Vì sao giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt hiện nay

Bài 1 trang 17 SGK Địa lí 9

Đề bài

Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Liên hệ đặc điểm dân số - lao động nước ta - Xem tại đây

- Liên hệ những hậu quả do vấn đề thất nghiệp thiếu việc làm gây ra

Lời giải chi tiết

Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì:

- Nước ta có dân số đông [79,7 triệu người_2002] , cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động dồi dào.

- Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm còn cao.

Năm 2005:

Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 5,3%

Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3%

- Nguồn lao động là vốn quý của quốc gia, nếu không sử dụng hết sẽ vừa gây lãng phí, vừa gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, ổn đinh xã hội.

Loigiaihay.com

  • Bài 2 trang 17 SGK Địa lí 9

    Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?

  • Bài 3 trang 17 SGK Địa lí 9

    Dựa vào bảng số liệu 4.1, nêu nhận xét về sự thay đổi trong sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay và ý nghĩa của sự thay đổi đó.

  • Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 16 SGK Địa lí 9

  • Quan sát hình 4.2, hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 16 SGK Địa lí 9

  • Dựa vào hình 4.1 hãy: Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân. Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta. Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động cần có những giải pháp gì?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 15 SGK Địa lí 9

  • Căn cứ vào hình 33.1 và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 121 SGK Địa lí 9

  • Bài 1 trang 112 SGK Địa lí 9

    Hãy nêu sự khác nhau về tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng: Tây Nguyên - Trung du và miền núi Bắc Bộ

  • Tình hình phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ

    Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.

Câu hỏi ôn tập Địa lí 9: Địa lí dân cư

Câu hỏi: Tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta ?Để giải quyết vấn đề này cần có các giải pháp nào ?

Lời giải:

* Việc làm đang là vấn đề gay gắt do:

- Đặc điểm mùa vụ của nghành nông nghiệp , sự phát triển nghề nông thôn còn hạn chế

-> Tình trạng thiếu việc làm lớn [2003: 22,3%].

- Các khu vực thành thị tỉ lệ thât nghiệp tương đối cao .

- Đặc biệt số người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây tăng cao trong khi số việc làm tăng không kịp .

* Cách giải quyết :

- Công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn .

- Tăng vụ, cải tạo giống, chuyên canh các loại cây trồng có năng suất cao .

- Thay đổi kết cấu hạ tầng nông thôn .

- Mỡ thêm nhiều xí nghiệp, nhà máy thu hút lao động .

- Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lí .

2. Một số vấn đề đặt ra

Thời gian qua, mặc dù lực lượng lao động tăng cả về số lượng và trình độ chuyên môn, song vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao động Việt Nam hiện nay, cụ thể:

Một là,lao động phân bổ không đều giữa các vùng: Các vùng đất rộng có tỷ trọng lao động thấp [vùng trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm 13,8% lực lượng lao động, Tây Nguyên chiếm 6,5% lực lượng lao động], phân bổ lao động chưa tạo điều kiện phát huy lợi thế về đất đai, tạo việc làm cho người lao động và tác động tích cực đến sự di chuyển lao động từ các vùng nông thôn ra thành thị. Năm 2017, lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở các vùng Đồng bằng Sông Hồng [21,8%], Đồng bằng Sông Cửu Long [19,1%], Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung [21,6%], các vùng còn lại chiếm 17,2%.

Hai là,chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển:Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ [ngân hàng, tài chính, thông tin viễn thông, du lịch…] và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp. Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế. Kỷ luật lao động của người Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghiệp. Một bộ phận lớn người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.

Ba là,còn nhiều rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động: Phần lớn lao động di cư chỉ đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu, gặp khó khăn về nhà ở, học tập, chữa bệnh... trình độ học vấn của lao động di cư thấp và phần đông chưa qua đào tạo nghề. Hầu hết các khu công nghiệp và khu chế xuất – nơi sử dụng đến 30% lao động di cư không có dịch vụ hạ tầng xã hội [ký túc xá, nhà trẻ, nhà văn hóa, đào tạo nghề, tham gia bảo hiểm xã hội…], lao động di cư ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Tình trạng trên dẫn tới hậu quả là nguồn cung lao động không có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các vùng, các khu công nghiệp, khu chế xuất.

3. Một số định hướng

Xu thế hội nhập và ứng dụng khoa học kỹ thuật ngày càng mạnh mẽ sẽ tác động làm biến đổi thị trường lao động, cụ thể sẽ có nhiều ngành nghề, công việc truyền thống/thủ công sẽ mất đi đồng nghĩa với việc người lao động ở các quốc gia sẽ mất đi nhiều việc làm, cơ hội việc làm nhưng nó cũng mở ra cơ hội xuất hiện nhiều ngành nghề, công việc mới đòi hỏi ít nhân công và chất lượng lao động ở trình độ ngày càng cao hơn.

Đối với Việt Nam, một quốc gia có xuất phát điểm, nền tảng, trình độ [công nghệ, nguồn nhân lực…] hạn chế thì thị trường lao động sẽ gặp nhiều thách thức như: Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài; Sức ép về vấn đề giải quyết việc làm với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm; 46 triệu lao động Việt Nam [lao động chưa qua đào tạo] đứng trước nguy cơ không có cơ hội tham gia làm những công việc có mức thu nhập cao, bị thay thế bởi lao robot, trang thiết bị công nghệ thông minh; Thiếu đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là một số ngành/lĩnh vực chủ lực như bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin… Chất lượng lao động ở nước ta thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, cơ cấu ngành nghề đào tạo có nhiều bất cập. Còn thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động trong một số ngành công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam thấp. Vẫn còn tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ giữa các vùng, khu vực, ngành nghề kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, lao động chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi chính thức, năng suất thấp…

Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta

Video liên quan

Chủ Đề