Vì sao giáo dục là hiện tượng chỉ có ở loài người

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. ĐỀ CƯƠNG MÔN GIÁO DỤC HỌC 1. Giáo dục là hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người: Câu 1: Bằng lý luận và thực tiễn giáo dục hãy phân tích vằ chứng minh “Giáo dục là hiện tượng   đặc trưng của xã hội loài người, hãy rút ra kết luận cần thiết dưới góc độ của nhà giáo dục: Trả lời: 1.Định nghĩa hiện tượng: Hiện tượng là việc thế  hệ  đi trước truyền thụ  hệ  thống kinh nghiệm mà loài người tích lũy được  trong quá tình phát triển của lịch sử. Thế hệ sau lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử đó để  tham gia vào các  hoạt động của đời sống xã hội, để tồn tại và phát triển trong xã hội loài người. 2. Giáo dục là hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người: ­ Giáo dục theo nghĩa rộng là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch thông qua các hoạt động và   các mối quan hệ giữa nhà giáo dục với người được giáo dục, nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh  những kinh nghiệm lịch sử ­ xã hội của loài người để hình thành và phát triển nhân cách. ­ Giáo dục theo nghĩa hẹp là sự tác động của nhà giáo dục đến người được giáo dục giúp họ có được những   tri thức, thái độ, hành vi thói quen đúng đắn về các lĩnh vực tư tưởng ­ chính trị, đạo đức, lao động thẩm mỹ,   thể chất. ­  Giáo dục là một hiện tượng đặc biệt chỉ  có  ở  xã hội loài người. Giáo dục xuất hiện, phát triển gắn bó   cùng loài người.  ­  Ở đâu có con người,  ở đó có giáo dục – giáo dục mang tính phổ  biến. Khi nào còn loài người lúc đó còn   giáo dục – giáo dục mang tính vĩnh hằng.  ­ Giáo dục là một hình thái ý thức xã hội, là hiện tượng văn minh của xã hội loài người.     + Về bản chất, giáo dục là sự truyền đạt và tiếp thu kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người;     + Về mục đích, giáo dục là sự định hướng của thế hệ trước cho thế hệ sau;     + Về phương thức, giáo dục là cơ hội giúp mỗi cá nhân đạt tới hạnh phúc và là cơ sở đảm  bảo cho sự kế thừa, tiếp nối và phát triển những thành quả văn hoá của xã hội loài nguời. ­ Giáo dục là hiện tượng có tính lịch sử  : Giáo dục ra đời theo nhu cầu của lịch sử xã hội, một mặt nó phản   ánh trình độ  phát triển của lịch sử, bị qui định bởi trình độ  phát  triển của lịch sử, mặt khác nó lại tác động   tích cực vào sự phát triển của lịch sử. ­ Giáo dục có tính giai cấp:  Trong xã hội có giai cấp, giáo dục được sử dụng như công cụ của giai cấp cầm  quyền nhằm duy trì quyền lợi của mình thông qua mục đích, nội  dung và phương pháp giáo dục.  ­  Giáo dục có tính dân tộc: Mỗi quốc gia đều có một truyền thống lịch sử, có nền văn hoá riêng, cho nên   giáo dục ở mỗi nước cũng có những nét độc đáo, những sắc thái đặc trưng. Tính dân tộc của giáo dục được   thể hiện trong mục đích nội dung, phương pháp và sản phẩm giáo dục của mình. ­ Cùng với sự  xuất hiện xã hội loài người thì cũng phát sinh một hiện tượng xã hội đặc trưng  đó là hiện  tượng giáo dục. Với tư cách là hiện tượng xã hội giáo dục có mối quan hệ bình đẳng với các hiện tượng xã  hội khác như: Chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, đạo đức v.v Tất cả đều là những hiện tượng nảy sinh tồn tại   trong xã hội loài người, phản ánh các mối quan hệ, những dạng hoạt động khác nhau của con người để phân   biệt với các hiện tượng tự nhiên như: mưa, gió, động đất, bão… do thế giới tự nhiên sinh ra. Loài người muốn tồn tại và phát triển phải luôn duy trì hiện tượng giáo dục. Như vậy dấu hiệu bàn  chất của  giáo dục là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nội dung   của sự  truyền đạt kinh nghiệm xã hội là hệ  thống tri thức, kỹ  năng, kỹ  xảo, hệ  thống phương thức, cách  thức tiến hành hoạt động và hệ thống thái độ trong việc đánh giá cảm xúc đối với nền văn hóa do con người   sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử. Mục đích của sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội là vì lợi ích   chung của toàn xã hội và cá nhân con người, vì sự phát triển xã hội cũng như sự phát triển của mỗi cá nhân. ­ Kinh nghiệm có nguồn gốc từ bên ngoài vừa có tác động qua lại của chủ thể xã hội với thế giói thế   bên ngoài vừa là kết quả của sự tác động đó. Các kinh nghiệm xã hội mà loài người tích lũy được trong quá   trình phát triển sẽ không mất đi mà được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ quá trình giáo dục. ­ Ý nghĩa của giáo dục với tư cách là  hiện tượng xã hội giúp cho sự phát triển tâm lý, ý thức giúp cho   việc tồn tại nền văn hóa nhân loại.
  2. ­ Xã hội muốn tồn tại và phát triển buộc phải tổ  chức, thực hiện hoạt động truyền đạt và lĩnh hội   kinh nghiệm xã hội [phải thực hiện chức năng giáo dục]. Do đó giáo dục là hiện tượng tất yếu, nó mang tính  chất phỏ biến và vĩnh hằng đối với xã hội. Xã hội nào cũng tồn tại hiện tượng giáo dục và cồn tồn tại xã   hội là còn tồn tại giáo dục. KLSP: Giáo dục được coi là là hiện tượng đặc biệt của xã hội tồn tại trong xã hội loài người, nó  phản ánh một hoạt động đặc biệt của con người và các mối quan hệ của con người khi tham gia và các hoạt   động xã hội. Đó là hoạt động tái sản xuất nhân cách, tái sản xuất nhu cầu và năng lực của con người. Giáo dục là một chức năng xã hội nhờ có chức năng này mà xã hội có sự tái sản xuất các hoạt động   xã hội, duy trì và phát triển xã hội đó là nhu cầu sống còn của xã hội.           Cần có cách nhìn đúng đắn về hiện tượng giáo dục. Phê phán những quan điểm sai lầm về hiện tượng   giáo dục.        Giáo dục chỉ tồn tại trong xã hội loài người chứ không có ở loài vật. Ngay cả trường hợp con vật mẹ  dạy con nó một số thao tác nhất định để thích nghi với môi trường;   Ví dụ:  Mèo mẹ dạy mèo con vồ mồi đó là sự truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm nhưng không có quá trình  phát triển. Trải qua hàng triệu năm hiện tượng đó vẫn diễn ra như vậy, ngày nay mèo con vẫn vồ  mồ theo   cách của tổ tiên để lại­> không phải là hiện tượng gd.            Hiện tượng con người huấn luyện khỉ biết đi xe đạp  để làm xiếc hiện tượng này không có sự truyền   thụ và lĩnh hội kinh nghiệm nên không phải là hiện tượng giáo dục. Con khỉ được huấn luyện này không thể  dạy cho thể hệ sau hay đồng loại của nó biết đi xe đạp, hoặc nếu không được tập luyện thường xuyên nó   cũng dần không biết đi xe đạp [quá trình truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm ở loài vật chỉ mang tính chất cá   nhân hay một nhóm cá thể và nó có thể mất đi khi điều kiện sống thay đổi]            Nhưng  ở xã hội loài người con người luôn lĩnh hội và phát triển kinh nghiệm xã hội, chẳng hạn là   ngôi nhà để ở nhưng con người đã tiến từ hang đá tự nhiên đến nhà lá, nhà tranh, nhà ngói, nhà xây và tương   lai là nhà thông minh.. Ngôi nhà không chỉ đơn thuần là nơi để ăn, ngủ, nghỉ ngơi mà còn là nơi nơi học tập,   chữa bệnh, giải trí, mua bán, trao đổi, làm ăn [con người lĩnh hội kinh nghiệm làm phong phú kinh nghiệm   đó và phổ biến rộng rãi trong xã hội loài người, các kinh nghiệm  xã hội  đó là quá trình giáo dục “quá trình  giáo dục chỉ mất đi khi xã hội không tồn tại] Giáo dục  ở  mọi thời đại, mọi thiết chế  khác nhau là khác nhau. Nói một cách khác giáo dục xuất  hiện cùng với sự xuất hiện xã hội loài người, nó mất đi khi xã hội không còn là điều kiện không thể  thiểu   cho sự  tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân và xã hội loài người. Giáo dục là con đường cơ  bản để  loài  người tồn tại và phát triển. Câu 3: Hãy phân tích tính lịch sử và tính giai cấp giáo dục và từ  đó hãy cho ý kiến của mình về   quan điểm sau " Giữ nguyên mô hình giáo dục đã được hình thành ở giai đoạn lịch sử trước đó khi xã   hội đã bước sang giai đoạnlịch sử mới là một việc làm khoa học"  Là một hiện tượng xã hội, GD chịu sự tác động của các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội : kinh   tế, chính trị, xã hội, văn hoá… Khi những quá trình xã hội đó có những biến đổi  thì toàn bộ hệ thống xã hội   tương ứng với hình thái kinh tế xã hội đó cũng biến đổi theo. Ngay những biến đổi về  văn hoá – khoa học   cũng buộc GD phải có những biến đổi tương ứng. Lịch sử phát triển của GD học và nhà trường trên thế giới   cũng như ở nước ta đã khẳng định rất rõ ràng tính quy định của xã hội đối với GD. Đó là một tính quy luật   quan trọng của sự phát triển GD. Do tính quy luật này, GD biến đổi không ngừng trong quá trình lịch sử của xã hội loài người và của xã  hội từng đất nước, từng dân tộc.Vì vậy, GD bao giờ cũng có tính lịch sử cụ thể, tính giai cấp trong xã hội có  giai cấp. Tính lịch sử cụ thể của GD  Giáo dục là hiện tượng ra  đời gắn liền với tiến trình  đi lên của xã hội. Một mặt  nó phản ánh trình độphát triển của lịch sử, bịquy định bởi trình  độphát triển của lịch  sử, mặt khác nó lại tác động tích cực vào sựphát triển của lịch sử.  Giáo  dục  phù  hợp  với  trình  độ phát  triển  của  phương  thức  sản  xuất. Giáo  dục  chịu sựquy định của các quá trình khác: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá … Trình độ sản xuất, tính chất quan hệsản xuất, chế độchính trị, cấu trúc xã hội, hệtưtưởng, nền 
  3. văn hoá, khoa học của một nước trong một giai đoạn lịch sửnhất định đã quy định tính  chất, nhiệm vụ, nội dung của nền giáo dục đó.  Ởmỗi giai đoạn phát triển của xã hội có một trang lịch sửgiáo dục đặc trưng cho  giai đoạn phát triển đó. Nó tương ứng với trình độphát triển kinh tế­ xã hội cũng như với mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục trong mỗi giai đoạn.  ­ Ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử XH  loài người đều có 1 nền GD phù hợp với nó. Khi chuyển   từ hình thái kinh tế ­ XH này sang hình thái kinh tế ­ XH khác thì toàn bộ hệ thống GD tương ứng cũng biến   đổi theo. Như vậy, GD phản ánh trình độ phát triển kinh tế ­ XH và đáp ứng các yêu cầu của kinh tế ­ XH   trong những điều kiện cụ thể. ­ Mỗi quốc gia độc lập có nền GD riêng của nước đó. Nền GD đó 1 mặt vừa phải vận động và phát   triển theo các xu hướng phát triển chung của nền GD nhân loại [phù hợp với phương thức sx chung]; mặt   khác vừa phải giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Như vậy, GD vừa mang tính dân   tộc, vừa mang tính thời đại và tính quốc tế. ­ Trong từng giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia [tương ứng với những giai đoạn lịch sử nhất định]   đòi hỏi phải có 1 hệ thống GD tương ứng nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu phát triển của XH trong giai đoạn   phát triển đó đặt ra. ­Lịch sử loài người đã lần lượt, tuần tự trải qua 5 giai đoạn lịch sử từ thấp đến cao:            + Công xã nguyên thuỷ.                      + Chiếm hữu nô lệ.                      + Phong kiến.                     + Tư bản chủ nghĩa.                     + Cộng sản chủ nghĩa.  Hiện nay, giáo dục Việt Nam có những  đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện  đại hoá  đất   nước. Học tập  đã trở  thành quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi người dân.  Đảng ta  đã khẳng  định rằng: “Phát   triển giáo dục và  đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là   điều kiện để phát huy  nguồn  lực  con  người  ­  yếu  tố cơ bản  để phát  triển  xã  hội,  tăng  trưởng  kinh   tế nhanh và bền vững”. Tính giai cấp của GD trong xã hội có giai cấp Giáo dục là một hiện tượng xã hội, nảy sinh tồn tại cùng với sựtồn tại của xã hội  loài người. Khi xã hội có sựphân chia giai cấp, giáo dục cũng mang tính giai cấp. Tính  giai cấp của giáo dục là quy luật quan trọng của việc xây dựng và phát triển giáo dục  trong xã hội có giai cấp.  3  Trong xã hội có giai cấp, giáo dục  được sửdụng nhưmột công cụcủa giai cấp  cầm quyền nhằm duy trì quyền lợi của mình thông qua mục đích, nội dung và phương  pháp giáo dục. Tính giai cấp chi phối toàn bộnền giáo dục trong xã hội có giai cấp. Ở những chế  độxã hội có giai cấp thì giáo dục cũng mang tính  đặc quyền, giáo dục là  phương thức đấu tranh giai cấp, nhà trường là công cụcủa chuyên chính giai cấp. Giai  cấp thống trịbao giờcũng sửdụng nhà trường nhưlà một phương tiện đểduy trì, củng  cốnền thống trịvà sựáp đặt của nó đối với nhân dân lao động.  Nền giáo dục Việt nam là nền giáo dục xã hội chủnghĩa, có tính nhân dân, dân  tộc, khoa học, hiện  đại lấy chủnghĩa Mác ­ Lê nin và tưtưởng HồChí Minh làm  nền tảng.  Học tập là quyền của mọi công dân. Bậc học tiểu học là bậc học bắt buộc với  trẻem từ6 ­ 14 tuổi. Nhân dân tham gia vào sựphát triển giáo dục. Xã hội hoá giáo  dục là nhằm huy  động mọi nguồn lực vào phát triển giáo dục Việt Nam theo hướng 
  4. chuẩn hóa, hiện đại hóa và phổcập trung học, giáo dục nghềnghiệp.  + Giáo dục là hình thái ý thức xã hội  Giáo dục là hình thái ý thức xã hội, là hiện tượng văn minh của xã hội loài người.  Vềbản chất, giáo dục là sựtruyền đạt lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử­ xã hội của  các thếhệ.  Vềmục  đích, giáo dục là sự  định hướng của thếhệtrước cho sựphát triển của  thếhệsau.  Vềphương thức, giáo dục là cơhội giúp đỡcá nhân đạt đến hạnh phúc và là cơ s ở  đảm  bảo  cho  sự k ế th ừa,  tiếp  nối  và  phát  tri ển  những  thành  quả c ủa  xã  hội  loài người.  + Giáo dục có tính dân tộc  Mỗi quốc gia  đều có một truyền thống lịch sử, có nền văn hoá riêng, cho nên  giáo dục  ởmỗi nước cũng mang nét  độc  đáo, sắc thái  đặc trưng thểhiện trong mục  đích, nội dung, phương pháp và trong sản phẩm giáo dục của mình.  Nền giáo dục hiện đại Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Do tính quy định của xã hội đối với GD nên trong xã hội có giai cấp GD bao giờ cũng mang tính giai   cấp.  Trong cuộc đấu tranh giai cấp thì giai cấp nào nắm được quyền thống trị bao giờ cũng sử  dụng GD,  sử dụng nhà trường như là một phương tiện để duy trì và củng cố sự thống trị.Tính chất giai cấp thấm sâu   vào hệ thống GD trong và ngoài nhà trường.  Còn đối với giai cấp bị trị, bị bóc lột thì thông qua những đại biểu ưu tú của mình đã sử dụng GD như  là một phương tiện đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị. Họ không ngừng đấu tranh giành lại quyền học tập   cho con em mình, cho một nền GD dân chủ, thống nhất, bình đẳng, tạo nên sự phát triển nhân cách hài hoà. Trong xã hội có giai cấp thì không có và không thể có 1 nền GD “trung lập” đứng ngoài chính trị, đứng   ngoài cuộc đấu tranh giai cấp. Tuy nhiên giai cấp tư  sản thường che đậy tính giai cấp của GD bằng luận   điệu tuyên truyền bịp bợm về trường học và GD đứng ngoài chính trị  và phục vụ cho toàn xã hội. Lênin đã  vạch ra tính chất xảo trá của luận điểm đó. Trong xã hội có giai cấp thì không có và không thể có một nền giáo dục trung lập đứng ngoài chính   trị, đứng ngoài cuộc đấu tranh giai cấp. Vì vậy tính giai cấp  của giáo dục là một quy luật quang trọng của   việc xây dựng và phát triển trong xã hội có giai cấp, nhà trường là một công cụ  chuyên chính giai cấp và   hoạt động giáo dục cũng như môi trường nhà trường là một vũ đài đấu tranh giai cấp. Quan điểm  " Giữ nguyên mô hình giáo dục đã được hình thành ở giai đoạn lịch sử trước đó khi   xã hội đã bước sang giai đoạn lịch sử mới là một việc làm khoa học" là quan điểm sai vì nó không phù  hợp với tính giai cấp và tính lịch sử của giáo dục: Trong quá trình phát triển của một quốc gia việc phát triển giáo dục phải tránh khuynh hướng máy  móc trong việc vận dụng kinh nghiệm của các nước đi trước nhưng phải học hỏi những kinh nghiệm xã hội   của nền giáo dục của các nước khác, nhưng không bao giờ được bỏ quan bản sắc văn hóa của dân tộc cũng   như điều kiện cụ thể về kinh tế xã hội và trình độ  phát triển của đất nước để  xây dựng nền giáo dục đặc   trưng của đất nước mình. Nếu giữ nguyên mô hình giáo dục khi điều kiện lịch sử đã thay đổi thì sẽ vi phạm   tính lịch sử và không đáp ứng được sự phát triển của đất nước. Nên khi lịch sự đã thay đổi ta cần phải đổi   mới giáo dục cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của đất nước [Phải cải cách giáo dục khi   các điều kiện đã chín muồi] 2. Giáo dục là một khoa học: Câu 1: Hãy phân tích đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của giáo dục từ đó hãy cho ý kiến của   mình về vai trò của giáo dục học đối với giáo dục thực tiễn Việt Nam: Trả lời:
  5. Giáo dục là một hiện tượng đặc biệt của xã hội có tính phức tạp về nhiều mặt, nhiều khía cạnh, có   nhiều ngành  khoa học đã đi vào ngiên cứu nó như: Kinh tế học, xã hội học, triết học, chính trị học... Sự đóng góp của nhiều ngành khoa học trong việc nghiên cứu giáo dục học đã khẳng định giá trị của   nó. Tuy nhiên  những ngành khoa học này không thể  hiện được bản chất của nó và các mối quan hệ  trong   quá trình hình thành và phát triển nhân cách, đến sự  phối hợp giữa nhà giáo dục và người được giáo dục.   Việc nghiên cứu bản chất của giáo dục cần phải khoa học đòi hỏi sự ra đời của chuyên ngành khoa học đó   là giáo dục học. Như vậy giáo dục học được coi là khoa học nghiên cứu bản chất, quy luật, khuynh hướng   và tương lai của quá trình giáo dục. Trên cơ sở đó giáo dục học nghiên cứu lý luận và cách tổ chức, phương   pháp, hình thức của nhà giáo dục, cách thức hoạt động của người được giáo dục, từ  đó ta thấy đối tượng  của giáo dục là giáo dục toàn diện, thực hiện có mục đích được tổ chức trong một xã hội nhất định. Quá trình giáo dục là quá trình hình thành nhân cách được tổ  chức một cách có mục đích, có kế  hoạch, căn cứ vào mục đích, những điều kiện xã hội quy định được thực hiện nhờ thông hoạt động giữa nhà   giáo dục và người được giáo dục giúp người được giáo dục chiếm lĩnh kinh nghiệm kinh nghiệm xã hội. Quá trình giáo dục có tính định hướng diễn ra trong thời gian nhất định biểu hiện thông qua hoạt  động của con người vận động do tác động của nhân tố  bên trong [Di tuyền] bên ngoài [Môi trường xã hội,   giáo dục học] Quá trình giáo dục là sự thống nhất của 2 quá trình: Quá trình dạy học và quá trình giáo dục, các quá   trình này đều thực hiện chức năng chung của giáo dục trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Quá trình giáo dục là sự vận động từ mục đích của giáo dục đến các kết quả của nó, tioanf toàn vẹn  như là sự thống nhất nội tại của các thành tố trong quá trình giáo dục. Quá trình giáo dục được xem như là một hệ thống bao gồm: Mục đích giáo dục, nội dung giáo dục,  phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, nhà giáo dục, người được giáo dục, kết quả giáo dục. Quá trình giáo dục luôn có sự  phối hợp giữa người giáo dục và người được giáo dục giúp người  được giáo dục chiếm lĩnh giá trị văn hóa của nhân loại, hình thành và phát triển nhân cách. + Nhiệm vụ của giáo dục: Giải thích nguồn gốc phát sinh, phát triển và bản chất của hiện tượng giáo dục, phân biệt các mối  quan hệ có tính quy luật và tính ngẫu nhiên, tìm ra các quy luật chi phối quá trình giáo dục để tổ chức chúng   có hiệu quả cao. Giáo dục học nghiên cứu, dự báo tương lai gần và tương lai xa của giáo dục, nghiên cứu xu thế phát  triển và mục tiêu chiến lược của giáo dục trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội. Từ  đó xây dựng   chương trình giáo dục cụ thể đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Nghiên cứu xây dựng các lý thuyết giai đoạn mới hoàn thiện các mô hình giáo dục dạy học, phân tích   kinh nghiệm tìm ra con đường gắn nhất và các phương tiện để  áp dụng vào thực tiễn giáo dục trên cơ  sở  các thành tựu khoa học, chức năng giáo dục còn nghiên cứu các phương tiện mới nhằm nâng cao hiệu quả  giáo dục. Trên cơ sở phân tích đối tượng và nhiệm vụ dạy học của giáo dục học. Đối với đất nước ta là một   nước đang phát triển, Đảng và Nhà nước đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Việc nắm được đối   tượng để  xây dựng mục tiêu giáo dục nhằm đưa giáo dục VN tiến lên bền vững. Xây dựng mục tiêu là   CNH­HĐH đất nước, nâng cao trình độ  tri thức cho mọi người bằng cách cải cách giáo dục, tích cực đổi   mới phương pháp [người dạy chỉ hướng dẫn, còn người học chủ động lĩnh hội tri thức, chuyển từ dạy học   sang tự  học], đổi mới cách thức dạy học, mô hình dạy học, trang bị thiết bị đáp ứng việc dạy và học, ứng  dụng khoa học công nghệ vào dạy học tăng cường trang bị thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lương dạy ­  học. 3. Hệ thống các khoa học giáo dục và mối quan hệ giữa chúng Câu 1: Hãy trình bày sự hiểu biết của mình về hệ thống các khoa học giáo dục và mối quan hệ   giữa khoa học giáo dục và các khoa học khác. Trả lời: *] Hệ thống khoa học giáo dục:  Quá trình phát triển xã hội luôn đi kèm với sự  tích lũy tri thức  ở  tất các các lĩnh vực trong đó có giáo dục.   Giáo dục học được chia thành các chuyên ngành khoa học riêng biệt tạo thành hệ thống khoa học giáo dục   gồm:
  6. ­ Giáo dục đại cương nghiên cứu quy luật cơ bản của giáo dục học ­ Giáo dục học lứa tuổi [Giáo dục trước tuổi đi học, giáo dục trong nhà trường và giáo dục người   lớn] nghiên cứu khía cạnh về lứa tuổi của việc dạy học và giáo dục. ­ Giáo dục khuyết tật nghiên cứu giáo dục cho người khuyết tật ­ Giáo dục bộ môn nghiên cứu việc áp dụng quy luật chung vào dạy các môn cụ thể ­Lịch sử giáo dục và giáo dục học nghiên cứu sự phát triển của các tư tưởng và thực tiễn giáo dục ở  các thời kỳ lịch sử khác nhau. ­ Giáo dục theo chuyên ngành. *] Mối quan hệ giữa giáo dục học với các ngành khoa học khác Giáo dục với triết học: Mối quan hệ này là một quan hệ  lâu dài và có hiệu quả, các tư  tưởng triết   học đã hình thành quan điểm và lý luận giáo dục, nó làm cơ sở cho phương pháp luận của giáo dục học. Giáo dục học và sinh lý học: Sinh lý học được coi là cơ  cở  của giáo dục học, việc nghiên cứu giáo   dục học phải dựa trên sinh lý học như: Hệ thần kinh cao cấp, đặc điểm các loại thần kinh, hoạt động của   hệ thống tín hiệu thứ nhất và thư hai.....  giúp giáo dục học xây dựng hệ thống giáo dục phù hợp với sinh lý   lứa tuổi,  khả năng lĩnh hội của các đối tượng dược giáo dục.. Giáo dục học với tâm lý học: Tâm lý học cung cấp cho giáo dục những tri thức là  bản chất, cơ chế,   diễn biến và các điều kiện tổ  chức quá trình bên trong sự  hình thành và phát triển nhân cách theo từng lứa   tuổi, từng giai đoạn Giáo dục học với điều khiển học: Điều khiển học là môn khoa học nghiên cứa lôgic những quá trình  trong tự nhiên và xã hội. Nó xác định những cái chung, quy định sự vận hành của các quy định đó. Giáo dục   học vận dụng điều khiển học để xây dựng lý thuyết giáo dục học. Giáo dục học và xã hội học: Giáo dục học giúp xã hội phát triển 4. Các chức năng xã hội của giáo dục Câu 1: Phân tích các chức năng của giáo dục, chứng minh việc thực hiện các chức năng này trong   thực tiễn giáo dục VN. Trả lời:  GD chịu sự quy định của xã hội nhưng điều đó không có nghĩa GD thụ động chịu sự  tác động của xã   hội mà GD cũng có tác động tích cực trở lại xã hội thông qua thực hiện những chức năng xã hội, đó là: Chức năng tái sản xuất con người Chức năng tái sản xuất xã hội Hai chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động, hỗ trợ lẫn nhau. Trong xã hội chúng ta,  hai chức năng trên được cụ thể hoá thành ba chức năng sau: ­ Chức năng kinh tế ­ sản xuất Nói GD có chức năng kinh tế ­ sản xuất có nghĩa là GD có khả năng tác động đến quá trình sx xã hội và góp  phần tăng trưởng nền kinh tế của quốc gia. Chức năng này thể hiện như sau:  ­ GD có vai trò quan trọng để tái sản xuất sức LĐ xã hội: GD tạo ra sức lao động mới ở 1 trình độ cao   hơn, khéo léo hơn, hiệu quả hơn để thay thế sức lao động cũ bị mất đi. Vì vậy, GD tạo ra 1 năng suất LĐ xã   hội cao hơn, có tác dụng đẩy mạnh sản xuất và phát triển kinh tế. Tác động của GD đến KT – SX chính nằm ở sức lao động của con người; có sức lao động con người   mới làm ra của cải cho XH. GD góp phần tạo ra sức LĐ ấy bằng cách phát triển những năng lực chung và   năng lực chuyên biệt của con người. [năng lực chung là học vấn, phẩm chất..., năng lực chuyên biệt là năng   lực nghề nghiệp]. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin và nền kinh tế tri thức ngày nay, xã hội đặt ra yêu cầu rất cao   ở nguồn nhân lực LĐ: phải có trình độ học vấn cao, có kiến thức sâu sắc, tay nghề vững vàng, có tính năng   động, linh hoạt, dễ thích nghi thì vai trò của GD càng quan trọng. ­ GD là con đường chủ đạo để rút ngắn thời gian LĐ tất yếu trong XH và nâng cao hiệu suất LĐ , GD,  bồi dưỡng nâng cao trình độ khoa học và kĩ năng cho người LĐ sẽ rút ngắn được thời gian LĐ tất yếu trong   XH. ­ Khoa học kĩ thuật đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; trong khi đó GD là con đường   hữu hiệu để phổ biến và phát triển khoa học kĩ thuật.
  7. ­ GD là điều kiện quan trọng để nâng cao trình độ quản lí kinh tế: quản lí kinh tế có khả năng thúc đẩy   sx và kinh tế của XH tăng trưởng. Muốn vậy phải có đội ngũ quản lí kinh tế đủ về số lượng và chất lượng.  GD có thể bồi dưỡng được 1 đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế đông đảo, nâng cao trình độ quản lí kinh tế cũng như  khả năng quyết định chính sách cho đội ngũ này ­ Chức năng chính trị ­ xã hội Trong một chế độ chính trị, giai cấp cầm quyền bao giờ cũng sử dụng GD để duy trì chế độ  chính trị,   phục vụ mục tiêu chính trị và lợi ích mà giai cấp đó đại diện. Đồng thời, GD còn có khả  năng tác động tới   cấu trúc xã hội [tức là tập hợp các bộ phận của XH], cụ thể là tác động đến cá nhân, các giai cấp, các nhóm   giai tầng trong xã hội góp phần làm thay đổi cấu trúc cũng như tính chất của chúng theo hướng giảm bớt sự  khác biệt, tạo ra sự thuần nhất trong cấu trúc XH. Cụ thể: ­ Trong XH có giai cấp đối kháng, giai cấp thống trị sử dụng GD để duy trì xã hội mang tính đẳng cấp.  ­ Trong XH không có giai cấp đối kháng, giai cấp cầm quyền thông qua GD làm cho cấu trúc XH trở nên   thuần nhất hơn, hướng tới sự công bằng cho mọi người. Nghĩa là GD làm cho khoảng cách giữa các tầng lớp   XH xích lại gần nhau, góp phần xóa bỏ sự  phân chia XH thành giai cấp bằng cách nâng cao trình độ  văn hóa   chung. ­ Thông qua đào tạo, GD nâng cao trình độ học vấn cho các thành viên của XH. Đây là 1 trong những điều   kiện để mỗi cá nhân có thể thay đổi vị trí, vai trò XH của bản thân [kể cả việc chuyển đổi giai cấp]. Điều này  sẽ dẫn đến những thay đổi về số lượng trong cấu trúc XH [về phương diện giai cấp, nghề nghiệp].  ­ Cũng bằng việc nâng cao học vấn cho cá nhân của từng giai cấp mà GD đã góp phần tạo ra những  thay đổi về  tính chất của các giai cấp theo hướng vươn đến chiếm lĩnh những giá trị  văn minh của nhân  loại. ­ GD nâng cao nhận thức của công dân, tạo cho họ có cơ sở để thực hiện những hành vi đúng trong các   mối quan hệ XH của mình. Do đó, quan hệ XH sẽ phát triển theo hướng ngày càng trở nên thuần khiết hơn. ­ Chức năng tư tưởng –  văn hoá GD có khả năng to lớn trong việc xây dựng một hệ tư tưởng, xây dựng 1 lối sống phổ biến trong toàn  xã hội, đồng thời nâng cao trình độ văn hóa cho cộng đồng và xã hội..., bởi vì: ­ Hệ tư tưởng và lối sống không được hình thành và phát triển 1 cách tự phát mà phải được thực hiện 1  cách có ý thức. Hệ  tư  tưởng  ảnh hưởng đến toàn xã hội là kết quả  của quá trình tác động 1 cách thường   xuyên, liên tục của GD tới XH [thông qua đào tạo và dạy học mà tác động đến 1 số lượng lớn dân cư]. ­ GD góp phần nâng cao dân trí, nhờ đó phát triển đời sống tinh thần của nhân dân và làm cho đời sống   tinh thần của XH ngày càng phát triển. Dưới góc độ văn hóa, thế giới ngày nay coi GD là con đường cơ bản để giữ  gìn và phát triển văn hóa.   A. Toffer, nhà tương lai học người Mĩ phát biểu tại hội đồng Liên hợp quốc khóa 15 [1990]: “Một dân tộc   không được GD – dân tộc đó sẽ bị loài người đào thải, một cá nhân không được GD – cá nhân đó sẽ  bị  XH   loại bỏ”.  KL chung:  Để thực hiện tốt chức năng này, GD nước ta phải tập trung thực hiện những yêu cầu cơ bản sau: ­ GD phải gắn với thực tiễn xã hội, đáp  ứng nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển KT – SX trong   từng giai đoạn cụ thể. ­ Xây dựng nền GD quốc dân cân đối đa dạng nhằm thực hiện 3 mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo   nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. ­ Hệ thống GD quốc dân không ngừng đổi mới ND, PP, phương tiện để nâng cao chất lượng GD [nâng   cao chất lượng nguồn nhân lực]. ­ GD thông qua các chức năng của mình đã tác động sâu sắc và toàn diện tới các lĩnh vực khác nhau của   đời sống xã hội. Điều này khẳng định GD là nhân tố, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội. ­ Nhận thức rõ vai trò của GD với sự phát triển xã hội nên Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm và   đường lối phát triển rất đúng đắn là: “Coi GD và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho GD là đầu tư  cho phát triển”. “GD vừa là mục đích vừa là động lực, của sự phát triển xã hội” Ba chức năng trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chức năng nào cũng có vai trò quan trọng. Vì thế  không nên tuyệt đối hóa bất kì chức năng nào
  8. Ba chức năng trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chức năng nào cũng có vai trò quan trọng. Vì thế  không nên tuyệt đối hóa bất kì chức năng nào Câu 2: Hãy phân tích các chức năng xã hội của giáo dục và liên hệ việc thực hiện các chức năng   xã hội của giáo dục trong giai đoạn lịch sử Việt Nam hiện nay. Trả lời:  GD chịu sự quy định của xã hội nhưng điều đó không có nghĩa GD thụ động chịu sự  tác động của xã   hội mà GD cũng có tác động tích cực trở lại xã hội thông qua thực hiện những chức năng xã hội, đó là: Chức năng tái sản xuất con người Chức năng tái sản xuất xã hội Hai chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động, hỗ trợ lẫn nhau. Trong xã hội chúng ta,  hai chức năng trên được cụ thể hoá thành ba chức năng sau: ­ Chức năng kinh tế ­ sản xuất Nói GD có chức năng kinh tế ­ sản xuất có nghĩa là GD có khả năng tác động đến quá trình sx xã hội và góp  phần tăng trưởng nền kinh tế của quốc gia. Chức năng này thể hiện như sau:  ­ GD có vai trò quan trọng để tái sản xuất sức LĐ xã hội: GD tạo ra sức lao động mới ở 1 trình độ cao   hơn, khéo léo hơn, hiệu quả hơn để thay thế sức lao động cũ bị mất đi. Vì vậy, GD tạo ra 1 năng suất LĐ xã   hội cao hơn, có tác dụng đẩy mạnh sản xuất và phát triển kinh tế. Tác động của GD đến KT – SX chính nằm ở sức lao động của con người; có sức lao động con người   mới làm ra của cải cho XH. GD góp phần tạo ra sức LĐ ấy bằng cách phát triển những năng lực chung và   năng lực chuyên biệt của con người. [năng lực chung là học vấn, phẩm chất..., năng lực chuyên biệt là năng   lực nghề nghiệp]. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin và nền kinh tế tri thức ngày nay, xã hội đặt ra yêu cầu rất cao   ở nguồn nhân lực LĐ: phải có trình độ học vấn cao, có kiến thức sâu sắc, tay nghề vững vàng, có tính năng   động, linh hoạt, dễ thích nghi thì vai trò của GD càng quan trọng. ­ GD là con đường chủ đạo để rút ngắn thời gian LĐ tất yếu trong XH và nâng cao hiệu suất LĐ , GD,  bồi dưỡng nâng cao trình độ khoa học và kĩ năng cho người LĐ sẽ rút ngắn được thời gian LĐ tất yếu trong   XH. ­ Khoa học kĩ thuật đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; trong khi đó GD là con đường   hữu hiệu để phổ biến và phát triển khoa học kĩ thuật. ­ GD là điều kiện quan trọng để nâng cao trình độ quản lí kinh tế: quản lí kinh tế có khả năng thúc đẩy   sx và kinh tế của XH tăng trưởng. Muốn vậy phải có đội ngũ quản lí kinh tế đủ về số lượng và chất lượng.  GD có thể bồi dưỡng được 1 đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế đông đảo, nâng cao trình độ quản lí kinh tế cũng như  khả năng quyết định chính sách cho đội ngũ này ­ Chức năng chính trị ­ xã hội Trong một chế độ chính trị, giai cấp cầm quyền bao giờ cũng sử dụng GD để duy trì chế độ  chính trị,   phục vụ mục tiêu chính trị và lợi ích mà giai cấp đó đại diện. Đồng thời, GD còn có khả  năng tác động tới   cấu trúc xã hội [tức là tập hợp các bộ phận của XH], cụ thể là tác động đến cá nhân, các giai cấp, các nhóm   giai tầng trong xã hội góp phần làm thay đổi cấu trúc cũng như tính chất của chúng theo hướng giảm bớt sự  khác biệt, tạo ra sự thuần nhất trong cấu trúc XH. Cụ thể: ­ Trong XH có giai cấp đối kháng, giai cấp thống trị sử dụng GD để duy trì xã hội mang tính đẳng cấp.  ­ Trong XH không có giai cấp đối kháng, giai cấp cầm quyền thông qua GD làm cho cấu trúc XH trở nên   thuần nhất hơn, hướng tới sự công bằng cho mọi người. Nghĩa là GD làm cho khoảng cách giữa các tầng lớp   XH xích lại gần nhau, góp phần xóa bỏ sự  phân chia XH thành giai cấp bằng cách nâng cao trình độ  văn hóa   chung. ­ Thông qua đào tạo, GD nâng cao trình độ học vấn cho các thành viên của XH. Đây là 1 trong những điều   kiện để mỗi cá nhân có thể thay đổi vị trí, vai trò XH của bản thân [kể cả việc chuyển đổi giai cấp]. Điều này  sẽ dẫn đến những thay đổi về số lượng trong cấu trúc XH [về phương diện giai cấp, nghề nghiệp].  ­ Cũng bằng việc nâng cao học vấn cho cá nhân của từng giai cấp mà GD đã góp phần tạo ra những  thay đổi về  tính chất của các giai cấp theo hướng vươn đến chiếm lĩnh những giá trị  văn minh của nhân  loại.
