các con. Lúc con còn nhỏ thì lo cái ăn, cái mặc, giờ khôn lớn nhưng bà lúc nào cũng đau đáu nỗi niềm làm sao lo cho các con yên bề gia thất.

"Niềm vui, hạnh phúc nhất cuộc đời tôi là các con xem tôi như mẹ đẻ. Chúng giờ đã lớn nhưng thường xuyên tâm sự, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Mỗi dịp chúng được nghỉ về quê thăm bố mẹ lại sà vào lòng tôi nũng nịu như những ngày còn nhỏ. Tôi luôn quan niệm, con nào cũng là con miễn sao mình nuôi dạy, yêu thương chúng hết lòng. Tôi không ân hận về quyết định không sinh con ngày trước, ông trời đã cho tôi cả một gia đình mà nhiều người mơ ước", bà Phương chia sẻ với nguồn tin kể trên.

Có thể nói, câu chuyện về những “chiếc bánh đúc có xương” kể trên khiến dân mạng không khỏi ấm lòng, đặc biệt là sau khi vụ việc “dì ghẻ” bạo hành con chồng vừa qua. Ở đâu đó, những điều tốt đẹp vẫn còn, vẫn có nhiều người phụ nữ sẵn sàng đón nhận, yêu thương, chữa lành tâm hồn cho những đứa trẻ không may có một gia đình chưa hoàn chỉnh.

Nguồn: Tổng hợp

Cuộc đời này, hãy cứ tin là có điều tốt đẹp đang chờ đón mình ở phía trước, như tình cảm của Hương và mẹ kế dành cho nhau vậy.

  • Lời hẹn ước đặc biệt của mẹ kế trong lễ cưới khiến con chồng bật khóc nức nở
  • Sau khi bị chỉ trích về váy áo, Ivanka Trump xuất hiện tự tin cùng mẹ kế trong bữa trưa đầu tiên ở Nhà trắng
  • Bà "mẹ kế" xinh đẹp và hành trình chinh phục "con chồng" quá dễ thương khiến ai nghe cũng phải tủm tỉm cười

Xưa nay người ta vẫn thường dè chừng, thậm chí kỳ thị mối quan hệ mẹ kế con chồng bởi những điều không hay vốn đã đi vào sâu trong tiềm thức. Sự ích kỷ, hẹp hòi và khắt khe là điều mà người ta tin rằng người mẹ [chỉ có tên nhưng không có ruột thịt] sẽ luôn dành cho đứa con bé bỏng của chồng mình, dù cho cô ấy có cố gắng để hòa hợp đến như thế nào đi chăng nữa. Cũng vì lẽ đó mà những đứa con riêng của chồng đó cũng thường ít có thiện cảm, thậm chí căm ghét mẹ kế. Trong dân gian, người ta còn dùng từ "dì ghẻ", "con ghẻ" để nói về mối quan hệ này.

Đó là chuyện thường thấy và được truyền tai nhau trong thiên hạ nhưng cuộc đời mà, sẽ vẫn luôn có những ngoại lệ thật đáng yêu, đáng ngưỡng mộ. Như trường hợp của cô con gái tên Vũ Thu Hương và người mẹ hai tên Sen dưới đây chẳng hạn, ban đầu đúng là có những khúc mắc nhưng thời gian và tình cảm chân thành đã chứng minh điều ngược lại.

Người mẹ kế được con gái chồng ca tụng hết nấc.

"Các bạn có tin vào câu "mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng" không?

Trong ảnh đây là vợ hai của bố em đấy!

Bố mẹ em bỏ nhau hồi em 5 tuổi, rồi 10 năm sau bố đi lấy vợ hai. Hai người cũng đẻ được 2 cô con gái nữa, 2 bên gia đình đều đi lại. Lúc đầu mẹ em với mẹ hai ghét nhau lắm, suốt ngày chửi nhau nhưng về sau một thời gian thì mẹ hai cũng nhận ra ở với bố khổ lắm nên 2 bà lại bình thường.

Mẹ em cũng mới mất được 7 tháng có hơn rồi, cái quãng ngày đau khổ thế, em vượt qua được là nhờ có mẹ hai bên cạnh. Tuy là ở xa cách 50km nhưng đều đặn mấy tuần mẹ lại xách gạo với hoa quả quê lên cho con và cháu [của chồng] rồi ở lại chơi và dặn dò nói chuyện dạy bảo em.

Em cũng chả gọi là dì như trước mà giờ 2 người tự gọi nhau là mẹ con, em cảm giác như là mẹ ruột vậy!

Thu Hương rất biết ơn tình yêu thương mà mẹ kế dành cho mình.

Mẹ hai bảo sao đẻ ra 3 đứa, đứa nào cũng giống bố y hệt, bảo em phải buộc tóc lên mới xinh [mẹ em trước cũng hay nói thế] rồi thì phải ăn uống không thì mặt toàn mụn, đi mặc áo nắng vào không thì đen...

Rồi chăm bẵm con cún con em, mua sữa các thứ... bản thân em thì cũng hay mua đồ gửi về quê cho bố mẹ và các em, vì ở quê bố mẹ vừa đi làm đồng với làm công nhân.

Nhiều cái em không kể hết được về tình cảm mẹ hai dành cho em, dù bố cũng gây cho mẹ nhiều khổ đau, cảm giác như mẹ em đang đẩy mẹ hai về vậy...

Vừa mẹ cũng lên xe về quê rồi, em lại buồn và cô đơn! Thèm hơi mẹ rồi mẹ lại xa rồi..."

