Vì sao lại có lễ hội chùa bà

Biên tập bởi Tuyết Trịnh - 07/06/2022

Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu hàng năm được tổ chức tưng bừng, rộn ràng, thu hút hàng ngàn lượt du khách thập phương đổ về Bình Dương. Đây không chỉ là lễ hội lớn nhất của cộng đồng người Hoa mà còn là một trong những điểm thu hút giúp thúc đẩy du lịch Bình Dương phát triển.

Chùa Bà Thiên Hậu hay còn có tên gọi khác là chùa Bà Bình Dương hay miếu Bà Thiên Hậu, tọa lạc tại địa chỉ số 4 đường Nguyễn Du, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một. Đây là ngôi chùa do cộng đồng người Việt gốc Hoa xây dựng nên để thờ vị nữ thần tối cao của họ là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc cổ với các nét đặc trưng của văn hóa Trung Hoa. Đến nay, chùa đã trở thành một trong những di tích nổi bật của tỉnh Bình Dương, nổi tiếng với Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu vô cùng tưng bừng, náo nhiệt.

Không ai rõ thời gian chính xác chùa Bà Thiên Hậu được xây cất, chỉ biết ngôi chùa nằm bên rạch Hương Chủ Hiếu lúc bấy giờ. Nhưng đến năm 1923, chùa bị hư hại do hỏa hoạn nên bốn bang người Hoa bao gồm Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ đã cùng nhau chung tay xây dựng lại ngôi chùa mới ở vị trí hiện nay. Như vậy đến nay ngôi chùa đã gần 100 năm tuổi, cùng Chùa Tây Tạng Bình Dương gắn với biết bao thăng trầm lịch sử của mảnh đất Bình Dương.

Xem thêm: Ghé thăm Chùa Hội Khánh tìm hiểu lối kiến trúc tôn giáo lâu đời 

Trước khi tìm hiểu về Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu, chúng ta hãy cùng ngược dòng thời gian tìm hiểu về nhân vật này đã nhé. Tương truyền, vào thời Tống Kiến Long nguyên niên, khoảng năm 960, tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, nhà họ Lâm đã sinh ra một cô con gái sau 14 tháng mang thai, đặt tên là Mi Châu. Ngay từ khi lọt lòng, cô đã tỏa ra hào quang và mùi hương kì lạ. Đến năm 11 tuổi, Mi Châu quyết định tu theo Phật giáo, nhanh chóng đắc đạo, trở thành một người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giúp đỡ không biết bao nhiêu người. Đến năm 28 tuổi, bà không may chết yểu, thế nhưng vẫn nhiều lần hiển linh để cứu ngư dân bình an thoát khỏi sóng to gió lớn, trở về bờ an toàn. Chính vì vậy, cứ khi gặp nạn ngoài biển là các ngư dân sẽ cầu nguyện, xin Bà ban cho sóng yên biển lặng để về được bờ.

Vì những ân đức và công lao của Bà nên người dân Phúc Kiến đã xây dựng miếu thờ để thể hiện lòng biết ơn đối với vị nữ thần này. Đến đời nhà Nguyên, Bà đã được phong làm Thiên Phi. Rồi đến đời nhà Thanh, vua Khang Hy đã phong cho Bà danh xưng Thiên Hậu, trở thành tên gọi lưu truyền cho đến ngày nay. 

Trải qua nhiều thế kỉ, sự tích về Bà Thiên Hậu đã có khá nhiều dị bản với những tình tiết li kì khác nhau. Nhưng chung quy tất cả đều hướng về hình tượng một người phụ nữ có tấm lòng cao đẹp, hiếu thảo, đức hạnh, dám hi sinh thân mình để bảo vệ chúng sinh. Bà cũng trở thành hình tượng để giáo dục con cháu đời sau luôn noi theo cái hay cái đẹp, luôn sẵn sàng cống hiến và giúp đỡ cộng đồng. Vì vậy, Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu được tổ chức hàng năm, cùng Lễ hội Miếu Ông Bổn, như một cách người Hoa hướng về cội nguồn và những giá trị tốt đẹp mà họ luôn muốn gìn giữ.

Tiếp theo hãy cùng cẩm nang du lịch MIA.vn tìm hiểu chi tiết về các bước chuẩn bị cũng như những nghi lễ của Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu nhé.

Vì là một trong những ngôi chùa lớn nhất tại Bình Dương nên hàng năm lượng khách hành hương về dâng lễ chùa Bà Thiên Hậu đều rất đông, kéo dài từ mùng 1 Tết Nguyên đán cho đến tận Rằm tháng Giêng. Theo thống kê, hàng năm Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu thu hút đến hàng trăm ngàn lượt khách hành hương, mang lễ vật dâng lên Bà Thiên Hậu để cầu tài cầu lộc, cầu sức khỏe, bình an, may mắn v.v. Chính vì thế, các công tác chuẩn bị cho lễ hội thường được thực hiện rất sớm để đảm bảo chu đáo nhất phục vụ khách thập phương.

Trước Tết Nguyên đán, khuôn viên chùa Bà Thiên Hậu sẽ được trang hoàng bằng cờ và các loại đèn lồng đặc trưng, kéo dài từ cửa tam quan vào đến bên trong điện thờ. Trong đó có 12 chiếc lồng đèn lớn nhất, được trang trí rất cầu kỳ, tượng trưng cho 12 tháng trong năm, treo thành một hàng dài rực rỡ ngay trước chánh điện.

Trước thời điểm diễn ra Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu cả tuần, các nghi lễ cúng tiến, dâng lễ vật đã được diễn ra rất linh đình. Lễ hội này được coi là ngày hội của cả tỉnh Bình Dương, không khí tưng bừng, rộn ràng khiến ai cũng nôn nao. Tuy nhiên, ba năm liên tiếp do ảnh hưởng từ dịch bệnh nên đám rước đã giảm đi nhiều, chủ yếu tổ chức bên trong khuôn viên nhà chùa để đảm bảo an toàn cho mọi người.

Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu được tổ chức với nhiều lễ nghi và tục lệ độc đáo theo tín ngưỡng của người Hoa. Ngày 14 tháng Giêng âm lịch là lúc lễ hội chính thức được tổ chức. Lễ vật dâng lên Bà Thiên Hậu sẽ bao gồm lợn quay, gà, ngỗng cùng trái cây, bánh, hoa. Sau lời khấn khai mạc sẽ đến một bản văn viết bằng tiếng Quảng Đông để ca tụng những công đức và đóng góp của Bà Thiên Hậu, cùng sự biết ơn chân thành và sâu sắc của các thế hệ sau dành cho Bà.

Sau khi đọc xong bài văn tế, Ban quản trị lễ hội sẽ tổ chức bốc thăm để chọn ra một người “cầm ấn” bước lên trước ngai thờ Bà, đóng một tấm giấy đỏ có viết dòng chữ “Khai ấn đại kết” và “Hợp cảnh bình an” để dán lên điện thờ. Tiếp theo là tục "Thỉnh Lộc Bà" bằng những cây nhang lớn và đèn lồng phất giấy. Tục lệ này mang ý nghĩa là mở ra sự hanh thông, thuận lợi và tươi sáng cho năm mới.

Ngày thứ 3 của lễ hội sẽ là ngày chánh vía Bà. Từ 4h sáng tất cả các điện thờ đã được thắp đèn và đốt nến thắp sáng choang, mùi trầm hương thơm ngào ngạt. Đây cũng là ngày đông du khách thập phương đổ về để cúng Bà nhất. Lễ vật thì tùy điều kiện của từng người, chỉ cần có đầy đủ nhang đèn, giấy tiền vàng bạc là được. Khách thập phương đổ về đây với lòng thành kính, gửi gắm những ước vọng cho bản thân, cho gia đình, cầu tình duyên, con cái, cầu sức khỏe, tài lộc v.v.

Tuy nhiên, phần đặc sắc nhất trong Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu phải kể đến nghi thức rước kiệu Bà đi qua các tuyến phố chính của thành phố Thủ Dầu Một vào ngày rằm tháng Giêng. Theo phong tục của người Hoa, đi đầu đoàn rước sẽ là 4 con Hẩu, mang tạo hình sư tử rồng vàng - chúa tể của muông thú. Theo sau là hàng chục thanh niên cầm cờ hiệu, thanh long đao, tiếp đến là các đội múa lân, rồi tới những đoàn xe gắn hoa rực rỡ, rồi hàng dài các cô thiếu nữ thắt nơ gánh đầy vô số giỏ hoa vải nhiều màu sắc, theo sau là các đội kèn, sáo, trống huyên náo của một góc phố.

Kiệu Bà sẽ đi ở giữa, phía trước kiệu đặt 2 án hương nghi ngút khói. Phía sau kiệu Bà là hàng ngàn du khách thập phương đang diễu hành theo sau. Đoàn rước đi đến đâu là lại kéo thêm rất nhiều người dân địa phương cùng tham gia, cứ thế đoàn người càng ngày càng đông, kéo dài cả vài kilomet. Ngoài ra tại Bình Dương còn có những lễ hội đặc sắc khác như Lễ hội Lái Thiêu mùa trái chín với không khí tưng bừng, náo nhiệt, là nơi bày bán và giới thiệu các sản vật địa phương, thu hút rất đông khách du lịch tham gia.

Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu với lịch sử lâu đời cùng những giá trị văn hóa, tín ngưỡng, đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Bình Dương mỗi dịp Tết đến xuân về. Cẩm nang du lịch MIA.vn hi vọng bạn sẽ sớm có cơ hội tham gia lễ hội đặc sắc này để hiểu hơn về văn hóa độc đáo của người Hoa tại Việt Nam nhé.

Từ khóa: lễ hội bình dương

Khám phá lễ hội Bà Chúa Xứ ở An Giang

30/05/2019 - 03:30 PM

Cỡ chữ

Lễ hội Bà Chúa Xứ [hay còn gọi là lễ Vía Bà] đã được công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia năm 2001. Nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa chùa cổ Tây An, miếu Bà Chúa Xứ, chùa Hang, lăng Thoại Ngọc Hầu… cách thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang chỉ khoảng 5 km. Miếu Bà Chúa Xứ, Núi Sam tọa lạc nơi chân núi Sam, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một di tích lịch sử, kiến trúc và tâm linh quan trọng của tỉnh và khu vực. Ngoài phần Lễ được tổ chức trang trọng theo lối cổ truyền, phần Hội cũng được tổ chức trọng thể hàng năm, thu hút đông đảo người dân và du khách tới thăm quan.



Ảnh minh họa, Nguồn Internet


Miếu Bà Chúa Xứ có từ khi nào, cho đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Tương truyền, lúc đầu, miếuđược xây dựng đơn sơ bằng tre, lá, nằm trên vùng đất trũng, lưng quay về vách núi, chánh điện nhìn ra cánh đồng bát ngát. Dưới Triều Minh Mạng, khi Thoại Ngọc Hầu giữ trọng trách trấn giữ biên giới Tây Nam, giặc ngoại xâm thường sang quấy nhiễu. Mỗi lần ông xuất quân, Chánh thất phu nhân Châu Thị Tế thường đến khấn vái, mong Bà phù hộ Thoại Ngọc Hầu đánh thắng giặc, bảo vệ cuộc sống yên lành cho dân. Về sau, để tạ ơn những điều ứng nghiệm, phu nhân Thoại Ngọc Hầu đã cho xây cất lại ngôi miếu to và khang trang hơn. Lễ khánh thành được tổ chức trong 3 ngày 24, 25, 26 tháng 4 Âm lịch. Từ đó về sau thành lệ, dân chúng lấy những ngày trên làm lễ Vía Bà.

Lễ hội Bà Chúa Xứ gồm các lễ chính: Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ Xây chầu; cuối cùngLễ Chánh tế, sau đó bài vị của Thoại Ngọc Hầu được Hồi sắc về lăng. Trong đó, Lễ tắm Bà được tổ chức trang nghiêm vào đêm ngày 23 rạng sáng ngày 24 ngay tại Chính điện Lễ được quan tâm nhất mang nhiều màu sắc thần bí.

Mở đầu lễ, 2 ngọn nến to được đốt sáng lên trong Chánh điện. Ông lễ chánh bái nghi cùng với 2 vị bô lão được chỉ định niệm hương, dâng rượutrà. Bức màn vảiviền ren lộng lẫy kéo ngang bệ thờ, che khuất khu vực đặt tượng, 9 cô gái trẻ [được phân công trước] bắt đầu vén màn tắm cho tượng Bà. Lễ tắm Bà thường kéo dài khoảng một giờ, sau đó bức màn ngăn được kéo lên để cho khách chiêm bái, dâng hương, xin lộc. Phần Lễ tắm Bà kết thúc, nước tắm cho Bà còn lại sẽ đem hoà trong 2 thùng nước lớn để phân phát cho du khách trẩy hội.

Lễ Thỉnh sắc cử hành vào khoảng 15h ngày 24. Khi đó, một đoàn gồm các bô lão trong làng quần áo chỉnh tề, tiến từ miếu Bà sang lăng Thoại Ngọc Hầu để thỉnh sắc [thật ra, đây là lễ rước bài vị, vì sắc đã không còn]. Dẫn đầu có đội múa lân, các học trò tay cầm cờ phướn đi hầu phía trước và sau chiếc kiệu sơn son Thiếp vàng gọi là long đình. Đến điện thờ, ông chánh bái làm lễ niệm hương, rồi thỉnh bài vị đưa lên kiệu trở về miếu Bà. Ba chiếc bài vị mang tên Thoại Ngọc Hầu và tên bà vợ chánh Châu Thị Tế, bà vợ thứ Trương Thị Miệt được đặt trên bàn thờ ở Chánh điện. Bài vị thứ tư mang tên Hội đồng, ghi công lao các quan quân đã theo Thoại Ngọc Hầu xưa kia, được đặt riêng ở bàn thờ phía trước.

Lễ Túc yết được tổ chức lúc 0 giờ đêm 25 rạng 26 tháng 4 Âm lịch, gồm có hai phần: Nghi thức cúng tế và phần Lễ xây chầu. Lễ vật dâng cúng chính là một con heo trắng, một mâm trái cây, trầu cau, gạo, muối. Sau ba hồi chiêng, trống, nhạc lễ nổi lên, lễ dâng hương, dâng trà bắt đầu. Nghi thức cúng tế kết thúc bằng động tác của ông Chánh tế đốt bản văn tế cùng giấy vàng bạc. Tiếp theo phần Xây chầu được tiến hành ở nhà võ ca. Sau phần cầu nguyện của ông Chánh bái, xin cho mưa thuận gió hoà, đất đai phì nhiêu, mùa màng bội thu, dân chúng khỏe mạnh, yên vui, các loài quỷ dữ bị tiêu diệt, lễ Xây chầu bắt đầu bằng ba hồi trống lệnh. Sau đó, chiêng trống rộ lên, chương trình hát Bội [hát Bộ, hát Tuồng] bắt đầu.

Thông thường vào khoảng 4 giờ sáng ngày 27 tháng 4, lễ Chánh tế được tiến hành [lễ nghi được tiến hành giống lễ Túc yết] và cuối cùng, chiều ngày 27 tháng 4, đoàn hành lễ sẽ rước bài vị Thoại Ngọc Hầu và nhị vị phu nhân từ miếu trở về lăng. Chương trình hát Bội cũng chấm dứt. Đây cũng là nghi thức cuối cùng kết thúc Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam hàng năm.

Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam thu hút rất đông khách thập phương đến hành hương, đi lễ và vui hội. Họ vừa được tham dự lễ hội dân gian phong phú, vừa để cầu tài cầu lộc. Theo tín ngưỡng của người dân, nơi đây còn có tục xin xăm Bà, vay tiền Bà, thỉnh bùa Bà... mang bản sắc dân tộc đậm nét và chứa đựng nhiều màu sắc địa phương Nam Bộ./.


Về trang trước Gửi email In trang

Video liên quan

Chủ Đề