  9. ­ GD nâng cao nhận thức của công dân, tạo cho họ có cơ sở để thực hiện những hành vi đúng trong các   mối quan hệ XH của mình. Do đó, quan hệ XH sẽ phát triển theo hướng ngày càng trở nên thuần khiết hơn. ­ Chức năng tư tưởng –  văn hoá GD có khả năng to lớn trong việc xây dựng một hệ tư tưởng, xây dựng 1 lối sống phổ biến trong toàn  xã hội, đồng thời nâng cao trình độ văn hóa cho cộng đồng và xã hội..., bởi vì: ­ Hệ tư tưởng và lối sống không được hình thành và phát triển 1 cách tự phát mà phải được thực hiện 1  cách có ý thức. Hệ  tư  tưởng  ảnh hưởng đến toàn xã hội là kết quả  của quá trình tác động 1 cách thường   xuyên, liên tục của GD tới XH [thông qua đào tạo và dạy học mà tác động đến 1 số lượng lớn dân cư]. ­ GD góp phần nâng cao dân trí, nhờ đó phát triển đời sống tinh thần của nhân dân và làm cho đời sống   tinh thần của XH ngày càng phát triển. Dưới góc độ văn hóa, thế giới ngày nay coi GD là con đường cơ bản để giữ  gìn và phát triển văn hóa.   A. Toffer, nhà tương lai học người Mĩ phát biểu tại hội đồng Liên hợp quốc khóa 15 [1990]: “Một dân tộc   không được GD – dân tộc đó sẽ bị loài người đào thải, một cá nhân không được GD – cá nhân đó sẽ  bị  XH   loại bỏ”.  Việc thực hiện các chức năng xã hội của giáo dục trong giai đoạn lịch sử Việt Nam hiện nay đã cơ bản   đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, với chủ trương “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” “Đầu tư  cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm sâu sắc đến giáo dục: Đầu tư kinh   phí nâng cao cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy học  ứng dụng khoa học và công nghệ  thông tin, tích cực   chỉ  đạo đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng kế  hoạch đổi mới nội dung chương trình[thay sách giáo  khoa, giảm tải nội dung] đổi mới kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng nâng cao trình độ  cho người dạy nhằm đáp   ứng chuẩn kiến thức để bắt kịp sự phát triển nền giáo dục nhân loại.  Với phương châm đi tắt đón đầu về  khoa học và công nghệ  để  phục vụ  sự  nghiệp CNH ­ HĐH đất   nước đòi hỏi giáo dục phải đáp ứng được việc đào tạo ra những sản phẩm vừa hồng vừa chuyên phục vụ  cho sự phát triển đất nước Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam không thể  đứng ngoài cuộc nhưng để  tham gia vào  lĩnh vực này đòi hỏi phải có đội ngũ lao động có trình độ  cao, làm chủ khoa học công nghệ. Do đó đòi hỏi   giáo dục phải đào tạo ra những sản phẩm này đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Sự hội nhập còn làm ảnh hưởng đến tư tương ­ văn hóa, một xã hội hội nhập phải là xã hội tiên tiến  nhưng phải giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, vấn đề  này bị  chi phối bởi sự hình thành và phát triển nhân  cách  của mỗi con người trong xã hội, đặt ra cho giáo dục một nhiệm vụ  hết sức quan trọng là “Dạy chữ  phải đi đôi với dạy người” để con người Việt Nam có thể tham gia hội nhập quốc tế nhưng không làm mất   bản sắc văn hóa của dân tộc Câu 3: Bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng tỏ  rằng "Giáo dục và là điều kiện vừa là động lực   phát triển xã hội"  Trả lời: Giáo dục với các chức  cơ bản sau: + Chức năng kinh tế  sản xuất: Thể hiện của chức năng này là tái sản xuất sức lao động xã hội. Để  giáo dục thực hiện chức năng này Giáo dục được nhận thức như động lực để  phát triển xã hội. Vì có phát   triển giáo dục thì xã hội mới phát triển, mặt khác khi xã hội phát triển sang hình thái kinh tế ­ chính trị khác   giáo dục cũng phải biến đổi theo để đáp ứng nhu cầu mới của xã hội. Giáo dục tạo ra nguồn lao động có tri thức cao tạo điều kiện cho việc áp dụng khoa học công nghệ  vào sản xuất, giảm bớt giá thành sản phẩm, ít tốn nguyên liệu, đem lại hiệu quả kinh tế cao. + Chức năng tư  tưởng ­ chính trị: Giáo dục là công cụ  của giai cấp cầm quyền trong xã hội có giai   cấp để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính trị. Yêu cầu của giáo dục thể hiện ở chức năng này là duy trì   kết cấu xã hội, duy trì kỷ cương xã hội. Xây dựng hệ tư  tưởng chi phối toàn xã hội thông qua tổ chức các   hoạt động giáo dục + Chức năng văn hóa ­ xã hội: Thể hiện ở chức năng giáo dục giữ gìn và phát triển văn hóa nhân loại  thông qua giáo dục nền văn hóa được tiếp nối và bổ sung tạo nên giá trị văn hóa của nhân loại và giá trị văn   hóa của mỗi cá nhân. Qua các chức năng của giáo dục thì giáo dục có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế  ­ xã  hội, sự hình thành và phát triển nhân các của mỗi cá nhân và hình thành nền văn hóa nhân loại. Một xã hội  
  10. không có giáo dục thì xã hội đó không tồn tại, một xã hội mà giáo dục không phát triển thì xã hội đó không  phát triển. Trong thực tiễn xã hội luôn luôn biến đổi và phát triển không ngừng, nhu cầu của con người trong  xã hội cũng đòi hỏi ngày một cao. Việc phát triển giáo ducjn tạo điều kiện cho mọi người phát triển kinh tế  nâng cao chất lượng cuộc sống nhưng vẫn luôn giữ được bản sắc văn hóa riêng biệt. Tạo điều kiện cho xã  hội ngày càng cao hướng con người đến tri thức mới tạo điều kiện cải tạo xã hội nâng cao chất lượng cuộc   sông cả vật chất lẫn tinh thần. Câu 4: Hãy phân tích các chức năng xã hội của giáo dục và từ đó hãy cho ý kiến của mình về vai   trò của giáo dục  xã hội chủ nghĩa đối với sự phát triển xã hội VN. Trả lời: Giáo dục chịu sự quy định của xã hội nhưng điều đó không có nghĩa là giáo dục thụ động chịu sự tác  động của xã hội, mà giáo dục cũng có tác động tích cực trở lại xã hội thông qua thực hiện chức năng xã hội   đó là: Chức năng tái sản xuất con người Chức năng tái sản xuất xã hội Trong xã hội hai chức trên được cụ thể hóa bằng 3 chức năng cơ bản sau: Chức năng kinh tế ­ sản xuất, chức năng chính trị ­ xã hội, chức năng tư tưởng ­ văn hóa. Với các chức năng của giáo dục trong thế kỷ XXI thế kỷ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.   Sự chuyển biến này đã tác động đến tất cả các lĩnh vực làm biển đổi nhanh chống và sâu sắc đời sống vật   chất và tinh thần của văn hóa. Sự chuyển biến to lớn này là thành quả của sự ra đời công nghệ cao, toàn cầu  hóa và hội nhập về kinh tế, văn hóa, sự  hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức; đứng trước bổi cảnh   lịch sử mới và những thách thức  chưa từng có đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có những định hướng đúng   đắn cho giáo dục. Từ đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách thức giáo dục ở tất cả các cấp học và   tổ chức lại hệ thống giáo dục phù hợp với điều kieenh phát triển kinh tế  định hướng XHCN, xây dựng đất   nước giàu mạnh ­ dân chủ ­ văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc nhưng phải đáp ứng được nguồn lao đọng có   tri thức có tay nghề  cao và làm chủ  công nghệ. Muốn làm được điều đó chúng ta phải thực hiện đổi mới   giáo dục toàn diện với phương châm"Giáo dục là sự nghiệp hàng đầu của quốc gia" ­ Đảng và nhà nước ta đã chỉ đạo : “GD là QSHĐ” tập trung vào 4 điểm chủ yếu sau: + Mục tiêu về GDĐT là mục tiêu ưu tiên quốc gia. + Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện mục tiêu ở tầm quyền lực quốc gia. + Chính sách đầu tư thuộc hàng ưu tiên ngân sách mỗi năm một tăng. + Hệ thống chính sách đối với người dạy, người học ngày càng thể  hiện sự tôn vinh của XH; Phát huy các  giá trị đức tài của mọi công dân thông qua GDĐT. Xã hội hóa GD: Mục tiêu là thu hút mọi thành phần trong XH tham gia đóng góp phát triển sự nghiệp   GD và được hưởng các quyền lợi GD. XHHGD đòi hỏi nhà trường cần phải được hỗ trợ nhiều mặt bởi các thành phần của XH đó là GD cho mọi   ng và mọi người làm GD. Đa dạng hóa các loại hình nhà trường và các hình thức gd; khuyến khích huy động   và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp GD.Mọi tổ chức, gia đình và công dân có   trách nhiệm chăm lo sự nghiệp GD phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu GD, xây dựng môi trường   GD lành mạnh và an toàn”. GD suốt đời: là một xu thế  tất yếu cần thiết trong XH hiện nay bởi nó thường   xuyên làm giàu tiềm năng của mọi cá nhân, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của XH. Học tập suốt đời là một   định hướng mới, người dạy đóng vai trò hướng dẫn còn người học chủ  động, tích cực tiếp nhận tri thức   bằng nhiều hình thức. Muốn hoạt động học tập suốt đời đạt hiệu quả cần chú ý tới 4 nội dung chính: Học   để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Áp dụng sáng tạo công nghệ thông tin vào quá trình GD: sẽ mở rộng năng lực của cá nhân để  nắm   được thông tin nhằm giải quyết vấn đề  trong suốt cuộc đời của họ.Trong kỉ  nguyên của công nghệ  thông   tin, các phương tiện hiện đại phục vụ cho GD&ĐT là không thể thiếu. Đổi mới mạnh mẽ quản lí GD: hoạt động quản lí GD là làm cho các bộ phận cấu thành của hệ thống  GD vận hành đúng mục đích, cân đối, hài hòa, làm cho hoạt động của toàn hệ thống đạt hiệu quả cao. Cần đổi mới tư duy, cơ chế và phương thức quản lí GD theo hướng nâng cao hiệu quả quản lí GD của nhà  nước và phân cấp nhằm phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GD. Đ. Mới quản lí GD theo hướng: đổi mới về tổ chức, về đào tạo bồi dưỡng, về thông tin trong quản lí.