Đó là những dòng tâm sự của Hương về người mẹ kế mà theo cô là trên cả tuyệt vời của mình. Cô đã coi người này như là mẹ ruột và sống với bà bằng con tim chân thành thì đúng là cuộc sống này đã quá đầy đủ ý nghĩa rồi. Đối với cô, sự quan tâm, săn sóc và tình thương yêu mà người mẹ kế dành cho mình khiến cô luôn cảm thấy trân trọng và biết ơn.

Thu Hương hiện tại đang sinh sống ở Hải Dương và làm nghề kinh doanh thời trang còn mẹ hai cô thì ở Hưng Yên. Ngoài công việc đồng áng, mẹ hai còn xin vào nhà máy làm công nhân vì sức khỏe vẫn còn tốt.

Những chia sẻ của Hương đã khiến làm cộng đồng mạng cảm động.

Hương cho hay, bố mẹ cô ly hôn khi cô mới 5 tuổi, cả tuổi thơ của cô là những lần bố say rượu gia đình chẳng mấy khi vui vẻ. Hương sống với bố đến năm 15 tuổi thì ông đi bước nữa với người phụ nữ tên Sen, sinh năm 1973.

Câu chuyện trên được Hương kể lại sau hôm mẹ Sen lên thăm cô và trở về quê. "Mẹ hai em là gái tân, nhưng lại chấp nhận làm vợ hai của bố, cuộc đời mẹ có lẽ đã gắn với chữ khổ rồi. Lấy mẹ Sen, bố vẫn thói cũ, hay đánh mẹ Sen lắm.

Bà nội thì lại quý mẹ đẻ em hơn nên cái gì cũng cho mẹ em. Còn bố em thì để mẹ Sen tính toán chi li chuyện trong nhà. Tình cảm mẹ Sen dành cho em là thật, mẹ thương quý em chứ không phải vì yêu bố hay bố đối tốt với mẹ Sen mà mẹ phải lấy lòng đâu", Hương tâm sự.

Mẹ Sen trong chuyến lên thăm con gái chồng.

Đúng là phận đàn bà lấy chồng vào là thay đổi cả cuộc đời, và đời Mẹ Sen lại có thêm một cô con gái nữa yêu thương bà như mẹ đẻ. Không những thế, Hương còn chăm sóc hai em gái rất cẩn thận, chu đáo.

"Mẹ Sen sinh được 2 em gái nữa, một em học cấp 3 và một em đang học lớp 2. Mẹ đẻ em khi còn sống cũng dạy em rằng, em nào cũng là em, sau này có làm ăn được thì phải chăm sóc các em. Em cũng hay gửi quần áo, đồ ăn, sữa về cho hai đứa vì mẹ Sen không nhận tiền. Mẹ Sen thậm chí còn thỉnh thoảng cho em tiền, trong khi bố thì chẳng bao giờ cho đồng nào. Nghe thật là ngược đời đúng không?

Mỗi lần gia đình em về quê thăm bố mẹ, ông bà và các em thì mẹ Sen đều nấu nhiều món ngon, để dành quà quê cho. Mẹ không bao giờ phân biệt con đẻ với con chồng mà dạy dỗ như nhau, đặc biệt chưa một lần mẹ có ý gì chia rẽ bố con em, chỉ toàn vun vào thôi.

Mà mẹ cũng không phải dạy em theo kiểu khách sáo, giữ kẽ đâu mà dạy bảo em như mẹ đẻ, có mắng mỏ, có răn đe, có dỗ dành...", Hương chia sẻ thêm.

Đúng là người làm vợ hai trên thế giới này không phải hiếm nhưng chẳng phải ai cũng có đủ rộng lượng để đối xử với con riêng của chồng y như với con đẻ mình. "Trước kia, lúc mẹ em còn sống thì mẹ Sen cư xử cũng bình thường; nhưng từ khi mẹ mất thì bà khác hẳn, bà quan tâm nhiều lắm và lúc nào cũng thể hiện mình như mẹ đẻ của em vậy. Từ bé, em cũng chưa bao giờ có cái nhìn khó chịu về mẹ Sen hay phân biệt mẹ kế, mẹ ruột gì hết. Có lẽ vì thế nên mẹ cũng chưa bao giờ tỏ thái độ gì không hay với em cả".

Có lẽ, thuận theo lẽ tự nhiên là khi mẹ đẻ của Hương mất đi, mẹ Sen muốn bù đắp tình cảm cho Hương và hơn hết là muốn Hương không cảm thấy mất mát. Người tốt như vậy Hương phải trân trọng nhiều lắm.

Hương cũng có con gái nên chắc chắn cô rất hiểu tâm tư của mẹ Sen.

"Em nghĩ là sau này mình sẽ phải có trách nhiệm với mẹ thậm chí còn nhiều hơn các em, vì chính mẹ đã làm cho cuộc sống của em nhẹ nhàng hơn sau khi mẹ đẻ em qua đời. Em cũng có con gái và hiểu cảm giác của một người mẹ là luôn muốn con mình được hạnh phúc, dù cho có bất cứ điều gì xảy ra đi chăng nữa".

Hương nghĩ như vậy là đúng thôi, bởi con người sẽ luôn hướng về phía có điều tốt đẹp đang chờ đợi. Và tương lai phía trước của gia đình Hương, cô tin là sẽ luôn ngập trong yêu thương và sự chăm lo cho nhau của các thành viên.

Thế mới biết, càng đi nhiều, càng biết nhiều mới thấy cái việc bỏ đi 2 tiếng mẹ ghẻ con chồng âu cũng là điều không mấy khó khăn, chỉ cần mỗi người đều mang trong mình sự chân thành và tình yêu thì sẽ làm được, còn những thứ khác có hay không thì cũng không còn quan trọng nữa.

Video liên quan

Chủ Đề