Vì sao phòng vệ chính đáng không là h đáng

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân

Theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 [sửa đổi 2017] , phòng vệ chính đáng được quy định là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Thế nào là phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng? [Ảnh minh họa]

2. Thế nào là vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng?

Khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự quy định hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Đồng thời, người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự

Tuy nhiên, điểm c khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự cũng quy định người phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ được xem xét đó là tình tiết giảm nhẹ khi truy cứu TNHS.

3. Mức xử phạt khi phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

3.1 Trường hợp gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Căn cứ Điều 136 Bộ luật Hình sự , người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị xử lý theo quy định sau:

- Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

+ Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên.

- Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

3.2 Trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Điều 126 Bộ luật Hình sự quy định về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, cụ thể:

- Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Như Mai

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm
  • 2. Bản chất của phòng vệ chính đáng
  • 3. Điều kiện của phòng vệ chính đáng
  • 4. Đặc điểm của hành vi phòng vệ chính đáng
  • 5. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

1. Khái niệm

Theo từ điển từ và ngữ Việt Nam thì: Phòng là giữ gìn, vệ là che chở. Phòng vệ là giữ gìn để tránh sự tấn công bất ngờ, chính là đúng, đáng là đích đáng

Phòng vệ chính đáng theo từ điển từ và ngữ Việt Nam có thể hiểu là có hành vi đúng và đích đáng để giữ gìn tránh sự tấn công bất ngờ.

Theo từ điẻn Luật học - Bọ Tư pháp của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý thì phòng vệ chính đáng là: Hành vi chống trả lại một cách cần thiết hành vi tấn công đang xảy ra hoặc đe doa sẽ xảy ra ngay tức khắc nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tập thể, lợi ích chính đáng của mình hay người khác

Theo đó, phòng vệ chính đáng là một căn cứ hợp pháp của hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, nhưng được thực hiện do hành vi phòng vệ chính đáng nên không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và không bị coi là tội phạm

Căn cứ theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015 [ sửa đổi bổ sung năm 2017 ] thì phòng vệ chính đáng là:

Điều 22. Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Cũng theo quy định tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 1985 [Nghị quyết 02], hành vi được coi là phòng vệ chính đnág khi đáp ứng các điều kiện sau:

Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

b] Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

c] Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.

d] Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.

Hành vi tương xứng ở đây được hiểu như sau:

“Tương xứng” không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ. Để xem xét hành vi chống trả có tương xứng hay không, có rõ ràng là quá đáng hay không, thì phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như: khách thể cần bảo vệ; mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng; nhân thân của người xâm hại ; cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ; hoàn cảnh và nơi xảy ra sự việc, v.v…

Bên cạnh đócũng cần phải chú ý đến yếu tố tâm lý của người phải phòng vệ có khi không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ. Sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả các mặt nói trên mà nhận thấy rõ ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng những phương tiện, phương pháp rõ ràng quá đáng và gây thiệt hại rõ ràng quá mức [như: gây thương tích nặng, làm chết người] đối với người có hành vi xâm hại thì coi hành vi chống trả là không tương xứng và là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ngược lại, nếu hành vi chống trả là tương xứng thì đó là phòng vệ chính đáng

Như vậy, trong trường hợp mộtngười thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự [ được loại trừ trách nhiệm hình sự ] thì hành vi đó là hành vi phòng vệ chính đáng. Loại trừ trách nhiệm hình sự ở đây là trường hợp một người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội, nhưng theo quy định của pháp luật họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Bản chất của phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là một trong những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Về nguyên tắc, Luật hình sự chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người nào đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Mục đích của Phòng vệ chính đáng là nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp đồng thời ngăn chặn hành vi tấn công bằng cách gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công. Chính do mục đích của Phòng vệ chính đáng là bảo vệ lợi ích hợp pháp nên mặc dù người có hành vi phòng vệ gây nên thiệt hại khách quan về hình sự nhưng được loại trừ trách nhiệm hình sự. Bản chất của phòng vệ chính đáng chính là hành vi chống trả tương thích với hành vi xâm phạm và không bị coi là tội phạm

3. Điều kiện của phòng vệ chính đáng

Hành vi tấn công xâm hại lợi ích hợp pháp – cơ sở làm phát sinh quyền Phòng vệ chính đáng: lợi ích hợp pháp là những quyền của Nhà nước, tổ chức và công dân được pháp luật quy định như quyền về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…những hành vi chống trả để bảo vệ lợi ích bất hợp pháp không được coi là phòng vệ chính đáng.

Hành vi tấn công phải có thật và đang diễn ra chứ không phải do suy đoán tưởng tượng. Hành vi chống trả các lại các hành vi không có thật do suy đoán tưởng tượnghoặc hành vi xâm phạm đó đã chấm dứt đều không thể coi là hành vi phòng vệ chính đáng và sẽ bị truy cứu trách nhiệm căn cứ theo hậu quả của hành vi đó

Phòng vệ chính đáng phải gây ra thiệt hại cho chính người đang có hành vi tấn công: phải có hành vi phòng vệ chính đáng này thìnguồn gốc làm phát sinh hành vi tấn công xâm phạm lợi ích hợp pháp mới bị loại trừ tận gốc. Hành vi của người phòng vệ chỉ được chống trả không gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người có hành vi tấn công.

– Giữa hành vi phòng vệ và hành vi tấn công phải có sự tương xứng. Sự tương xứng không có nghĩa là sự ngang bằng theo nghĩa cơ học, người tấn công sử dụng công cụ phương tiện gì thì người phòng vệ cũng sử dụng công cụ phương tiện đó hoặc hành vi tấn công gây thiệt hại đến mức nào thì người phòng vệ cũng được gây thiệt hại đến mức độ đó. Sự tương xứng ở đây được hiểu là sự tương xứng về tính chất và mức độ được xác định dựa vào các yếu tố chủ quan và khách quan.

4. Đặc điểm của hành vi phòng vệ chính đáng

- Hàng vi xâm hại, tấn công ở đây nó xâm hại các lợi ích được Nhà nước bảo vệ là hành vi phạm tội rõ ràng hoặc có biểu hiện tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Hành vi nguy hiểm đó đang gây ra thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho các đối tượng được bảo vệ

- Hành vi phòng vệ chính đáng là hành vi cần thiết, chín đáng, cấp bách. Nếu như không có hành động phòng vệ chính đáng này, các lợi íchcần được bảo vệ sẽ bị xâm hại. Hành vi phòng vệ vừa gạt bỏ sự đe doạ, đẩy lùi sự tấn công vừa chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại, bảo vệ các lợi ích của xã hội.

- Hành vi phòng vệ này phải là hành vi chính đáng và tương xứng với hành vi xâm phạm. Hành vi này, không có sự chênh lệch quá đáng, quá mức giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức đọ nguy hiểm của hành vi đang xâm hại.

- Hành vi phòng vệ chính đáng là quyền của công dân. công dân có quyền thực hiện hành vi này hoặc không, không có sự ép buộc mà hoàn do tự nguyện.

- Vì là hành vi bảo vệ lợi ích xã hội, vì xã hội nên hành vi phòng vệ chính đáng gây ra thiệt hại về sức khoẻ hoặc tính mạng cho người có hành vi tấn công, xâm hại các lợi ích hợp pháp không phải chịu trách nhiệm hình sự

5. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đánglà hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người phòng vệ trong những trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có lỗi đối với việc vượt quá của mình

Giới hạn “cần thiết” được hiểu là biện pháp phòng vệ nói chung đủ mức ngăn chặn sự tấn công và bảo vệ được các lợi ích hợp pháp. Giới hạn cần thiết không có nghĩa là hậu quả mà người phòng vệ đã gây ra phải bằng hay tương đương với thiệt hại mà người có hành vi tấn công trái pháp luật định gây ra.

Giới hạn “cần thiết” ở đây được hiểu là biện pháp phòng vệ nói chung đủ mức ngăn chặn sự tấn công và bảo vệ được các lợi ích hợp pháp. Giới hạn cần thiết không có nghĩa là hậu quả mà người phòng vệ đã gây ra phải bằng hay tương đương với thiệt hại mà người có hành vi tấn công trái pháp luật định gây ra.

Vượt quá phòng vệ chính đánglà trường hợp phòng vệ khi đã có đủ cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ - sự tấn công của con người, cónguy hiểm đáng kể, hành vi trái pháp luật đang hoặc sẽ xảy ra ngay tức khắc và người phòng vệ đã thực hiện đúng nội dung của quyền phòng vệ - chống trả gây thiệt hại cho chính kẻ tấn công nhưng đã vượt ra ngoài phạm vi cho phép , gây ra thiệt hại cho người tấn công rõ ràng quá mức cần thiết, không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công.

Video liên quan

Chủ Đề