  11. Phát triển GD đại học: Nền kinh tế tri thức là kết quả  nhưng cũng là động lực của sự phát triển sự  nghiệp GD all các quốc gia trên thế  giới  ở  các mức độ  khác nhau, đặc biệt là GD ĐH.Cuộc sống XH, thị  trường luôn đòi hỏi đổi mới công nghệ, sản phẩm thì vai trò, vị trí GD ĐH càng trở lên quan trọng. 5. Xã hội hiện đại và những thách thức đặt ra cho xã hội: Câu 1: Hãy trình bày hiểu biết của mình về  một xã hội hiện đại và thách thức đặt ra cho giáo   dục. Theo anh chị cần làm gì trước những thách thức đặt ra cho giáo dục Trả lời: Đầu thế kỷ XXI trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học ­ công nghệ sự chuyển biến từ thời kỳ  công nghiệp sang thời kỳ phát triển công nghệ  thông tin và kinh tế  tri thức đã tác động đến tất cả  các lĩnh   vực của đời sống xã hội làm chuyển biến nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần cảu xã hội. Cuộc cachs mạng khoa học công nghệ: Tri thức nhân loại trên mọi lĩnh vực đặc biệt là khoa học tự  nhiên và công nghệ  đã phát triển tăng tốc so với nhiều thế  kỷ  trước, sự phát triển khoa học công nghệ  đã   hình thành các ngành khoa học công nghệ  cao như: Công nghệ  sinh học, công nghệ  vật liệu, công nghệ  thông tin đã tác động và làm đổi phương thức học tập, làm việc, giải trí của từng người làm thay đổi mối   quan hệ cá nhân với nhà nước, thay đổi các phương thức thương mại quốc tế, quân sự, làm thay đổi cơ bản   các đặc tính văn hóa, giáo dục. Công nghệ  cao đưa yếu tố  thông tin và tri thức lên hàng đầu làm giảm sự  tiêu hao năng lượng, nhân lực,   nguyên liệu nâng cao chất lượng sản phẩm đến tuyệt hảo, hạ giá thành, đảm bảo sự cạnh tranh và hòa nhập   thế giới. Giáo dục và đào tạo cung cấp nguồn nhân lực và nhân tài cho sự phát triển khoa học công nghệ đáp   ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan vừa là quá trình hợp tác   để  phát triển vừa là quá trình đấu tranh để  bảo vệ  lợi ích quốc gia. Toàn cầu hóa và kinh tế  là cuộc cách   mạng về phương pháp và tổ chức sản xuất để tham gia vào đó đòi hỏi các quốc gia phải tăng hàm lượng tri   thức về khoa học công nghệ trong các sản phẩm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Về văn hóa, lối sống có tính quốc tế tạo ra thị trường liên thông giữa các quốc gia, sự di cư ồ ạt của   con người từ nước này sang nước khác, sự giao lưu văn hóa tạo điều kiện cho nền văn hóa tiếp thu các tinh  hoa văn hóa của nhân loại phát triền nền văn hóa của dân tộc mình. Vấn đề  toàn cầu hóa về  văn hóa dẫn   đến đồng bọ hóa văn hóa làm phát sinh chiến tranh, dân số, ô nhiễm môi trường, đói nghèo, bệnh tật và các  tệ nạn xã hội. Phát triển nền kinh tế tri thức: tri thức trở thành nhân tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển, tạo  tăng trưởng hơn cả  vốn, tài nguyên, đất đai. Trong sản phẩm hàng hóa tri thức chiếm tỷ  lệ  cao vật liệu   giảm làm cho giá trị  sản phẩm giảm, trong lao động lao động cơ  bắp giảm lao động tri thức tăng, cơ  cấu   kinh tế từ sản xuất vạt chất sang dịch vụ, xử lý thông tin. Những thách thức đăth ra cho giáo dục VN: Sự phát triển khoa học công nghệ làm cho nhân loại có cuộc sống ấm lo, hạnh phúc song cũng không   ít khó khăn chưa giải quyết được như: sự suy kiệt tài nguyên, thiên tai, suy thoái môi trường, một bộ  phận   loài người đang sống trông đói nghèo, dịch bệnh, ngu dốt, bị  áp bức, bocxs lột, chiến tranh. Trước những   vấn đề đó giáo dục phải giải quyết một số vấn đề sau: ­ Con người trở thành công dân toàn cầu vừa mang tính quốc tế những vẫn tiếp tục là thành viên của  quốc gia mình. ­Mối quan hệ toàn cầu và cá nhân có văn hóa của nhân loại, văn hóa dân tộc, từng khu vực đồng thời  phải tôn trọng và tạo điều kiện phát triển cá tính con người. ­ Mối quan hệ truyền thống và hiện đại không làm mất bản sắc văn hóa dân tộc ­ Mối quan hệ giữa cách nhìn dài và cách nhìn ngắn giáo dục phải quyết định. ­ Sự  cạnh tranh pahir quan tâm đến sự  bình đẳng vấn đề  này thể  hiện ở  cả  kinh tế, xã hội và giáo  dục. ­ Sự phát triển tri thức làm cải tiến nội dung chương trình một cách hợp lý đổi mới phương pháp dạy   học. ­ Mối quan hệ vật chất và tinh thần: Nâng cao đời sống vật chất, quan tâm giáo dục lý tưởng và các   giá trị đạo đức. Đứng trước những thách thức của giáo dục chúng ta cần phải:
  12. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nhằm nâng cao trình độ  dân trí, chú ý đào tạo tạo nhân lực trình độ  cao và bồi dưỡng nhân tài để tạo ra nguồn nhân lực có tri thức để  phục vụ nhiệm vụ CNH HĐH đất nước  và hội nhập quốc tế. Phải đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đem lại hiệu quả cao trong từng cấp học. Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống chho mọi người để  hội nhập quốc tế nhưng vẫn giữ  được bản sắc văn hóa của dân tộc Xây dựng giáo dục ngắn hạn và dài hạn đáp ứng  nhu cầu phát triển kinh tế xã hội hội nhập kinh tế  quốc tế và làm chủ được khoa học công nghệ trước mắt và trong tương lai. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, sự  dụng hiệu quả  tài nguyên, chống đói nghèo, bệnh tật bằng   cách nâng cao trình độ  dân trí, ý  thức xã hội, tích hợp các nội dung dạy học bảo vệ môi trường, tiết kiệm  năng lượng, kỹ năng sống vào các cấp học cho phù hợp với điều kiện địa phương. Đưa khoa học công nghệ tiên tiến vào giáo dục đại học và sau đại học để  đào tạo nhân lực có trình   độ cao cho xã hội. Xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học   hiện đại định hướng XHCN, giáo dục con người toàn diện có đạo đức, trí tuệ, sức khỏe, thẩm mỹ. Phát   triển giáo dục gắn với phát triển KT­XH tiến bộ khoa học, củng cố quốc phòng, giáo dục là sự nghiệp của   toàn Đảng, nhà nước và toàn dân. 6. Xu hướng phát triển của giáo dục Câu 1: Anh chị hãy nêu xu hướng phát triển của giáo dục thế kỷ 21. Phân tích xu hướng xã hội   hóa giáo dục. Theo anh chị chúng ta càn làm gì để  góp phần vào thành công của xu hướng xã hội hóa   giáo dục của nghề giáo dục CNXHVN. Trả lời: Thế kỷ XXI – TK của cuộc cách mạng khoa học ­ công nghệ. Sự chuyển biến này đã tác động đến   all các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của XH. Sự  chuyển  biến to lớn này là thành quả của sự ra đời các công nghệ cao, toàn cầu hóa và hội nhập về kinh tế, văn hóa,   sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức. Đứng trước bối cảnh lịch sử mới và những thách thức chưa từng có đòi hỏi phải có những định hướng đúng   cho GD. Từ đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp GD ở all các bậc học và tổ chức lại hệ thống GD phù   hợp với điều kiện của nền sản xuất và cuộc sống hiện đại. Trong xã hội hiện nay xu thế phát triển của GD hướng tới: a. GD là sự nghiệp hàng đầu của quốc gia: Trong XH hiện nay GD được coi là quốc sách hàng đầu  bởi GD có vị trí và vai trò quan trọng đối với sự phát triển của XH loài người nói chung, đặc biệt đối với sự  phát triển nền kinh tế ­ XH của quốc gia. GD được coi là chiếc chìa khóa cuối cùng mở  cánh cửa đưa XH  loài ng vào tương lai. GD là lực lượng sản xuất trực tiếp, đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển. ­ Đảng và nhà nước ta đã chỉ đạo : “GD là QSHĐ” tập trung vào 4 điểm chủ yếu sau: + Mục tiêu về GDĐT là mục tiêu ưu tiên quốc gia. + Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện mục tiêu ở tầm quyền lực quốc gia. + Chính sách đầu tư thuộc hàng ưu tiên ngân sách mỗi năm một tăng. + Hệ thống chính sách đối với người dạy, người học ngày càng thể  hiện sự tôn vinh của XH; Phát huy các  giá trị đức tài của mọi công dân thông qua GDĐT. Từ sự chỉ đạo trên có thể thấy GD là nhân tố quyết định sự phát triển của ĐN, phải nâng cao chất lượng GD   và có những chính sách ưu đãi xứng đáng, phù hợp với nhu cầu phát triển KTXH.           b. Xã hội hóa GD: Mục tiêu là thu hút mọi thành phần trong XH tham gia đóng góp phát triển sự  nghiệp GD và được hưởng các quyền lợi GD. XHHGD đòi hỏi nhà trường cần phải được hỗ trợ nhiều mặt bởi các thành phần của XH đó là GD cho mọi   ng và mọi ng làm GD. XHHGD là xu hướng có tính chất chiến lược quan trọng. Chủ  trương XHHGD  ở nước ta đã được khẳng  định: “nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp GD: thực hiện đa dạng hóa các loại hình nhà   trường và các hình thức gd; khuyến khích huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển   sự  nghiệp GD.Mọi tổ  chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự  nghiệp GD phối hợp với nhà   trường thực hiện mục tiêu GD, xây dựng môi trường GD lành mạnh và an toàn” 
