Vì sao bị huyết áp cao

Tăng huyết áp càng nặng và bệnh nhân càng trẻ thì càng đòi hỏi nhiều xét nghiệm đánh giá chuyên sâu hơn. Nói chung, khi tăng huyết áp mới được chẩn đoán, các xét nghiệm thường quy được thực hiện để

  • Phát hiện các tổn thương cơ quan đích

  • Xác định các yếu tố nguy cơ tim mạch

  • Xét nghiệm phân tích nước tiểu và tỷ số albumin:creatinine niệu

  • Xét nghiệm máu [creatinine, kali, natri, glucose huyết tương lúc đói, lipid máu, và hormone kích thích tuyến giáp]

Theo dõi huyết áp liên tục, xạ hình thận, X quang ngực, các xét nghiệm sàng lọc bênh u tủy thượng thận không phải là thường quy.

Hoạt tính của renin huyết tương trong máu ngoại vi không có ích trong chẩn đoán hoặc lựa chọn thuốc.

Tùy thuộc vào kết quả của khám thực thể và các xét nghiệm ban đầu, có thể cần chỉ định các xét nghiệm khác. Nếu phân tích nước tiểu phát hiện albumin niệu [protein niệu], trụ niệu, hoặc tiểu máu vi thể, hoặc nếu creatinine huyết thanh tăng cao [ 1,4 mg/dL [124 micromol/L] ở nam giới; 1,2 mg/dL [106 micromol/L] ở nữ giới], nên chỉ định siêu âm thận để đánh giá kích thước thận. Bệnh nhân bị hạ kali máu không liên quan đến việc sử dụng thuốc lợi tiểu nên được đánh giá tìm hội chứng cường aldosteron tiên phát Cường Aldosteron tiên phát và chế độ ăn nhiều muối.

Trên điện tâm đồ, một sóng P nhọn gợi ý tăng gánh nhĩ, mặc dù không đặc hiệu, nhưng có thể là triệu chứng sớm nhất của bệnh tim mạch do tăng huyết áp. Phì đại thất trái, biểu hiện bằng mỏm tim dội mạnh và điện thế phức bộ QRS tăng, có hoặc không kèm theo bằng chứng của thiếu máu cơ tim, có thể xảy ra sau đó. Nếu có tăng gánh nhĩ hoặc phì đại thất trái, siêu âm tim nên được thực hiện. Ở những bệnh nhân có biểu hiện rối loạn lipid máu hoặc các triệu chứng của bệnh động mạch vành, các xét nghiệm cho các yếu tố nguy cơ tim mạch khác [ví dụ: Protein phản ứng C [CRP] có thể hữu ích.

Nếu nghi ngờ hẹp động mạch chủ, X quang ngực, siêu âm tim, CT hoặc MRI sẽ giúp xác định chẩn đoán.

Ngoài các nguyên nhân làm tăng huyết áp thường gặp như ăn mặn, thừa cân, hút thuốc hoặc một số bệnh lý nhất định, Hiệp hội Tim Hoa Kỳ còn phát hiện thêm 4 thói quen hàng ngày có thể góp phần gây nên tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu các yếu tố nguy cơ thầm lặng có thể khiến huyết áp của bạn tăng cao để từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn nhé!

Huyết áp cao là một yếu tố góp phần dẫn đến nhiều tình trạng sức khỏe nguy hiểm như suy tim mạn tính, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Tình trạng này không chỉ do di truyền mà còn liên quan đến lối sống, chế độ ăn uống, thói quen tập luyện và chất lượng giấc ngủ. Theo đó, chế độ ăn nhiều chất béo, muối và đường cùng với lối sống ít vận động có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Ngoài ra, một số bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân gây cao huyết áp thứ phát như chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh thận, u tuyến thượng thận, các vấn đề tuyến giáp, bất thường ở mạch máu…

Tuy nhiên, vẫn còn một số nguyên nhân làm tăng huyết áp một cách thầm lặng có thể khiến bạn bất ngờ. Hiệp hội Tim Hoa Kỳ [American Heart Association] đã đưa ra 4 nguyên nhân làm tăng huyết áp mà nhiều người có thể bỏ qua. Nếu bạn cũng gặp tình trạng huyết áp cao thì hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân này nhé.

1. Thức uống chứa caffeine và cồn là nguyên nhân làm tăng huyết áp

Đồ uống có cồn và caffeine như rượu bia hay cà phê có thể góp phần làm tăng huyết áp. Vậy nên, bạn hãy hạn chế lượng caffeine mình tiêu thụ mỗi ngày dưới 300mg [tương đương khoảng từ 2 – 3 tách cà phê] để tránh huyết áp cao đến mức nguy hiểm. Ngoài ra, rượu cũng nên được giới hạn ở mức dưới 1 ly/ngày đối với phụ nữ và 2 ly/ngày đối với nam giới.

