Vì sao đau bụng kinh dữ dội

Đau bụng kinh là hiện tượng sinh lý thường gặp khi đến “ngày đèn đỏ” của chị em phụ nữ. Mỗi người trải qua các cơn đau bụng kinh khác nhau có người đau nhẹ đau âm ỉ nhưng có người lại rất đau đau dữ dội. Đau bụng kinh dữ dội hay còn gọi là hiện tượng thống kinh. Vậy người gặp phải hiện tượng đau bụng kinh dữ dội có nguy hiểm không? có gặp vấn đề gì không?

Tại sao lại đau bụng kinh dữ dội?

Đau bụng kinh dữ dội [thống kinh] là một triệu chứng gây ra nhiều khó chịu cho chị em khi đến ngày kinh nguyệt. Đau bụng kinh dữ dội không chỉ gây ra phiền toái ảnh hưởng lớn đến cuộc sống chị em phụ nữ mà theo ghi nhận trên thế giới đã có một số trường hợp tử vong do đau bụng kinh. Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh dữ dội có thể là do:

  • Tử cung bị co thắt, co thắt quá mạnh, vị trí tử cung lệch về phía sau hoặc phía trước so với bình thường … khiến máu kinh lưu thông chậm thậm chí tắc nghẽn khiến cơ tử cung phải co bóp mạnh để đẩy máu kinh ra ngoài điều này khiến phụ nữ bị đau bụng kinh, cơ tử cung càng co thắt mạnh thì mức độ đau bụng kinh càng dữ dội.
  • Ống cổ tử cung quá hẹp khiến cơ tử cung phải co bóp mạnh khiến đau bụng kinh nguyên nhân này thường xảy ra với chị em tuổi dậy thì và kéo dài khoảng 3 năm.
  • Cơ tử cung co bóp mạnh kết hợp hàm lượng prostaglandin trong máu kinh tăng lên, cơ thể nào có chất cảm thụ đặc hiệu với prostaglandin quá nhạy khiến cơn đau bụng càng dữ dội hơn.
  • Sự giảm đột ngột progesteron và estrogen trong ngày đầu của chu kì kinh cũng là một yếu tố khiến đau bụng kinh.
  • Do ăn uống đồ lạnh vào gần ngày kinh nguyệt, tâm lí tinh thần không thoải mái.
  • Viêm nhiễm phụ khoa do âm đạo không được vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là trong những ngày hành kinh sẽ khiến cho tình trạng đau bụng kinh trở nên dữ dội
  • Do mắc các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung …

Đau bụng kinh dữ dội có thể dẫn tới vô sinh

Theo PGS.TS Vương Tiến Hòa, Bệnh viện Phụ sản TW cho biết khi bước vào ngày hành kinh bình thường phụ nữ sẽ có các dấu hiệu như: bụng dưới hơi căng tức, bụng đau lâm ram, lưng mỏi. Cơn đau xuất hiện trong lúc hành kinh là cơn đau do co thắt, xung huyết, liên quan đến hiện tượng tăng co bóp của lớp cơ ở thành tử cung.

Theo PGS.TS Hòa, đau bụng kinh có thể xuất hiện ngay từ thời con gái hoặc bắt đầu sau nhiều năm có kinh nguyệt bình thường. Nguyên nhân là đến kỳ kinh nguyệt, tử cung căng phồng lên, niêm mạc tử cung dầy lên chèn ép gây đau. Bên cạnh đó, muốn tống máu ra ngoài thì cơ tử cung phải co lại. Lúc này chất prostaglandin xuất hiện và gây ra đau bụng kinh. Ngoài ra, ở một số chị em cơn đau có thể do ngưỡng chịu đựng thấp, thường do tâm lý lo lợ.

Riêng trường hợp đau bụng kinh dữ dội có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung, u sơ tử cung, các bệnh phụ khoa khác trong đó bệnh lạc nội mạc tử cung nghĩa là lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà di cư đến những chỗ khác như: bụng, bàng quang thậm chí là buồng trứng…Nếu đau bụng dữ dội vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lượng kinh thất thường lúc ít lúc nhiều, đau trong và sau khi giao hợp, khi đi vệ sinh và một số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn… thì phải nghĩ tới bệnh lạc nội mạc tử cung. Bệnh này không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến vô sinh.