  13. c. GD suốt đời: là một xu thế  tất yếu cần thiết trong XH hiện nay bởi nó thường xuyên làm giàu   tiềm năng của mọi cá nhân, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của XH. Học tập suốt đời là một định hướng mới, người dạy đóng vai trò hướng dẫn còn người học chủ động, tích  cực tiếp nhận tri thức bằng nhiều hình thức. Muốn hoạt động học tập suốt đời đạt hiệu quả cần chú ý tới 4   nội dung chính: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. d. áp dụng sáng tạo công nghệ thông tin vào quá trình GD: sẽ mở rộng năng lực của cá nhân để  nắm được thông tin nhằm giải quyết vấn đề  trong suốt cuộc đời của họ.Trong kỉ  nguyên của công nghệ  thông tin, các phương tiện hiện đại phục vụ cho GD&ĐT là không thể thiếu. e. Đổi mới mạnh mẽ quản lí GD: hoạt động quản lí GD là làm cho các bộ phận cấu thành của hệ  thống GD vận hành đúng mục đích, cân đối, hài hòa, làm cho hoạt động của toàn hệ thống đạt hiệu quả cao. Cần đổi mới tư duy, cơ chế và phương thức quản lí GD theo hướng nâng cao hiệu quả quản lí GD của nhà  nước và phân cấp nhằm phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GD. Đ. Mới quản lí GD theo hướng: đổi mới về tổ chức, về đào tạo bồi dưỡng, về thông tin trong quản lí. f. Phát triển GD đại học: Nền kinh tế tri thức là kết quả nhưng cũng là động lực của sự phát triển   sự nghiệp GD all các quốc gia trên thế giới ở các mức độ khác nhau, đặc biệt là GD ĐH.Cuộc sống XH, thị  trường luôn đòi hỏi đổi mới công nghệ, sản phẩm thì vai trò, vị trí GD ĐH càng trở lên quan trọng. Trong nền kinh tế tri thức, khối lượng kiến thức được tiếp thu của một sinh viên đại học có gía trị  sử dụng nhất định, nếu không được cập nhật, bổ sung sẽ nhanh chóng bị  lạc hậu không đáp ứng được với   yêu cầu mới mà XH đặt ra nên phải học tập liên tục, học tập suốt đời. Tất cả những xu hướng đổi mới GD  của nhân loại đã ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ đến GDVN. Chính vì thế, sự đổi mới GD nước ta hiện nay  cũng nằm trong guồng đổi thay của GD nhân loại, điều này giúp cho GDVN tự hoàn thiện và phát triển cao   hơn, đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Chúng ta là những người thực hiện nhiệm vụ giáo dục để góp phần vào thành công của xu hướng xã  hội hóa giáo dục chúng ta cần phải: tổ chức đa dạng các loại hình đào tạo thu hút các tổ chức chính trị xã hộ  đoàn thể, danh nghiệp tập thể, cá nhân thao gia đóng góp xây dựng CSVC, kinh phí tổ  chức các hoạt động   giáo dục. Tuyên truyền chính sách xã hội hóa giáo dục đến mọi tổ  chức, cá nhân, vận động, tạo điều kiện   để mọi tổ chức cá nhân tham gia vào các hoạt động giáo dục huy động nguồn lực, trí lực để  nâng cao chất  lượng giáo dục bằng cách nâng cao trình độ đội ngũ, tăng cường CSVC, đầu tư trang thiết bị hiện đại, gắn  việc học tập với học tập suốt đời để phát triển toàn diện con người trong xã hội mới. Câu 2: Nêu xu thế phát triển giáo dục thế ký 21. Phân tích xu hướng giáo dục suốt đời. Anh chị   đã làm gì để góp phần vào thành công của xu hướng Giáo dục suốt đời trong giai đoạn lịch sử hiện nay   ở VN. Trả lời: Thế kỷ XXI – TK của cuộc cách mạng khoa học ­ công nghệ. Sự chuyển biến này đã tác động đến   all các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của XH. Sự  chuyển  biến to lớn này là thành quả của sự ra đời các công nghệ cao, toàn cầu hóa và hội nhập về kinh tế, văn hóa,   sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức. Đứng trước bối cảnh lịch sử mới và những thách thức chưa từng có đòi hỏi phải có những định hướng đúng   cho GD. Từ đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp GD ở all các bậc học và tổ chức lại hệ thống GD phù   hợp với điều kiện của nền sản xuất và cuộc sống hiện đại. Trong xã hội hiện nay xu thế phát triển của GD hướng tới: Giáo dục là sự nghiệp hàng đầu Xã hội hóa giáo dục Giáo dục suốt đời Áp dụng sáng tạo CNTT và q úa trình giáo dục Đổi mới quản lý giáo dục Phát triển giáo dục sau đại học c. GD suốt đời: là một xu thế  tất yếu cần thiết trong XH hiện nay bởi nó thường xuyên làm giàu   tiềm năng của mọi cá nhân, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của XH.
  14. Học tập suốt đời là một định hướng mới, người dạy đóng vai trò hướng dẫn còn người học chủ động, tích  cực tiếp nhận tri thức bằng nhiều hình thức. Muốn hoạt động học tập suốt đời đạt hiệu quả cần chú ý tới 4   nội dung chính: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Trước hết trong chiến lược phát triển giáo dục của Đảng chúng ta phải phổ cạp GD cấp THCS  duy   trì và phát triển bền vững đồng thời chuẩn bị  các điều kiện tiến tới phổ  cập THPT­ bổ  túc THPT, nhằm   trang bị cho mọi người dân kiến thức phổ thông ngang tầm thời đại và vốn hiểu  biết sâu sắc về một số lĩnh   vực là nền tảng cho mọi công dân thực hiện việc tiệp tục học và tự học. Trong quá trình giáo ducjn phải chú   ý đến hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho người học, thực hiện học đi đôi với hành, lý thuyết với thực tiễn tạo  ra sản phẩm là những người lao động có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Trong quá trình  dạy học cần chú ý phát triển nhân cách, tinh thần nhân văn có thái độn hành vi thói quen theo chuẩn mực đạo   đức xã hội. Trong quan hệ  ứng xử đqảm bảo cuộc sống bình yên hạnh phúc gia đình, cộng đồng giáo dục  góp phần phát triển toàn diện con người tự  do suy nghĩ, phán đoán để  có thể  phát triển tài năng của mình.   Các nhà giáo dục cần tạo mọi điều kiện cho giáo dục phát triển không dập khuôn máy móc, không xa vời   thực tế  tạo mọi điều kiện cho người học tích cực chủ động lính hội tri thức, học mọi lúc, mọi nơi lấy tự   học là chính  tránh người dạy làm thay tạo tính lệ  thuốc kìm hãm sự  phát triển của cá nhân người học để  nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. 7. Giáo dục với sự phát triển nhân cách: Câu 1: Nhân cách được hình thành và phát triển dưới  ảnh hưởng phối hợp của các nhân  tố   nào? Phân tích vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trả lời: Nhân cách được hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng phối hợp của 4 yếu tố: Môi trường ­ xã hội ­ giáo   dục ­ hoạt động cá nhân Con người như là một bộ  phận của tự nhiên, khi sinh ra đã tiếp nhận vốn sinh học nhất định được   ghi lại dưới dạng hình thức, chương trình di truyền và sự phát triển của con người, đảm bảo cho con người  tồn tại và phát triển, giúp con người thích nghi trước những biến đổi của các điều kiện sống, tạo khả năng  cho con người hoạt động có hiệu quả ở một số lĩnh vực nhất định. Di truyền tạo tiền đề  cho sự hình thành  và phát triển nhân cách. Môi trường tự nhiên là tất cả những điều kiện tự nhiên như: Hệ sinh thái, địa hình… phục vụ cho hoạt động  của con người. Môi trường xã hội là tập hợp các điều kiện kinh tế ­ chính trị ­ văn hóa ­ xã hội. Trong giáo dục người ta chú   ý đến môi trường xã hội đây là môi trường ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Môi trường tạo dựng động cơ  cung cấp những điều kiện phương tiện cho cá nhân hoạt động để  chiếm lĩnh được kinh nghiệm xã hội. Môi trường quy định giới hạn nội dung mà cá nhân có thể  phản ánh   làm giàu kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên sự tác động của môi trường ở mức độ nhiều hay ít phụ thuộc vào   lập trường, quan điểm thái độ của cá nhân đối với môi trường đó.  Giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động cá nhân giữ vai  trò quyết định vì hoạt động cá nhân thực hiện hóa các yếu tố  khác  ảnh hưởng đến sự  hình thành và phát  triển nhân cách. Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh mà   còn tổ chức, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách theo chiều hướng đó. GD có thể mang lại những  tiến bộ mà các nhân tố khác như bẩm sinh ­ di truyền, hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được. VD: Một em bé mới sinh ra không bị dị tật gì sau một thời gian phát triển bé biết đi biết nói nhưng không  được học tập thì bé không thể đọc sách, viết văn và không thể có nghề nghiệp. GD có tâm quan trọng đặc biệt với người bị khuyết tật, nó có thể  bù đắp những thiếu hụt do bệnh   tật gây ra cho con người; Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, nghệ sỹ đàn ghi ta Văn Vương là những minh chứng   cụ thể. GD có khả năng uốn nắn những nét tâm lý xấu do tác động tự phát của môi trường đem lại làm cho   nó phát triển theo chiều hướng không mong muốn của xã hội. Đó là công tác giáo dục trẻ em hư hoặc người  phạm tội phát triển theo chiều hướng tốt của xã hội. Khác với các nhân tố khác, GD không chỉ thích ứng với   hiện thực mà còn có thể đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển. Thực tế CM sự phát triển tâm lý của   con người chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của giáo dục và dạy học. Do đó tầm 
  15. quan trọng của giáo dục chỉnh bởi giáo dục có vai trò chủ động trong việc hình thành và phát triển nhân cách.  GD và dạy học phải phù hợp với quy luật phát triển tâm lý học sinh, coi trọng đúng mức nhu cầu động cơ,  hứng thú của trẻ. Quá trình giáo dục phải biết biến quá trình giáo dục thành quá trình tự học. Khi nhấn mạnh vai trò của giáo dục ta không bỏ qua hoặc xem nhẹ vai trò của các nhân tố khác, cần có cách   nhìn nhận đúng đắn về vai trò của giáo dục không được tuyệt đối hóa vai trò giáo dục. Câu 2: Hãy phân tích và CM vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, hãy   xác định những yêu cầu để giáo dục đảm bảo được vai trò của mình trong quá trình giáo dục học sinh. Trả lời: Sự phát triển nhân cách là sự biến đổi có quy luật cả lượng và chất về thể chất, về tâm lí, về mặt xã   hội của cá nhân.  Các yếu tố  ảnh hưởng đến sự  phát triển nhân cách gồn 4 yếu tố: Di tuyền, môi trường, giáo dục và   hoạt động cá nhân. GD xác định chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách và dẫn dắt sự phát triển nhân cách   theo hướng đó….. GD khai thác và phát triển những yếu tố bẩn sinh, di truyền của con người, có thể mở rộng và thu hẹp   khuôn khổ của tư chất theo chiều hướng phát triển của xã hội …. GD bù đắp phần nào những hạn chế của sự hình thành và phát triển nhân cách do khuyết tật gây ra cho   con người GD uốn nắn, khắc phục làm hạn chế những phẩm chất xấu đã hình thành ở con người GD chủ động phối hợp các lực lượng xã hội để  hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu giáo  dục  GD đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách bởi vì: ­ GD không chỉ vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của HS, mà còn tổ chức   dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của HS theo chiều hướng đó. ­ GD có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố  khác như bẩm sinh – di truyền hoặc môi trường,   hoàn cảnh không thể có được. Chúng ta có thể lấy một ví dụ đơn giản: một em bé sinh ra không bị khuyết  tật gì, cùng với sự tăng trưởng và phát triển của cơ  thể  thì một vài năm sau, chắc chắn em bé sẽ  biết nói.   Nhưng nếu không được học tập thì em sẽ không thể đọc sách, viết thư và càng không thể có nghề nghiệp. ­ GD có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người bị khuyết tật, nó có thể bù đắp những thiếu hụt   do bệnh tật gây ra cho con người. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, nghệ  sĩ chơi ghi­ta Văn Vương… chính là  một minh chứng thuyết phục cho luận điểm này. Nhờ tác động đặc biệt của GD nên có thể  phục hồi ở họ  những chức năng đã mất hoặc có thể phát triển về trí tuệ như những người bình thường. ­ GD có khả năng uốn nắn những nét tâm lí xấu do tác động tự phát của môi trường đem lại và làm cho   nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. Đó chính là hiệu quả của công tác GD lại đối với trẻ  em hư hoặc những người phạm pháp. ­ Khác với các nhân tố khác, GD không chỉ thích ứng với hiện thực mà còn có thể đi trước hiện thực và   thúc đẩy nó phát triển. Vì GD không chỉ  phục vụ cho hôm nay mà còn phục vụ  cho ngày mai, đào tạo con   người làm chủ xã hội trong tương lai. ­ Thực tế cũng đã chứng minh rằng: Sự phát triển tâm lí của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp  trong những điều kiện của GD và dạy học. Điều đó càng chứng tỏ tầm quan trọng của GD. Chính bởi GD có vai trò chủ  đạo trong sự  hình thành và phát triển nhân cách, cho nên trong quá trình   dạy học và GD chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:  ­ GD và dạy học phải phù hợp với các quy luật phát triển tâm lí của HS, coi trọng đúng mức nhu cầu,  động cơ, hứng thú của trẻ. ­ Trong quá trình GD phải biến quá trình GD thành quá trình tự GD. KLSP: ­ Khi nhấn mạnh vai trò chủ đạo của GD, ta không được bỏ qua hoặc xem nhẹ vai trò của các   yếu tố khác [di truyền, môi trường, tự hoạt động] Câu 3: Bằng lý luận và thực tiễn giáo dục anh [chị] hãy chứng tỏ rằng “GD giữ  vai trò chủ  đạo   trọng sự  hình thành và phát triển nhân cách” từ  đó hãy cho ý kiến của mình về  quan điểm sau đây:   “Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, vẽ hoặc viết lên đó cái gì là do nhà giáo dục quyết định” Trả lời:
  16. GD đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách bởi vì: ­ GD không chỉ vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của HS, mà còn tổ chức   dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của HS theo chiều hướng đó. ­ GD có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố  khác như bẩm sinh – di truyền hoặc môi trường,   hoàn cảnh không thể có được. Chúng ta có thể lấy một ví dụ đơn giản: một em bé sinh ra không bị khuyết  tật gì, cùng với sự tăng trưởng và phát triển của cơ  thể  thì một vài năm sau, chắc chắn em bé sẽ  biết nói.   Nhưng nếu không được học tập thì em sẽ không thể đọc sách, viết thư và càng không thể có nghề nghiệp. ­ GD có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người bị khuyết tật, nó có thể bù đắp những thiếu hụt   do bệnh tật gây ra cho con người. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, nghệ  sĩ chơi ghi­ta Văn Vương… chính là  một minh chứng thuyết phục cho luận điểm này. Nhờ tác động đặc biệt của GD nên có thể  phục hồi ở họ  những chức năng đã mất hoặc có thể phát triển về trí tuệ như những người bình thường. ­ GD có khả năng uốn nắn những nét tâm lí xấu do tác động tự phát của môi trường đem lại và làm cho   nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. Đó chính là hiệu quả của công tác GD lại đối với trẻ  em hư hoặc những người phạm pháp. ­ Khác với các nhân tố khác, GD không chỉ thích ứng với hiện thực mà còn có thể đi trước hiện thực và   thúc đẩy nó phát triển. Vì GD không chỉ  phục vụ cho hôm nay mà còn phục vụ  cho ngày mai, đào tạo con   người làm chủ xã hội trong tương lai. ­ Thực tế cũng đã chứng minh rằng: Sự phát triển tâm lí của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp  trong những điều kiện của GD và dạy học. Điều đó càng chứng tỏ tầm quan trọng của GD. Chính bởi GD có vai trò chủ  đạo trong sự  hình thành và phát triển nhân cách, cho nên trong quá trình   dạy học và GD chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:  ­ GD và dạy học phải phù hợp với các quy luật phát triển tâm lí của HS, coi trọng đúng mức nhu cầu,  động cơ, hứng thú của trẻ. ­ Trong quá trình GD phải biến quá trình GD thành quá trình tự GD.  Quan điểm “Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng vẽ hoặc viết lên đó cái gì do nhà giáo dục quyết định” đây  là quan điểm sai trái vì sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân không chỉ phụ thuộc tuyệt đối   vào giáo dục mà nó phụ thuộc và tất cả các yếu tố môi trường, di truyền, giáo dục và hoạt động cá nhân. Sự  phát triển nhân cách không chỉ  phụ  thuộc vào yếu tố  khách quan mà còn phụ  thuộc vào đặc điểm sinh lý,   nhận thức, thái độ của cá nhân. Con người  là chủ thể trong thế giới tự nhiên chịu sự tác động của các nhân   tố tự nhiên nhưng con người cũng tác động trở lại để phát triển, chứ con người không phải vật vô tri vô giác   lên sự hình thành và phát triển nhân cách không phải là sự phản chiếu của một vật qua gương mà là sự  tác  động qua lại giữa con người và các nhân tố tác động đến. Nếu chúng ta tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục  thì làm mất đi vai trò của người được giáo dục và vai trò   của các nhân tố khác tác động đến con người.. 8. Mục tiêu giáo dục Câu 1: Trình bày khái niệm mục đích giáo dục. Nêu mẫu con người mới và những yêu cầu về   đào tạo thế  hệ  trẻ  VN hiện nay theo mục đích giáo dục. Liên hệ  việc thực hiện mục đích giáo dục   trong các trường phổ thông. Trả lời: Khái niệm mục giáo dục: MĐGD là một phạm trù cơ  bản của giáo dục, phản ánh trước kết quả  mong muốn trong tương lai của quá trình giáo dục, phản ánh trước sản phẩm dự kiến của hoạt động giáo   dục. Phân tích: + MĐGD là mô hình dự kiến của sản phẩm giáo dục đó là mô hình nhân cách học sinh. + MĐGD có vai trò định hướng cho mọi lĩnh vực giáo dục, hoạt động giáo dục và luôn chịu sự  quy   định của điều kiện, trình độ  phát triển kinh tế  xã hội văn hóa trong từng giai đoạn phát triển và tiến bộ  xã  hội, đồng thời mục đích giáo dục tác động trở lại. + MĐGD được xây dựng theo đơn đặt hàng của xã hội, là hình ảnh lý tưởng của sản phẩm giáo dục   mới
  17. + MĐGD có 2 chức năng: Chỉ đạo toàn bộ quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động giáo dục, chỉ đạo   việc  lựa chọn nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục; trở thành tiêu chuẩn đánh  giá các sản phẩm giáo dục và là cơ sở để xác định chuẩn đánh giá chất lượng giá dục. + MĐGD là một phạm trù có tính lịch sử, giai cấp, dân tộc và thời đại. +  MĐGD xây dựng trên cơ sở: Dựa theo chiến lược phát triển xã hội, phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ quốc gia. Dựa theo yêu cầu của đất nước và thời đại đối với sự phát triển nhân cách thế  hệ  trẻ  theo nhu cầu   phát triển nguồn nhân lực xã hội. Dựa theo xu thế  phát triển của nền giáo dục quốc gia và quốc tế, dựa và trình độ  và khả  năng thực  hiện của hệ thống giáo dục quốc gia. Tính toán đến những điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội những kinh nghiệm truyền thống giáo dục và   khả năng của xã hội thực hiện mục đích giáo dục *] Mẫu con người mới hiện nay: MĐGD là làm cho thế  hệ  trẻ  trở  thành những nhân cách  phát triển toàn  diện và hài hòa: có văn hóa, có khoa học và kỹ thuật, tích cực, sáng tạo có khả  năng lao động có năng suất   cao trong một nền công nghiệp tiên tiến. Câu 2: Phân biệt mục đích giáo dục và mục tiêu đào tạo. Phân tích các đặc điểm của mục đích   giáo dục và rút ra kết luận sư phạm cần thiết Trả lời: MĐGD là một phạm trù cơ  bản của giáo dục, phản ánh trước kết quả  mong muốn trong tương lai   của quá trình giáo dục, phản ánh trước sản phẩm dự kiến của hoạt động giáo dục. Kết quả và sản phẩm đó  không chỉ là kiểu nhân cách cần được hình thành  ở người học với những nét cá tính của nó mà còn là kiểu   tập thể cần được xác định với những sắc thái đa dạng của nó. MTGD là những tiêu trí, chỉ tiêu những yêu cầu cụ  thể  đối với từng khâu, từng nhiệm vụ, từng nội   dung của quá trình giáo dục phải đạt được sau một hoạt động giáo dục MĐGD và mục tiêu giáo dục có những điểm giống và khác nhau như sau: + Giống nhau: Kết quả  đều là sự hình thành nhân cách cho người học, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao  cho xã hội trong sự phát triển nền kinh tế tri thức và khoa học công nghệ + Khác nhau: Mục tiêu giáo dục chỉ là một hoạt động trong mục đích giáo dục. MĐGD là những định hướng có tính lịch sử và giai cấp, cos thời gian lịch sử phản ánh kết quả trong   tương lai. Mục tiêu giáo dục: Mang tính cụ thể trực tiếp tạo ra sản phẩm sau một hoạt động giáo dục. Mục địch giáo dục có một số đặc điểm sau: Mục đích giáo dục luôn biến đổi cùng sự phát triển kinh tế ­ xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển   của xã hội . Vì vậy nó có tính lịch sử và giai cấp phản ánh tính giai cấp  Mục đích giáo dục liên quan trực tiếp đến phát huy nhân tố  con người của mỗi quốc gia. Đối với   nước ta sức mạnh đó là sức mạnh con người VN XHCN, sức mạnh đó được thể  hiện trong sức mạnh kinh   tế, sức mạnh tri thức, chính trị, văn hóa của đất nước. Do đó vấn đề  mục đích giáo dục là vấn đề  cơ  bản   của chiến lược xây dựng con người, phát triển nguồn lực là một bộ phận của hệ thống các vấn đề then chốt   trong vấn đề kinh tế ­ xã hội của đất nước. Trong chế độ XHCN mục đích giáo dục là sự thống nhất giữa yêu cầu khách quan của sự phát triển   có tính quy luật của xã hội với nguyện vọng chủ  quan của mọi thành viên về  sự  phát triển nhân cách bản   thân theo giá trị và chuẩn mực chung của xã hội. Mục đích giáo dục nó quy định tính chất của các thành tố  khác trong quá trình giáo dục tổng thể, nó  định hướng cho sự vận động của các thành tố đó đạt hiệu quả và chất lượng cao, không vận hành một cách   chệch hướng bằng cách thông qua mục đích giáo dục và tự điều chỉnh sự vận động của mình. Mục đích giáo dục là cái chuẩn để đánh giá sản phẩm của quá trình giáo dục. Khi xây dựng mục đích giáo dục cần phải: Phản ánh mô hình nhân cách đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế ­ xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất  định.