Ngoài rượu bia và cà phê, trà xanh và các sản phẩm liên quan đến caffeine khác như matcha cũng làm tăng lượng adrenalin và ảnh hưởng tới huyết áp. Vậy nên, bạn hãy tránh những thức uống này nếu đang có vấn đề về huyết áp.

Bạn có thể tìm hiểu thêm 7 cách uống cà phê gây hại cho sức khỏe mà bạn không hề biết.

2. Dùng thực phẩm bổ sung không hợp lý

Việc sử dụng một số thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm bổ sung nhất định cũng có thể là nguyên nhân làm tăng huyết áp. Không phải tất cả các thực phẩm bổ sung có nguồn gốc tự nhiên đều an toàn và có thể dùng thoải mái. Mặt khác, việc sử dụng các thực phẩm bổ sung từ thảo dược hay dùng cam thảo để chữa bệnh tại nhà cũng có thể khiến huyết áp tăng cao.

Những thực phẩm có phô mai lên men, thịt ướp muối và thậm chí các sản phẩm từ đậu nành có thể chứa hàm lượng tyramine cao. Chất này gây tương tác với các thuốc chống trầm cảm như thuốc ức chế monoamin oxydase [MAOIs], khi dùng đồng thời sẽ gây tăng huyết áp. Vậy nên, khi được chỉ định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên trao đổi với bác sĩ về những lưu ý khi dùng thuốc.

Nếu đang sử dụng thuốc không kê đơn để điều trị một số tình trạng đau nhức, bạn có thể thấy huyết áp của mình tăng đột biến. Cụ thể là các thuốc không kê toa như thuốc giảm đau kháng viêm không steroid [naproxen, ibuprofen…] có thể làm tăng huyết áp trong khi paracetamol được cho là ít có khả năng làm tăng huyết áp hơn. Ngoài ra, nhiều loại thuốc thông mũi, chống xung huyết mũi được dùng không kê toa cũng có thể là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

Một số thuốc kê đơn điều trị bệnh lý liên quan đến sức khỏe tâm thần, thuốc tránh thai đường uống, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc trị ung thư và steroid cũng có thể là nguyên nhân làm huyết áp tăng cao. Mặc dù vậy, bạn không được tự ý ngừng thuốc dù bị tăng huyết áp nếu chưa hỏi qua ý kiến ​​bác sĩ.

4. Chứng tăng huyết áp áo choàng trắng

Đôi khi bạn có thể thấy chỉ số huyết áp của mình tăng cao khi đi khám bệnh nhưng khi về nhà tự đo lại thấy bình thường. Trường hợp này được gọi là chứng tăng huyết áp áo choàng trắng, một nguyên nhân làm tăng huyết áp do lo lắng khi phải đến phòng khám và gặp bác sĩ.

Tình trạng này có thể khiến việc đo huyết áp không chính xác, dẫn tới nguy cơ điều trị không cần thiết. Để tránh chứng tăng huyết áp áo choàng trắng xảy ra, bạn có thể lấy số đo huyết áp tại nhà và sau đó so sánh chỉ số đó với huyết áp đo tại phòng khám bác sĩ.

Để đo huyết áp cho mình một cách chính xác nhất tại nhà, bạn hãy dùng thiết bị đo chất lượng và bảo đảm máy đo huyết áp của mình còn đủ pin. Trước khi đo huyết áp, bạn cần:

– Đi vệ sinh.

– Tránh hút thuốc lá hoặc sử dụng caffeine trong 30 phút.

– Ngồi nghỉ trong vài phút trước bắt đầu bấm nút đo cũng như ngồi yên, tránh nói chuyện trong khi máy hoạt động.

Khi đã đo được chỉ số huyết áp, bạn có thể tham khảo các mức sau để biết huyết áp của mình có bình thường không:

  • Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg.
  • Tiền cao huyết áp: Huyết áp tâm thu 120 – 129 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg.
  • Cao huyết áp giai đoạn I: Huyết áp tâm thu nằm trong khoảng từ 130 – 139 mmHg và huyết áp tâm trương từ 80 – 89 mmHg.
  • Cao huyết áp giai đoạn II: Huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg.

Nếu bạn có huyết áp tâm thu lớn hơn 180 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 120 mmHg kèm theo các triệu chứng đau ngực, chóng mặt hoặc khó thở thì đây là trường hợp cần cấp cứu. Bạn hãy đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất khi gặp tình trạng này vì nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim là rất cao.

Huyết áp cao kéo theo nhiều vấn đề tim mạch rất nguy hiểm nên bạn cần chú ý tránh những tác nhân có thể gây tăng huyết áp, dù là hiếm gặp. Khi đã tìm hiểu đầy đủ các nguyên nhân làm tăng huyết áp, bạn sẽ có thể duy trì huyết áp ổn định một cách hiệu quả và xây dựng lối sống lành mạnh hơn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề