Vì sao lại có năm nhuận

Một năm có 12 tháng và 365 ngày theo dương lịch, điều này có lẽ ai cũng biết. Tuy nhiên có những năm sẽ có thêm một tháng hoặc thêm một ngày, người ta gọi đó là nhuận. Vậy tại sao lại có ngày, tháng, năm nhuận? Dưới đây là những thông tin mới về ngày, tháng, năm nhuận.

Năm nhuận âm lịch? Tháng nhuận là tháng nào?

Trước khi tìm hiểu về tại sao có ngày, tháng, năm nhuận? thì các bạn cần biết năm nhuận là gì? và năm nhuận có bao nhiêu ngày? Theo dương lịch một năm có 365 ngày, nếu năm đó nhuận sẽ có một ngày dư ra trở thành 366 ngày. Còn theo âm lịch, năm nhuận có một tháng thứ 13. Điều này nhằm đảm bảo sự đồng bộ việc lặp lại của năm trên lịch.

1.1 Theo khoa học về ngày nhuận

Tại sao có ngày nhuận? Theo khoa học, trái đất mất khoảng 365 ngày và 6 giờ để hoàn thành một vòng quay xung quanh mặt trời. Theo đó, cứ 4 năm sẽ có thêm một ngày vì được 6 giờ của mỗi năm cộng lại [6 nhân 4 = 24]. Chính vì vậy sẽ xuất hiện ngày, tháng, năm nhuận.

Vào năm nhuận tháng hai có 29 ngày, vì riêng tháng này thông thường có 28 ngày. Chính vì vậy người ta thêm một ngày dư vào cho tháng 2.

Theo dương lịch thì năm nhuận sẽ dư ra một ngày như đã nói ở trên. Còn theo âm lịch, chu kỳ mặt trăng quay quanh trái đất mất khoảng 29,53 ngày. Chính vì vậy một năm sẽ có khoảng 354 ngày [con số này được làm tròn]. Để năm âm lịch phù hợp với chu kỳ của thời tiết, cứ sau vài năm, người ta sẽ thêm một tháng nhuần.

Tại sao có tháng nhuận, năm nhuận? Đối với dương lịch, tháng nhuận là tháng 2, vào tháng này sẽ có tận 29 ngày. Theo âm lịch thì sẽ có 1 tháng được lặp lại 2 lần trong năm, tháng này được gọi là tháng nhuận. Còn về Năm nhuận là năm có chứa ngày nhuận, chính là ngày 29 tháng 2 theo dương lịch. Đối với lịch âm năm nhuận là năm có tháng 13.

1.2 Theo sách lịch Vạn niên của Tân Việt - Thiếu Phong

Dương lịch còn gọi là lịch mặt trời [Công lịch hiện hành]. Đây là lịch pháp quốc tế. Khi mặt trời đi qua điểm Xuân phân, theo hướng Đông của Hoàng đạo, đi một vòng trở về điểm Xuân phân trải qua 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, là một năm hồi quy.

Lấy tròn 365 ngày là một năm, còn thiếu 5 giờ 48 phút 46 giây. Tính 4 năm đủ một ngày; vì vậy cứ 4 năm tăng thêm một ngày. Thông thường Tháng hai của năm có 28 ngày, nếu năm nhuận thì có 29 ngày và ứng với năm nhuận thì 366 ngày. 

Nếu 4 năm có một ngày nhuận thì 5 giờ 48 phút 46 giây x 4 = 23 giờ 15 phút 04 giây. Như vậy cứ một lần nhuận thì quá lên 44 phút 56 giây, dồn 25 lần nhuận là 17 giờ 58 phút 24 giây – bằng ¾ ngày. Theo đó, cứ 100 năm bỏ đi một lần nhuận và 400 năm giảm 3 lần nhận tính bình quân, mỗi 365 ngày 5 giờ 49 phút 12 giây, Cần 3000 năm sau mới có 2 ngày lệch. 

Âm lịch còn gọi là lịch mặt trăng, lập nên theo biểu kiến mặt trăng quay quanh trái đất. Trái đất quay quanh mặt trời một vòng mất 365 ngày 6 giờ 9 phút 9 giây. Trái đất quay quanh mặt trời một vòng, thì mặt trăng quay quanh trái đất 12 ⅓ lần. 

Để cho tròn số, mỗi năm 12 tháng có 354 ngày, thiếu 11 ngày. Trong 3 năm sẽ dư khoảng 32 ngày; cho nên âm lịch cứ 3 năm phải bù thêm một tháng nhuận để cân bằng. Cứ 19 năm phải bù thêm 7 tháng nhuận, tháng nhuận là tháng hữu tiết, vô khí.

2. Tổng hợp các năm nhuận từ 2000 đến nay

Từ năm 2000 đến nay có những năm nhuận nào, các bạn có thể tham khảo qua danh sách liệt kê dưới đây:

Năm dương lịch nhuận: 2000, 2004, 2008, 2012, 2016, 2020;

Năm âm lịch nhuận: 2001, 2004, 2006, 2009, 2012, 2014, 2017, 2020.

Bảng tháng nhuận của năm Âm lịch từ năm 1995 đến năm 2031 đã được các nhà thiên văn học tính toán

Năm nhuận âm lịch và dương lịch có cách tính khác nhau. Theo đó, Dương lịch được tính theo chu kỳ Trái Đất quay quanh Mặt Trời, còn âm lịch được tính theo chu kỳ Mặt Trăng xoay quanh Trái Đất. Nếu như bạn muốn biết và tính xem năm nào là năm thuận thì vô cùng đơn giản. Dưới đây là cách tính theo Dương lịch và âm lịch, cụ thể:

Cách tính năm nhuận đơn giản

Bạn chỉ cần lấy năm đó chia cho 4, nếu phép chia hết thì là năm nhuận, còn phép chia có dư thì không phải năm nhuận. Tóm lại, năm nhuận là năm có thể chia hết cho 4.

Ví dụ: Năm 2020 : 4 = 505 [dư 0] Vậy năm 2020 là năm nhuận;

Năm 2019 : 4 = 504 [dư 3] vậy 2019 không phải là năm nhuận.

Năm nhuận tháng 2 có bao nhiêu ngày? Tháng 2 sẽ có 29 ngày trong năm nhuận theo lịch dương [bình thường có 28 ngày]. Trong dương lịch, 1 năm có 365 ngày. Nhưng có 6 giờ được dư ra mỗi năm. Chính vì vậy cứ sau 4 năm sẽ dư ra một ngày rơi vào tháng 2 của năm nhuận.

3.2 Đối với năm nhuận theo lịch âm:

Để biết năm theo âm lịch có nhuận hay không, bạn lấy năm đó chia cho 19. Nếu có số dư là 0; 3; 6; 9; 11; 14; 17 thì năm đó nhuận.

Ví dụ Năm 2020 : 19 = 106 [dư 6] vậy đây là năm nhuận theo âm lịch;

Năm 2019 : 19 = 106 [ dư 5] vậy 2019 không phải là năm nhuận.

Điều nay được tính dựa trên cơ sở sau: Lịch âm rất quan trọng yếu tố mặt trăng. Mặt trăng, mặt trời và trái đất sẽ nằm thẳng hàng vào mồng 1 âm. Lúc này người từ trái đất sẽ không thấy ánh sáng từ mặt trăng vào ban đêm vì mặt trăng quay nửa tối của mình về phía trái đất.

Các thời điểm mặt trăng, mặt trời và trái đất thẳng hàng sẽ là sơ sở để tính lịch âm, nó còn gọi là thời điểm sóc. Sau 29 ngày, thời điểm sóc lại xuất hiện thì tháng đó thiếu [số ngày được làm tròn và không tính giờ]. Còn nếu thời điểm sóc cách nhau 30 ngày thì tháng đó đủ. Dựa trên điều này, sẽ có 11 ngày âm lịch bị lệch so với dương lịch.

Vì lẽ đó, sau 3 năm, lịch âm sẽ dư 33 ngày [11 nhân 3 = 33]. Chính vì vậy sau 3 năm sẽ có 1 tháng nhuận. Tuy nhiên vì năm âm lịch chậm hơn năm dương lịch. Nên cứ 19 năm sẽ có một lần cách 2 năm sẽ có tháng nhuận.

Trên đây là những lý giải về việc tại sao lại có ngày, tháng, năm nhuận và cách tính năm nhuận. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tags: năm nhuận có bao nhiêu ngàynăm nhuận tháng 2 có bao nhiêu ngàytổng hợp các năm nhuậncác năm nhuận gần đâyngày 29/2 có gì đặc biệtnăm nhuận là gìnăm không nhuận có bao nhiêu ngày

Tại sao có ngày nhuận? Ngày nhuận là gì? Một năm nhuận có bao nhiêu ngày? Một năm không nhuận có bao nhiêu ngày? Ngày 29/2 có phải là ngày nhuận? Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh chủ đề về ngày nhuận. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn các kiến thức về ngày nhuận, tháng nhuận, năm nhuận và những lí giải khoa học giải đáp các vấn đề nói trên. Cùng tham khảo nhé!

Ngày nhuận là gì?

Như chúng ta đều biết, một năm thường có 365 ngày, và tháng 2 sẽ chỉ có 28 ngày. Tuy nhiên cứ 4 năm một lần chúng ta sẽ lại thấy ngày 29 tháng 2 xuất hiện. Vậy thì ngày 29 dư đó theo lịch dương được gọi là ngày nhuận, tiếng Anh gọi là Leap Day.

Vậy thì ngày nhuận, hay còn gọi là ngày nhuần, chính là ngày dư sau chu kì 4 năm mới xuất hiện một lần.

Tại sao có ngày nhuận?

Tại sao có ngày nhuận?

Việc đo lường thời gian xuất phát từ chu kì Trái đất tự xoay quanh trục của nó và xoay quanh Mặt Trời. Chu kì của một vòng xoay của Trái đất đo được là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, tương đương 365,25 ngày. Tuy nhiên, để tiện cho việc tính toán, chúng ta vẫn coi rằng 1 năm chỉ có 365 ngày thôi. Vậy thì 0,25 ngày còn lại sau 4 năm sẽ được cộng dồn thành 1 ngày và ngày đó trở thành ngày nhuận. Ngày nhuận thường được tính là ngày 29/2.

Nếu lịch dương đo theo chu kì xoay Mặt Trời thì lịch âm đo theo chu kì xoay Mặt Trăng. Do đó ngày nhuận dương lịch và âm lịch cũng có nhiều sự khác biệt. Khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng và Mặt Trăng quay nửa tối về Trái Đất thì đó được tính là ngày Mùng 1 âm lịch. Từ ngày Mùng 1 này đến ngày Mùng 1 kế tiếp nếu cách nhau 30 ngày thì tháng đó đủ, còn nếu cách nhau 29 ngày thì tháng đó thiếu. Khi so với lịch dương thì lệch âm sẽ lệch gần 11 ngày. Sau 3 năm thì dồn lại là lệch 33 ngày. Đó là lí do cứ 3 năm âm lịch lại nhuận 1 tháng. Những ngày còn dư cứ được cộng dồn lại tiếp nên trong 19 năm lại có tới 7 tháng nhuận là vì vậy.

Lịch âm được xem theo chu kì xoay Mặt Trăng

Năm nhuận là gì? Những năm nào sẽ có ngày nhuận?

Theo lịch dương, năm có ngày nhuận sẽ được gọi là năm nhuận. Vậy thì năm nhuận có bao nhiêu ngày và năm không nhuận có bao nhiêu ngày? Vào năm nhuận sẽ có 366 ngày  còn năm không nhuận sẽ có 365 ngày. Năm nhuận và năm không nhuận chỉ chênh nhau đúng 1 ngày nhuận mà thôi.

Do ngày nhuận được quy ước là 29/2 nên vào năm nhuận tháng 2 sẽ có 29 ngày thay vì 28 ngày như bình thường.

Giữa ngày 28/2 và 1/3 có thêm một ngày 29

Dựa trên lịch tiêu chuẩn, những năm chia hết cho 4 sẽ là năm nhuận. Ví dụ 2020 chia hết cho 4 thì năm 2020 sẽ là năm nhuận. Tuy nhiên, ngoại trừ những năm tròn thế kỷ [có hai số cuối là 00] thì cần chia hết cho 400 mới là năm nhuận. Ví dụ năm 2100 chia hết cho 4, nhưng không chia hết cho 400 nên năm 2100 không phải năm nhuận.

Khác với dương lịch, năm nhuận theo âm lịch sẽ phức tạp hơn một chút. Cứ 3 năm âm lịch thì sẽ có 1 năm nhuận, nhưng trong 19 năm thì lại có tới 7 năm nhuận. Thực ra đây không phải phép tính nhầm lẫn gì đâu. Bởi vì 19 năm đó theo lịch dương thì có 228 tháng, còn lịch âm thì có tận 235 tháng, tức là thừa mất 7 tháng so với năm dương lịch. 7 tháng dư này, được gọi là tháng nhuận, sẽ được phân bổ vào 7 năm khác nhau. Cụ thể rơi vào các năm 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 trong chu kì 19 năm.

Để tính năm nhuận âm lịch, bạn hãy lấy số năm dương lịch tương ứng với năm âm lịch đó rồi chia cho 19. Nếu số dư là 0, 3, 6, 9 hoặc 11, 14, 17 thì năm đó có nhuận. Ví dụ để tính xem năm Canh Tý [2020] có phải năm nhuận âm lịch không, bạn lấy 2020 chia cho 19 được 106 dư 6. Vậy là năm Canh Tý là năm nhuận theo âm lịch.

Quy luật ngày nhuận có thể thay đổi không?

Thực tế công thức trên chỉ là được số hóa sao cho đơn giản và dễ hiểu. Ngày nhuận trong tương lai có thể không tuân theo quy luật này nữa do những thay đổi về khí hậu, môi trường và các yếu tố thiên văn học ngoài dự đoán. Con người chưa thể dự đoán trước được các thay đổi này một cách chính xác và chi tiết trước cả hàng vạn năm, cho nên câu hỏi này vẫn bỏ ngỏ mà sẽ chỉ ở dạng nghi ngờ và giả định.

Ngày nhuận không phải ngày 29/2?

Trước năm 2000, ngày nhuận không phải 29/2 mà là lại là ngày 24/2. Về sau, khi Liên minh châu Âu ra thông báo ngày 29/2 sẽ là ngày nhuận thì thông báo này đã được áp dụng đến bây giờ.

Ngày nhuận không nhất thiết phải là 29/2 mà chỉ là được quy ước như vậy

Cũng có các giáo sư của Đại học John Hopkins muốn điều chỉnh lịch để vừa vòng quay của Trái Đất, và cố định lịch về sau để ngày mùng 2/2 hàng năm đều rơi vào thứ Ba. Và theo các giáo sư, với cách này thì mỗi 1 thập kỉ ta sẽ chỉ phải đối mặt với một tuần nhuận mà thôi.

Cũng là một sáng kiến khác khi Ông George Eastman, nhà sáng lập Kodak, đề xuất lịch cố định quốc tế 28 ngày/tháng. Như vậy 1 năm sẽ có 13 tháng, và cuối mỗi năm sẽ đều có một ngày nhuận được dùng làm ngày nghỉ và vẫn có ngày nhuận sau 4 năm.

Ý nghĩa của ngày nhuận, năm nhuận

Nếu bạn sinh vào ngày nhuận thì chúc mừng bạn. Người ta thường nói những người sinh vào ngày 29/2 là những người đặc biệt ưu tú. Trong gần 8 tỉ người trên Thế giới, chỉ có khoảng 5 triệu người được sinh ra vào ngày 29/2. Tỉ lệ là khoảng 1/1500. Do vậy mà nhiều người tin rằng những người sinh vào ngày này thường rất đặc biệt. Thay vì tổ chức sinh nhật hàng năm, ngày sinh nhật của họ sẽ đặc biệt hơn khi tổ chức 4 năm một lần theo lịch dương hoặc có thể lựa chọn tổ chức theo lịch âm tùy thích.

Sinh nhật ngày nhuận khiến người ta “trẻ tuổi” hơn

 Ngày 29/2 hàng năm là “Ngày quyền lợi phụ nữ” ở Scottland, hay tên gọi khác là “Ngày phụ nữ cầu hôn” do Nữ hoàng Margarit ban bố kể từ năm 1288. Tại ngày này, phụ nữ thoải mái chủ động trong chuyện tình yêu của họ. Nếu người phụ nữ cầu hôn mà bị từ chối vào ngày này thì người đàn ông sẽ phải tặng quà cho họ. Đây là một sự kiện đáng nhớ đánh dấu một bước tiến mới trong quyền con người ở Scottland nói riêng và châu Âu nói chung, giúp phụ nữ thoát khỏi những thủ tục và quan niệm xưa cũ, đồng thời có thể dũng cảm nói lên tiếng lòng của mình mà không gặp các rào cản xã hội.

Lời kết

Thiên Văn học luôn là một chủ đề thú vị giúp chúng ta lí giải những điều tưởng chừng bình thường xảy ra hàng ngày theo góc nhìn khoa học. Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về ngày nhuận và lí do tại sao có ngày nhuận. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh chóng nhé.

Ủng hộ bài viết của mình trong chuyên mục Tri Thức ở những số tới nhé. Hẹn gặp lại bạn và chúc bạn nhiều sức khỏe!

Video liên quan

Chủ Đề