Phó GS cho biết có tời 30-50 % phụ nữ vô sinh có tổn thương lạc nội mạc tử cung. Chẳng hạn, niêm mạc có thể nằm ở vòi trứng dẫn đến tắc vòi trứng. Ngoài ra, khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra, dễ bị viêm nhiễm và gây dính, tắc vòi trứng…

Đăc biệt đau bụng kinh dữ dội cũng có thể là dấu hiệu chửa ngoài tử cung. Trường hợp này chị em sẽ bị chảy máu,đau bụng nhưng vì nó rơi đúng vào chu kỳ kinh nguyệt, nên cứ nghĩ đây chỉ là biểu hiện bình thường. Điều này rất nguy hiểm vì nếu điều trị muộn, thai bị vỡ, chảy máu nhiều có thể dẫn đến biến chứng vô sinh, thậm chí là tử vong.

Làm gì khi bị đau bụng kinh dữ dội?

Ngay khi gặp phải hiện tượng đau bụng kinh dữ dội chị em cần đến các phòng khám bệnh viện phụ khoa uy tín để được khám và làm các xét nghiệm tìm ra nguyên nhân gây bệnh tránh tình trạng kéo dài gây hậu quả và ảnh hưởng tới sức khỏe cuộc sống của chị em.

Ngoài việc thăm khám chị em có thể áp dụng các phương pháp làm giảm cơn đau bụng kinh như sau:

  • Tắm nước nóng hàng ngày sẽ giúp làm giảm co thắt tử cung. Cũng tương tự như vậy việc chờm nước nóng bằng khăn tẩm nước nóng hoặc dùng chai thủy tinh đựng nước ấm lăn vào phần vùng bụng sẽ làm giảm cơn cơ thắt tử cung giúp giảm đau.
  • Dùng gừng tươi thái lát mỏng xoa trà xát nơi bị đau hoặc đơn giản hơn là dùng cao dán hay dầu gió thoa khoảng 5-7 phút cũng sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
  • Massage nhẹ nhàng phần vụng bụng dưới khi đến ngày hành kinh giúp cơ bụng không bị co thắt đột ngột cũng là phương pháp giảm đau bụng kinh hiệu quả.
  • Tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin cho cơ thể. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng. Việc bổ sung đầy đủ các chất bao gồm vitamin A, C, B…có vai trò rất quan trọng giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm triệu chứng đau bụng kinh. Một số thực phẩm gợi ý như: thịt dê, trứng gà, gừng, mộc nhĩ..
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể, uống đủ nước sẽ giúp máu kinh được lưu thông dễ dàng hơn, nhanh hơn đồng thời đào thải các chất độc ra ngoài, giảm nhanh triệu chứng đau bụng kinh.
  • Tập luyện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, nhất là các bài tập cho vùng cơ bụng, thì sẽ giúp cho máu được lưu thông và làm giảm cơn đau.

Nhiều người đau bụng kinh thường nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc giảm đau tuy nhiên việc lạm dụng thuốc giảm đau chỉ được lợi trước mắt về lâu sẽ gây các tác dụng phụ ảnh hưởng tới các cơ quan khác như gan thận, dạ dày…. thậm chí sẽ bị nhờn thuốc. Việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ nên dùng trong các trường hợp cấp bách.

Theo Hregulator.net

Xét nghiệm nhằm loại trừ các rối loạn phụ khoa về cấu trúc. Hầu hết bệnh nhân cần

Mang thai trong tử cung và thai ngoài tử cung cần được loại trừ khi thử thai. Nếu nghi ngờ có bệnh viêm vùng khung chậu, thì nuôi cấy dịch cổ tử cung được thực hiện.

Xét nghiệm siêu âm vùng khung chậu có độ nhạy cao với khối u vùng chậu [ví dụ như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u cơ tử cung do lạc niêm mạc] và có thể tìm ra các dụng cụ vòng tránh thai bị mất và nằm bất thường.

Nếu các xét nghiệm này không thể kết luận và triệu chứng vẫn tồn tại, các xét nghiệm khác được thực hiện, như sau:

  • Chụp X quang tử cung buồng trứng hoặc siêu âm bơm nước buồng tử cung để xác định polyps niêm mạc tử cung, u xơ dưới niêm mạc, hoặc bất thường bẩm sinh

  • MRI để xác định các bất thường khác, bao gồm các bất thường bẩm sinh, hoặc, nếu phẫu thuật được lên kế hoạch, để xác định thêm các dị tật đã được xác định trước đó

  • Chụp hệ tiết niệu có tiêm tĩnh mạch, nhưng chỉ khi dị tật tử cung được xác định là gây ra hoặc đóng góp vào chứng đau bụng kinh

Nếu kết quả của tất cả các xét nghiệm khác không kết luận được thì có thể thực hiện nội soi buồng tử cung hoặc nội soi ổ bụng. Phẫu thuật nội soi là phương pháp kiểm tra chính xác nhất vì nó cho phép các bác sĩ lâm sàng trực tiếp kiểm tra tất cả các vùng chậu và các cơ quan sinh sản và để kiểm tra các bất thường.

Đau bụng kinh thường là những cơn đau nhăm nhăm, âm ỉ khiến vùng bụng dưới khó chịu. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều chị em bị đau bụng kinh dữ dội khi hành kinh khiến những “ngày ấy” trở thành nỗi ám ảnh. Vậy bị đau bụng dữ dội khi hành kinh thì nên làm những gì?

Đau bụng dữ dội khi hành kinh là do đâu?

Đau bụng kinh dữ dội có thể gây ra bởi nhiều tác động như:

  • Do cơ thể tiết lượng hormone Prostaglandin [PG] quá nhiều khi đến tháng. Đây là loại hormone có tác dụng cảm nhận cơn đau hoặc quá trình viêm. Vậy nên Prostaglandin trong máu càng cao thì cơn đau bụng kinh càng dữ dội trong những ngày hành kinh.
  • Do lực co thắt tử cung quá lớn. Đến chu kỳ kinh nguyệt lớp niêm mạc tử cung bong ra và lắng xuống lòng tử cung. Lúc này cơ trơn tử cung sẽ hoạt động co bóp tống đẩy lớp niêm mạc tử cung [có lẫn máu] ra bên ngoài. Nếu lực co thắt quá mạnh có thể gây cơn đau bụng đột ngột khiến chị em rất khó chịu.
  • Do tử cung bị các dị tật như: tử cung ngả trước, tử cung ngả sau, hẹp tử cổ tử cung… khiến máu kinh khó thoát ra bên ngoài và gây đau bụng kinh dữ dội.
  • Do các bệnh lý. Cơn đau bụng kinh dữ dội bất thường và kéo dài trong nhiều tháng không tự khỏi cũng có thể gây ra bởi các bệnh lý phụ khoa, bệnh lý vùng chậu ở nữ giới. Các bệnh lý thường gặp như: lạc nội mạc tử cung, lạc tuyến nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, u nang buồng trứng…
  • Do stress, căng thẳng hoặc bị ảnh hưởng tâm lý mạnh trong những ngày hành kinh.
  • Do chế độ ăn không phù hợp. Ăn thức ăn lạnh hoặc uống đồ uống không có lợi như các chất kích thích, đồ uống có chứa cồn…

Bị đau bụng dữ dội khi hành kinh nên làm gì?

Để chữa trị đau bụng kinh dữ dội một cách hiệu quả và triệt để, trước tiên chị em cần tìm chính xác nguyên nhân bệnh từ đó có hướng điều trị phù hợp. Cụ thể:

Trường hợp bị đau bụng dữ dội do bệnh lý gây ra

Nếu chị em bị cảm giác đau bụng kinh dữ dội không thể chịu đựng được mỗi khi hành kinh và kéo dài trong nhiều tháng không tự khỏi. Hãy chủ động thăm khám sức khỏe sinh sản để biết tình hình sức khỏe hiện tại của mình, phát hiện sớm các bệnh lý [nếu có] để từ đó có phương pháp chữa trị phù hợp giúp đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như làm dứt cơn đau bụng kinh.

Đau bụng kinh dữ dội do bệnh lý cần làm gì?

Với các bệnh lý phụ khoa, thường bác sĩ sản phụ khoa sẽ có hướng điều trị nội khoa bằng thuốc uống giúp điều trị bệnh từ bên trong. Tùy thuộc từng nguyên nhân khác nhau mà các loại thuốc điều trị khác nhau.

Lưu ý: Dahuong.vn không đưa ra lời khuyên về các loại thuốc chữa trị đau bụng kinh dữ dội do bệnh lý.

Cách giảm đau bụng dữ dội khi hành kinh không do bệnh lý

Trường hợp chị em đã thăm khám sản phụ khoa nhưng có kết quả trả về bình thường [không có bệnh] nhưng vẫn bị đau bụng dữ dội khi hành kinh có thể tham khảo các cách giảm đau bụng kinh tại nhà như:

Chườm ấm bụng

Chị em có thể chườm ấm bụng bằng các vật dụng ấm như túi sưởi, túi chườm… hoặc tự tạo đồ chườm bụng bằng cách đổ nước nóng vào bình thủy tinh hoặc bình cao su rồi chườm vào vùng bụng dưới. Nước ấm sẽ có tác dụng giúp làm giãn cơ tử cung từ đó co thắt nhịp nhàng hơn, khiến máu kinh được đẩy ra bên ngoài dễ dàng và cơn đau bụng kinh dịu đáng kể.

Massage nhẹ nhàng

Massage vùng bụng dưới nhẹ nhàng cũng là một cách giúp giảm đau bụng kinh nhanh tại nhà. Chị em có thể bắt đầu bằng việc xoa bóp với lực vừa phải quanh vùng bụng dưới giúp cơ bụng giãn ra, bụng nóng ấm và giảm co thắt đột ngột. Để làm tăng hiệu quả, có thể kết hợp sử dụng với dầu nóng

Uống nước ấm, tắm nước ấm trong những ngày nguyệt san.

Uống nước gừng tươi

Lấy vài lát gừng tươi cho vào ấm nước đun sôi khoảng 3 phút thì chắt ra. Pha thêm mật ong và dùng uống khi còn nóng sẽ cảm nhận hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dùng đắp gừng tươi bằng cách giã nát hoặc thái gừng thành từng lát rồi đắp lên vùng bụng dưới trong khoảng 5-7 phút. Hơi nóng của gừng sẽ làm giảm đau bụng kinh.

Uống nước ngải cứu

Ngải cứu là phương thuốc dân gian được từ trước đến nay được nhiều chị em sử dụng trong giảm đau bụng kinh, trị rối loạn kinh nguyệt rất tốt. Con gái có thể lấy ngải cứu cho vào nước đun sôi trong khoảng 5-10 phút thì chắt ra dùng uống trực tiếp để làm giảm cơn đau bụng nhé.

Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý

Vào những ngày hành kinh, chị em nên lựa chọn các thức ăn có tính ấm; không ăn đồ ăn lạnh; thức ăn để nguội. Bổ sung đủ các loại rau xanh, trái cây chứa vitamin C, B6, E như đu đủ, súp lơ xanh, gạo lứt, thịt, cá… trong bữa ăn hàng ngày.

Dùng thuốc giảm đau bụng kinh

Thuốc giảm đau bụng kinh luôn là giải pháp cuối cùng khi các cách giảm đau bụng kinh khác không có hiệu quả. Bởi thuốc giảm đau khi sử dụng trong nhiều tháng có thể gây nhờn thuốc, gây một số tác dụng phụ cho cơ thể. Tuy nhiên đối với phụ nữ bị đau bụng kinh dữ dội không thể chịu đựng được thì có lẽ uống thuốc giảm đau là cách làm có thể tham khảo.

Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau bụng kinh như: Aleve®, Duphaston®, Alverin, Alverin citrat…

Fanpage: //www.facebook.com/dahuonghoalinh

Tác giả: Đỗ Ngọc Diễm Quỳnh

Video liên quan

Chủ Đề