  18. Phản ánh được tính thời đại và tính dân tộc Kế thừa những kinh nghiệm xây dựng và thực hiện mục đích giáo dục trước đấy. Tính tới hoàn cảnh và điều kiện phát triển giáo dục của đất nước để mục đích giáo dục có tính khả  thi và đạt hiệu quả tốt hơn. KLSP: Để thực hiện mục đích giáo dục người làm công tác giáo dục cần phải căn cứ vào điều kiện cụ thể  của địa phương để áp dụng các nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp Gắn việc dạy chữ với dạy người nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho người học và trang bị  cho họ những kiến thức cơ bản để  học có thể  tham gia vào một số  lĩnh vực sản xuất và học tiếp để  nâng   cao trình độ của mình Trên cơ sở của sự phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước chọn lọc những hình thức, nội dung trọng   tâm để  kế  thừa và phát huy, đồng thời tích cực đổi mới nội dung phương pháp, kiểm tra đánh giá để  điều   chỉnh việc dạy học nhằm đạt chất lượng và hiệu quả cao 9. Nguyên lý giáo dục: Câu 1: Phân tích nội dung nguyên lý giáo dục và nêu phương hướng thực hiện nguyên lý giáo   dục trong các trường phổ thông Định nghĩa nguyên lý giáo dục: Là nguyên tắc cơ  bản chỉ  đạo thực tiễn nhà trường nhằm đảm bảo  thực hiện mục tiêu giáo dục có chất lượng và hiệu quả. Nội dung của nguyên lý giáo dục: Nội dung đã được quy định trong điều 3 Luật giáo dục. Học đi đôi   với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, giáo dục nhà trường kết   hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Phương hướng thực hiện nguyên lý giáo dục: Tiến hành phổ  cập giáo dục các cấp tiểu học THCS và tiến tới phổ  cập giáo dục THPT vào năm  2020 Xây dựng nội dung giáo dục mang tính toàn diện, cơ bản và hiện đại Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động lao động và các hoạt động xã hội theo những hình thức  và mức độ phù hợp với lứa tuổi học sinh, điều kiện của nhà trường và tình hình thực tế của địa phương và  đất nước Thực hiện xã hội hóa giáo dục Liên hệ thực tế tại trường Trang bị CSVC các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học đặc biệt là dạy học thực hành, tổ  chức   các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại để học sinh áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.  Tăng cường xã hội hóa giáo dục để mọi tổ chức cá nhân tham gia và quá trình giáo dục. Tổ chức các hoạt động lao động ở  trường để  học sinh có thể  tham gia vào các hoạt động lao động   sản xuất. Phối kết hợp với các cơ  quan ban ngành trên địa bàn của nhà trường để  thực hiện các hoạt động xã   hội như: Tuyên truyền, ủng hộ, làm công trình thanh niên, giúp nhau làm kinh tế, giữ gìn ATGT…. Câu 2: Phân tích nội dung nguyên lý giáo dục và liên hệ việc thực hiện nguyên lý giáo dục trong   nhà trường THPT ở VN hiện nay Trả lời: Nội dung nguyên lý giáo dục được thể hiện trên 4 quan điểm sau: ­ Học đi đôi với hành ­ Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất ­ Lý luận gắn liền với thực tiễn ­ Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục giao đình và giáo dục xã hội + Học đi đôi với hành là một tư  tưởng giáo dục vừa truyền thống vừa hiện đại, vừa có giá trị  khoa   học vừa có giá trị thực tiễn Học sinh đến trường học tập là để  nhận thức kiến thức khoa học và luyện tập vận dụng những kỹ  năng vào thực tế, để làm được điêu này các em phải luyện tập để hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong lao động  và các hoạt động xã hội tức là biến kiến thức đã tiếp thu thành năng lực hoạt động của từng cá nhân. Mục  
  19. đích giáo dục dù  ở  thời đại nào cũng nhằm giúp học sinh không chỉ  nắm được kiến thức mà phải biết áp  dụng vào thực tiễn hình thành kỹ năng kỹ xảo hoạt động. Học đi đôi với hành là một phương pháp có hiệu quả vì nó hỗ trợ  nhau trong quá trình học tập, nếu   biết vận dụng kiến thức vào thực hành sẽ  làm tăng hiệu quả  nhận thức làm giảm lý thuyết suông và thực   hành không phải mò mẫm mà vận dụng trên cơ sở lý thuyết khoa học sâu sắc. Trong quá trình dạy học cần sử dụng nhiều mức độ thực hành và phải gắn liền với nội dung và kiến   thức môn học, với quy trình và mục tiêu đào tạo + Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất: Là tư tưởng của nhà trường hiện đại, đây là nội dung của  giáo dục toàn diện, học sinh hôm nay là những người lao động trong trương lai, vì vậy nhà trường phải tạo   cho các em tâm lý, ý thức, kiến thức và kỹ năng sẵn sàng bước vào cuộc sống lao động. Hiện nay các trường  THPT đã đưa vào các môn học như thủ công, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề là nhằm mục đích đó. Giáo dục trong mọi thời đại đều sử dụng nguyên tắc giáo dục trong lao động và bằng lao động. Lao  động sản xuất vừa là môi trường vừa là phương tiện giáo dục, mọi phẩm chất nhân cách được hình thành  trong lao động và trong hoạt động xã hội vì vậy tùy từng điều kiện và trình độ  văn hóa của học sinh mà các   nhà trường vận dụng sáng tạo và linh hoạt để giáo dục có hiệu quả. Phối hợp giữa gia đình và nhà trường tổ  chức cho học sinh tự lao động phục vụ cho bản thân các em và tham gia các hoạt động sản xuất của gia đình  và xã hội. Các trường dạy nghề đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế, nguồn lao động này sẽ  đạt   chất lượng cao khi quá trình đào tạo gắn chặt với thực tiễn lao động sản xuất. + Lý luận gắn liền với thực tiễn: Trong khi giảng dạy lý luận giáo viên thường liên hệ với thực tiễn   sinh động của cuộc sống với nhứng diễn biến sôi động hàng ngày của đất nước và trên thế  giới, đây là   những minh họa vô cùng quan trọng giúp học sinh nắm vững lý luận và hiểu rõ thực tiễn. Học tập có liên hệ  thực tiễn làm cho lý luận không còn khô khan, khó tiếp thu mà trở lên sinh động dễ hiểu. + Giáo dục nhà trường  kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Giáo  dục là quá trình có nhiều lực lượng tham gia, trong đó có 3 lực lượng chính quan trọng nhất là:   Gia đình, nhà trường và các đoàn thể  xã hội, ba lực lượng này đều có chung mục đích hình thành và phát  triển nhân cách cho thế hệ trẻ. Để  tiến hành giáo dục các lực lượng này cần thống nhất về mục đích, yêu   cầu  về nội dung và phương pháp giáo  dục, mọi sự phân tán, không đồng bộ đều có thể phá vỡ sự toàn vẹn   của quá trình giáo dục. Gia đình là nơi sinh ra nuôi dưỡng và giáo dục trẻ  em, giáo dục gia đình dựa trên tình cảm huyết   thống, các thành viên gắn bó với nhau suốt đời lên giáo dục gia đình luôn bền vững. Đây là nền tảng cho sự  hình thành và phát triển nhân cách và nó có ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ trẻ Giáo dục xã hội trong môi trường mà trẻ sinh sống, mỗi địa phương có điều kiện kinh tế và nền văn   hóa riêng, địa phương có phong trào hiếu học, có nhiều người thành đạt có ảnh hưởng rất lớn đến sự  phát   triển của trẻ.Giáo  dục xã hội còn bao hàm cả  giáo dục của các tổ  chức xã hội như  Đội thiếu niên, Đoàn   thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên .v.v có tôn chỉ, mục đích phù hợp với mục đích giáo dục của nhà trường   và nhà nước, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi có tác dụng giáo dục rất lớn. Tuy nhiên quá trình giáo dục phải lấy nhà trường là trung tâm, giáo dục nhà trường có mục đích và   nội dung toàn diện dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, có kế hoạch với đầy đủ các phương tiện đóng vai   trò chủ đạo trong toàn bộ quá trình giáo dục trẻ em. Mối quan hệ Gia đình ­ Nhà trường ­ Xã hội càng chặt   chẽ thì sự  thành công của giáo dục càng lớn trong đó nhà trường chịu trách nhiệm chính trong sự phối hợp   này. LH  giáo dục hiện nay: Hiện nay đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách để thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục của  nước nhà. Trong đó các trường phổ  thông luôn chú trọng việc học đi đôi với hành, tăng cường cơ  sở  vật  chất, mua sắm trang thiết bị đồ  dùng thí nghiệm thực hành, tổ  chức các hội thảo, bồi dưỡng chuyên đề  về  việc gắn học đi đôi với hành, các cơ  sở  giáo dục thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc giáo viên sử  dụng   thiết bị thí nghiệm thực hành, có kế hoạch mua sắm hàng năm để đảm bảo tối thiếu các bài thực hành được   thực hiện.  Tổ  chức cho học sinh học nghề, lao động trong và ngoài nhà trường tạo điều kiện cho các em vận   dụng kiến thức lí luận vào thực tiễn, tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, ngoại khóa, thăm quan các nhà   máy, trang trại để các em được quan sát được vận dụng kiến thức vào các hoạt động cụ thể.
  20. Các cơ sở giáo dục luôn chú trọng việc kết hợp gia đình ­ nhà trường và xã hội trong việc giáo dục   đạo đức học sinh. Sự kết hợp này tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh một cách   toàn diện và tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập, tham gia vào các hoạt động xã hội, giúp các em làm  quen dần từ việc nhở đến việc lớn, tạo ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội của các em 10. Khái niệm về quá trình giáo dục Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động dạy và học trong quá trình dạy học: Trả lời: Quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của hai thành tố cơ bản trong quá trình dạy học đó là   hoạt động dạy và học Hai quá trình này có mối quan hệ thống nhất với nhau: Giáo viên đưa ra nhiệm vụ, yêu cầu nhận thức, những nhiệm vụ  yêu cầu này có tác dụng đưa học   sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích tư  duy của học sinh, học sinh tự  đưa ra nhiệm vụ  học tập cho   mình. Học sinh ý thức được nhiệm vụ cần giải quyết, có nhu cầu giải quyết nhiệm vụ, biến các nhiệm vụ  khách quan thành nhiệm vụ  chủ  quan, giải quyết nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của giáo viên  ở  các mức độ   khác nhau. Giáo viên thu các tín hiệu ngược từ  phía học sinh để  giúp cho học sinh điều chỉnh hoạt động học,  đồng thời giúp cho giáo viên tự điều chỉnh hoạt động dạy của mình. Học sinh cũng thu tín hiệu ngược để tự  phát hiện, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình. Trên cơ sở xử lý tín hiệu ngược, giáo viên đưa yêu cầu mới, học sinh cũng đưa yêu cầu cho bản thân  giúp học sinh hoàn thành những nhiệm vụ học tập nhất định. Giáo viên phân tích đánh giá kết quả  học  tập của học sinh và của mình. Hiểu được hoạt động trên không thể không nhận thấy vai trò của người học đã được tăng cường, họ  không chỉ  thụ  động tiếp thu những điều giáo viên truyền đạt mà còn là chủ  thể  của quá trình nhận thức ­   học tập. Vai trò của người giáo viên cũng hoàn toàn thay đổi, trong quá trình dạy học người giáo viên đóng  vai trò như  người tổ chức hoạt động nhận thức độc lập của người học, làm cho người học phát huy tiềm  năng của bản thân và học một cách sáng tạo. Chính điều này là cơ sở chủ yếu cho việc định hướng lại giáo   dục nói chung và dạy học nói riêng. Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người   học tự  giác, tích cực, chủ  động tự  tổ  chức, tự  điều khiến hoạt động nhận thức của mình nhằm thực hiện   những nhiệm vụ dạy học 11. Bản chất của quá trình dạy học. Câu 1: Trên cơ sở  phân tích bản chất của quá trình dạy học hãy xác định những  yêu cầu cần   thiết để quá trình dạy học ở trường phổ thông có hiệu quả. Trả lời: ­ Mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức của loài người và hoạt động học tập của học sinh:  trong xã  hội có 2 hoạt động nhận thức diễn ra song song: hoạt động nhận thức của loài người và hoạt động nhận   thức trong dạy học trong đó hoạt động nhận thức của loài người đi trước hoạt động nhận thức trong dạy   học [là cơ  sở, nền tảng cho hoạt động nhận thức của học sinh] hay nói cách khác: những tri thức mà HS   nhận thức là những tri thức đã được loài người tổng kết, hệ  thống hóa, và khái quát hóa qua kinh nghiệm  lịch sử của mình.  Bản chất của quá trình dạy học là: ­ Quá trình nhận thức của HS cũng như quá trình nhận thức của loài người đều là quá trình phản ánh   thế  giới khách quan vào não người. Những tri thức mà HS nhận thức là những tri thức đã được loài người   tổng kết, hệ thống hóa, khái quát hóa qua kinh nghiệm lịch sử của mình song sự phản ánh này [đối với quá  trình nhận thức của HS] không phải là sự phản ánh thụ động như sự phản ánh của chiếc gương phẳng đối  với những sự vật, hiện tượng ở trước nó. Mà phản ánh của HS là phản ánh Tâm lí, nên nó có tính chủ thể vì   thế nó mang tính tích cực, sáng tạo do mỗi chủ thể nhận thức có vốn tri thức, kinh nghiệm, nhu cầu, hứng   thú… khác nhau. Vì vậy, với tư cách là chủ thể có ý thức, học sinh có khả năng phản ánh khách quan về nội   dung và chủ quan về hình thức, nghĩa là về nội dung học sinh có khả  năng phản ánh đúng đắn bản chất và 

Page 2

YOMEDIA

Đề cương môn Giáo dục học được biên soạn nhằm giúp cho các bạn củng cố được những kiến thức về giáo dục là hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người; xu hướng phát triển của giáo dục; giáo dục với sự phát triển nhân cách; mục tiêu giáo dục và một số kiến thức khác.

07-07-2016 477 62

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề