Vì sao pháp luật cấm kết hôn cận huyết

Mục lục bài viết

  • 1. Các trường hợp bị cấm kết hôn ?
  • 2. Quy định về điều kiện kết hôn ? Các trường hợp cấm kết hôn ?
  • 2.1 Điều kiện kết hôn:
  • 2.2 Những trường hợp cấm kết hôn:
  • 2.3 Đăng ký kết hôn:
  • 2.4 Thẩm quyền đăng ký kết hôn
  • 2.5 Giải quyết việc đăng ký kết hôn
  • 2.6 Tổ chức đăng ký kết hôn
  • 3. Người chuyển đổi giới tính có bị cấm kết hôn hay không ?
  • 4. Có thuộc trường hợp cấm kết hôn do vi phạm kết hôn trong phạm vi ba dời không?
  • 5. Bị Tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự thì có bị cấm kết hôn không ?

1. Các trường hợp bị cấm kết hôn ?

Kết hôn là sự kiện pháp lý nhằm xác lập quan hệ vợ, chồng và làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của pháp luật. Cá nhân đủ điều kiện kết hôn và không thuộc trường hợp bị cấm thì được phép kết hôn.

Vậy, pháp luật Việt Nam quy định những trường hợp nào bị cấm kết hôn ?

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi:1900.6162

Luật sư tư vấn:

>> Xem thêm: Các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định mới nhất năm 2022 ?

Kết hôn là quyền của cá nhân nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định điều kiện kết hôn tại Điều 8 như sau:

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a] Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b] Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c] Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d] Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

Như vậy, để được kết hôn trước hết cá nhân phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện về kết hôn như trên. Ngoài ra, cá nhân đủ điều kiện kết hôn chỉ được kết hôn nếu không thuộc các trường hơp bị cấm kết hôn quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình. Theo đó nếu thuộc các trường hợp sau đây thì sẽ không được kết hôn.

- Kết hôn giả tạo: Kết hôn giả tạo là việc hai người nam, nữ đồng ý kết hôn theo những thỏa thuận hoặc theo một hợp đồng nào đó được che giấu đằng sau nhằm thực hiện những mục đích nào đó. Cụ thể như lượi dụng việc kết hôn giả tạo để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn:

Tảo hôn là việc kết hôn mà một trong hai bên nam, nữ hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định về độ tuổi kết hôn, cụ thể là nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi. Việc cấm kết hôn khi chưa đủ tuổi kết hôn theo luật định là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với những nghiên cứu y học về sự phát triển của con người Việt Nam và các quy định pháp khác liên quan. Do đó, pháp luật cấm các trường hợp nam, nữ chưa đủ tuổi kết hôn mà kết hôn.

Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ.

Lừa dối kết hôn là việc một bên có hành vi cố ý làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của quan hệ đó, có thể là bằng lời nói, sử dụng các phương tiện kết hợp hành vi gây hiểu sai lệch cho đối phương.

Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Quy định này đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng trong chế độ hôn nhân ở Việt Nam. Theo đó, chỉ người chưa có vợ, có chồng hoặc đã có vợ, có chồng nhưng đã ly hôn theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực của Tòa án thì mới được phép kết hôn. Các trường hợp vi phạm quy định này sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

>> Xem thêm: Cấm kết hôn là gì ? Những trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành? Chế tài xử lý đối với những trường hợp vi phạm?

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Việc quy định như vậy là dựa trên kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực y học, các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ việc kết hôn gần gũi về huyết thống trong phạm vi trực hệ hoặc ba đời sẽ để lại nhiều di chứng cho thế hệ đời sau. Những đứa con sinh ra từ các cặp cha mẹ như vậy thường sẽ bị mắc các bệnh về nhiễm sắc thể, tỷ lệ tử vong cao, điều này làm suy giảm giống nòi, ảnh hưởng đến chất lượng dân số. Do đó quy định cấm kết hôn giữa những người có mối liên hệ huyết thống trong phạm vi ba đời là hoàn toàn hợp lý.

- Yêu sách của cải trong kết hôn: Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.

- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Như vậy, trên đây là các trường hợp bị cấm trong quan hệ hôn nhân và gia đình cụ thể là đối với việc kết hôn. Các trường hợp vi phạm những quy định cấm kết hôn như vậy sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật tương ứng với từng hành vi cụ thể.

2. Quy định về điều kiện kết hôn ? Các trường hợp cấm kết hôn ?

Luật Minh khuê tư vấn và giải đáp những quy định của pháp luật hôn nhân gia đình về điều kiện kết hôn, các trường hợp bị cấp kết hôn, thủ tục đăng ký kết hôn và những vấn đề pháp lý liên quan:

>> Xem thêm: Cấm kết hôn trong phạm vi ba đời ?

Luật sư tư vấn:

2.1 Điều kiện kết hôn:

Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện tại Luật hôn nhân và gia định năm 2014 sau đây:

+ Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;

+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định sau đây:

2.2 Những trường hợp cấm kết hôn:

Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:

>> Xem thêm: Cách xác định phạm vi ba đời thuộc trường hợp cấm kết hôn?

+ Người đang có vợ hoặc có chồng;

+ Người mất năng lực hành vi dân sự;

+ Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

+ Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

+ Giữa những người cùng giới tính.

2.3 Đăng ký kết hôn:

+ Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền [sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn] thực hiện theo nghi thức quy định về tổ chức đăng ký kết hôn dưới đây.

- Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định về tổ chức đăng ký kết hôn đều không có giá trị pháp lý.

- Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

- Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn.

+ Chính phủ quy định việc đăng ký kết hôn ở vùng sâu, vùng xa.

2.4 Thẩm quyền đăng ký kết hôn

+ Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.

+ Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài.

2.5 Giải quyết việc đăng ký kết hôn

+ Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật về hộ tịch, cơ quan đăng ký kết hôn kiểm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; nếu xét thấy hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn tổ chức đăng ký kết hôn.

+ Trong trường hợp một bên hoặc cả hai bên không đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn từ chối đăng ký và giải thích rõ lý do bằng văn bản; nếu người bị từ chối không đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

2.6 Tổ chức đăng ký kết hôn

Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.

3. Người chuyển đổi giới tính có bị cấm kết hôn hay không ?

Thưa luật sư, Tôi thấy trong thời gian qua báo chí nói nhiều đến việc chuyển giới. Tôi muốn hỏi: Người chuyển giới có quyền kết hôn hay không? thủ tục kết hôn như thế nào? Họ có quyền nhận con nuôi không ? và thủ tục đăng ký thay đổi lại giới tính như thế nào?

Cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi vào chuyên mục của chúng tôi, câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời như sau : Nghị định 88/2008 NĐ-CP ngày 5 tháng 8 năm 2008 có quy định :

Chương III: QUY TRÌNH CAN THIỆP Y TẾ ĐỂ XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH

Điều 7. Hồ sơ, thủ tục về y tế đề nghị xác định lại giới tính

1. Hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính bao gồm:

a] Đơn đề nghị xác định lại giới tính theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trường hợp xác định lại giới tính cho người chưa đủ 16 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải có đơn đề nghị; trường hợp xác định lại giới tính cho người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì trong đơn đề nghị phải có chữ ký của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó;

b] Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu.

2. Thủ tục đề nghị xác định lại giới tính:

a] Người đề nghị xác định lại giới tính gửi hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính;

b] Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho người đề nghị xác định lại giới tính trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn. Nếu không chấp nhận thì phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.

Điều 8. Điều kiện đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

1. Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân lực theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

2. Được Bộ Y tế thẩm định và cho phép bằng văn bản đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định và cho phép bằng văn bản đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của y tế ngành, y tế tư nhân thuộc địa bàn quản lý.

Điều 9. Khám lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị để xác định lại giới tính

1. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức việc khám lâm sàng, cận lâm sàng để xác định lại giới tính:

a] Khám lâm sàng:

- Ngoại hình;

- Bộ phận sinh dục ngoài và trong

- Các trắc nghiệm về tâm lý giới tính.

b] Khám cận lâm sàng:

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các cán bộ chuyên môn có thể chỉ định các phương pháp khám cận lâm sàng sau:

- Siêu âm, nội soi, chụp X quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ;

- Xét nghiệm nội tiết tố;

- Xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính;

- Sinh thiết xác định tuyến sinh dục là tinh hoàn hay buồng trứng.

2. Sau khi có kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức hội chẩn với sự tham gia của các cán bộ chuyên môn để có chỉ định phù hợp trong việc điều trị xác định lại giới tính.

3. Điều trị xác định lại giới tính:

a] Trên cơ sở đề nghị của người xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ lựa chọn giới tính để có phương pháp điều trị thích hợp, bảo đảm nguyên tắc khi ở giới tính đó, người được xác định lại giới tính có thể hòa nhập cuộc sống về tâm, sinh lý và xã hội một cách tốt nhất;

b] Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tuổi của người đề nghị xác định lại giới tính để phẫu thuật, bảo đảm ở lứa tuổi sớm nhất;

c] Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phẫu thuật và điều trị nội tiết sau phẫu thuật.

Điều 10. Chứng nhận y tế sau khi can thiệp y tế xác định lại giới tính

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã thực hiện việc can thiệp y tế xác định lại giới tính cấp giấy chứng nhận y tế sau khi đã xác định lại giới tính cho người đã được can thiệp y tế.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu Giấy chứng nhận y tế cho người đã được xác định lại giới tính.

Chương IV

ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH SAU KHI ĐÃ XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH

Điều 11. Căn cứ để đăng ký hộ tịch sau khi đã xác định lại giới tính

Giấy chứng nhận y tế quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này là căn cứ để đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính.

Điều 12. Cấp Giấy chứng nhận y tế cho các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực

Các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực, nếu muốn đăng ký lại hộ tịch thì phải có giấy xác nhận đã xác định lại giới tính của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước đó và đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 8 Nghị định này để được khám kiểm tra và cấp giấy chứng nhận y tế.

Điều 13. Trách nhiệm giải quyết việc đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.

Điều 14. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính

Thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.

Những người chuyển đổi giới tính phải là những người phiếm khuyết về bộ phận sinh dục, về gien [nhiễm sắc thể], mà có thể xác định được bằng phương pháp y học, chứ không phải theo sở thích, mong muốn cảm tính của cá nhân. Do đó, sau khi xác định lại giới tính bằng phương pháp y học đồng thời về pháp lý cũng cho phép họ đăng ký lại hộ tịch. Các quyền dân sự khác liên quan đến hộ tịch [như quyền kết hôn, nuôi con...] sẽ được thực hiện bình thường.

Sau khi xác định lại giới tính, họ sẽ được sửa hộ tịch và các quyền nhân thân liên quan trên giấy tờ: hộ tịch, khai sinh, hộ khẩu, chứng minh nhân dân, văn bằng, chứng chỉ, được đăng ký kết hôn và làm giấy khai sinh cho con [nếu có]...

Ý kiến bổ sung:

Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Thứ nhất: theo nghị định Số: 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính có quy định những đối tượng được xác định lại giới tính là [ điều 2]

1. Khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật;

2. Giới tính chưa được định hình chính xác là những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính;

Thứ hai: điều 4 nghị định 88/2008/NĐ – CP quy định cấm Thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính.

Hiện nay pháp luật việt nam chưa có những quy định về hôn nhân và gia đình cho đối tượng chuyển giới, cũng sẽ không có quy định về thủ tục kết hôn cho người chuyển giới.

Thứ ba: thủ tục đăng ký thay đổi lại giới tính được quy định tại khoản 4 điều 36 nghị định 158/2005/NĐ-CP“:

4. Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.”

Như vậy, với đối tượng chuyển đổi giới tính không nằm trong đối tượng được phép đăng ký thay đổi lại giới tính theo quy định của pháp luật. Thứ tư: quyền nhận nuôi con nuôi, căn cứ vào điều 14 luật nuôi con nuôi quy định về điều kiện của người nhận nuôi con nuôi.

“ Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a] Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b] Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c] Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d] Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a] Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b] Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa

bệnh;

c] Đang chấp hành hình phạt tù;

d] Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.”

Luật không có quy định cấm người chuyển giới nhận nuôi con nuôi, vì vậy bạn chỉ cần đối chiếu các điều kiện còn lại theo quy định trên để xem xét có được quyền nhận nuôi con nuôi hay không.

4. Có thuộc trường hợp cấm kết hôn do vi phạm kết hôn trong phạm vi ba dời không?

Kính chào công ty luật Minh Khuê, em và bạn gái quen nhau được 2 năm rưỡi thì phát hiện bà ngoại em ấy là anh em ruột với ông ngoại của em. Vậy em có thể kết hôn với cô ấy được không?

Xin cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

"1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a] Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b] Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c] Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d] Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;"

Khoản 18, 19 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

"18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

19. Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời."

Ở đây, theo bạn trình bày thì tôi xác định bạn và bạn gái bạn là đời thứ tư nên không thuộc trường hợp cấm kết hôn. Tham khảo bài viết liên quan: Cách xác định phạm vi ba đời thuộc trường hợp cấm kết hôn ?

5. Bị Tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự thì có bị cấm kết hôn không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Hiện nay, gia đình tôi có một người anh trai 28 tuổi, đã bị tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự. Nhưng hiện nay, gia đình tôi muốn lập gia đình cho anh ấy. Luật sư cho tôi hỏi, việc anh trai tôi vị tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự thì có bị cấm kết hôn hay không?

Cảm ơn!

Trả lời:

- Căn cứ theo điểm c khoản 1 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

"Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

c] Không bị mất năng lực hành vi dân sự;"

Theo như quy định trên, việc anh trai chị bị tòa tuyên rằng bị mất năng lực hành vi dân sự sẽ không đủ điều kiện kết hôn. Tuy nhiên, mất năng lực hành vi dân sự lại không phải là một trong những điều cấm kết hôn - Căn cứ theo khoản 2 điều 5 của Luật này

"Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

2. Cấm các hành vi sau đây:

a] Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b] Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c] Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d] Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ] Yêu sách của cải trong kết hôn;

e] Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g] Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h] Bạo lực gia đình;

i] Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi."

Như vậy, theo pháp luật hiện hành việc bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự không phải là hành vi cấm kết hôn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề