Vì sao pin tiểu không gây giật điện

Giật do cách điện không đảm bảo

Giải thích về cơ chế của sạc pin điện thoại, Phùng Anh Tuấn, Viện Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, về mặt nguyên tắc, sạc điện thoại phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như hiệu suất, kích thước. Bên cạnh đó, yêu cầu về an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Một trong những chỉ tiêu an toàn là cách ly về điện giữa hai phần đầu vào điện áp cao [220V] và phần đầu ra điện áp thấp [5V]. "Sạc điện thoại bao hàm cả thiết bị chuyển đồi nguồn điện từ 220V xuống 5V. Thiết bị này chính là phần hộp lớn nhất nằm phần đầu vào của sạc".

TS Phùng Anh Tuấn cho biết, sạc điện thoại cần có các tiêu chuẩn cụ thể như tiêu chuẩn cách điện giữa đầu ra với đầu vào được quy định tùy theo hệ thống tiêu chuẩn của từng quốc gia. Đối với Việt Nam, đó là tiêu chuẩn TCVN-7447 [tương ứng với tiêu chuẩn quốc tế IEC 60364]. Tiêu chuẩn chống cháy nổ cũng là một tiêu chuẩn cần đạt. Về chống cháy nổ phải đạt tiêu chuẩn UL-94 [Hoa Kỳ].

Tuy nhiên, những chỉ tiêu an toàn và tiêu chuẩn nêu trên không được đảm bảo với những thiết bị sạc pin trôi nổi, "hàng lô", hàng rởm bán nhan nhản trên thị trường. "Mặc dù điện áp đầu ra có thể thấp, tức 5V, nhưng nếu không đảm bảo yêu cầu an toàn cách ly giữa phần đầu vào và đầu ra của điện áp, khi xảy ra hư hỏng cách điện bên trong, phần đầu ra có thể sẽ được nối thông điện với phần đầu vào. Nói cách khác, nếu xảy ra hư hỏng cách điện bên trong, điện áp đầu ra sẽ chính là điện áp nguồn 220V. Lúc này không những gây cháy điện điện thoại do điện áp cao mà cũng gây giật nếu người dùng chạm vào điện thoại", TS Phùng Anh Tuấn nhấn mạnh.

Không nên vừa nghe điện thoại vừa sạcpin.

Mua hàng chính hãng, không dễ

Theo khảo sát của phóng viên, hiện nay thiết bị sạc pin cho điện thoại thông minh, nhất là iPhone được bày bán tràn lan, thậm chí để mua hàng chính hãng không phải dễ. Cùng một chiếc sạc điện thoại Iphone 4 nhưng tại Nhật Cường Mobile được bán với giá 350.000đ, trong khi tại chợ giời chúng tôi chỉ mua với giá 50.000đ, hay tại một số địa chỉ khác có giá từ 200.000 - 250.000đ. Theo nhân viên bán hàng của Nhật Cường Mobile sạc 350.000đ là hàng Trung Quốc loại 1, bảo hành 1 tháng. Còn hàng tại thị trường có giá mấy chục nghìn đồng là hàng loại kém chất lượng. Nhưng khi chúng tôi hỏi mua sạc điện thoại iPhone 4 hàng chính hãng, nhân viên này cho rằng: Cửa hàng không có và cũng không biết nơi nào bán.

TS Phạm Hồng Thịnh, Bộ môn Kỹ thuật điện cao áp và Vật liệu điện, Viện điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho rằng, sử dụng sạc pin không chính hãng không chỉ có nguy cơ về cháy nổ do chập điện mà nguy cơ về sạc không đủ điện áp khiến pin chạy không tốt. Điều này cũng đồng nghĩa nguồn điện không tương thích với đặc tính kỹ thuật của pin nên có thể tiếp dẫn đến việc nóng máy, hỏng các chi tiết khác của điện thoại hay gây cháy nổ máy khi sử dụng.

Theo các chuyên gia, bên cạnh việc sử dụng các phụ kiện thay thế không rõ nguồn gốc, việc vừa sạc điện thoại vừa nghe gọi là thói xấu cần loại bỏ. Khi sử dụng cần sạc đầy pin sau đó rút ra mới dùng để nghe gọi, nhắn tin... Khi sạc pin cũng cần để nơi thoáng mát, tránh để trên các vật liệu có thể ủ hơi nóng như đệm, chăn... Khi các thiết bị bị hỏng cần thay thế bằng hàng chính hãng, rõ nguồn gốc xuất xứ, có bảo hành. Tránh lạm dụng các thiết bị hỗ trợ như sạc pin gắn liền với máy...

Khảo sát nhỏ trong phạm vi 20 người cho thấy 100% trong số này cho biết họ thường xuyên có thói quen vừa sạc điện thoại vừa nghe gọi. Thậm chí, có người vừa sạc điện thoại vừa chơi điện tử, vào mạng internet... khiến máy nóng nhưng người dùng không quan tâm nhiều. Hay có những người tay ướt vẫn cầm điện thoại đang sạc để nói chuyện...

Hiền Dung

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều thiết bị trợ giúp người dùng điện thoại di động nạp pin tiện lợi. Nếu sử dụng không cẩn thận, sạc điện thoại có thể gây ra điện giật hoặc biến chiếc điện thoại của bạn thành một quả lựu đạn bất cứ lúc nào.

Thiết bị nạp pin điện thoại đa năng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn. Ảnh: Internet

Với những sản phẩm chính hãng sản xuất, các nhà sản xuất bao giờ cũng tính đến kiểu dáng công nghiệp, thẩm mỹ của sản phẩm cũng như những tính năng tác dụng và an toàn của sản phẩm khi dùng. Mặc dù vậy, trong thực tế, có không ít các sản phẩm ăn theo thiết bị di động, trợ giúp cho việc nạp pin nhưng không đảm bảo tính năng an toàn, thậm chí, đẩy người dùng đến đường nguy hiểm tới tính mạng.

Người tiêu dùng nên lựa chọn thiết bị nạp điện thoại có chân cắm an toàn, phần kim loại dẫn điện ngắn. Ảnh: Internet

Một thiết bị nạp pin điện thoại đa năng giá chỉ khoảng 30.000 - 50.000 đồng, sẽ là rất hợp túi tiền với người dùng điện thoại di động nào lỡ làm hỏng mất ổ cắm và dây cáp của thiết bị nạp điện cho pin điện thoại. Tuy nhiên, tiện dụng nhưng sản phẩm nạp pin đa năng lại ẩn chứa nhiều mối nguy với người dùng. Người dùng rất dễ bị điện giật vì thiết bị có nhiều điểm hở.

Nguy cơ bị điện giật từ thiết bị hỗ trợ nạp pin điện thoại rất cao, người tiêu dùng cần thận trọng. Ảnh: Internet

Cùng với thiết bị nói trên, ổ cắm thiết bị nạp pin chân quá dài cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ điện giật cho người sử dụng. Chỉ cần cầm sâu, gần với chân cắm khi cắm vào ổ điện, chắc chắn sẽ bị điện giật. Ngoài ra, thiết bị này nếu vô ý để "chổng ngửa" chân cắm điện lên trên mà bước phải, chắc chắn bạn sẽ bị thủng chân.

Hiện trên thị trường cũng đang bán thiết bị pin sạc rời. Thiết bị này được coi là giải pháp "cứu sinh" tuyệt vời khi điện thoại hết pin. Giá của thiết bị này cũng vào khoảng 100.000 đồng - 150.000 đồng/chiếc.

Pin sạc dự phòng tiện dụng nhưng hiệu quả sử dụng không cao. Ảnh: Internet

Pin dự phòng được quảng cáo sử dụng được cho hầu hết các loại điện thoại Smartphone hiện nay như: Iphone, IPad2, IPod Touch, Motorola Droid, HTC Android Phones, Blackberry, Kindle, Samsung Galaxy S, Nintendo, Sony PSP... Tuy nhiên, các chuyên gia công nghệ thiết bị di động cho rằng, người sử dụng điện thoại không nên dùng vì lượng điện của thiết bị này không đảm bảo lượng điện cần sạc mà chỉ có tác dụng hỗ trợ tức thì. Nếu người dùng sử dụng thiết bị đó nhiều lần với điện thoại di động của mình, lâu dần pin của điện thoại di động sẽ hỏng, khó nạp điện hơn.

Ổ điện để nạp pin điện thoại quá thấp rất nguy hiểm nếu trẻ nhỏ đụng phải. Ảnh: Internet

Ngoài việc chọn những thiết bị trợ giúp nạp pin điện thoại an toàn, chính hãng, có tem bảo hàng, đảm bảo chất lượng, người dùng khi cắm điện cho pin điện thoại cũng không nên sử dụng những ổ điện quá thấp, gần với tầm với của trẻ em. Nếu quá gần, vừa tầm với của trẻ, trẻ hiếu động rất dễ nghịch ngợm và rất có thể bị điện giật.

Trẻ có thể bị điện giật nếu bạn nạp pin điện thoại với ổ cắm điện đúng tầm với của trẻ. Ảnh: Internet

Đặc biệt, người tiêu dùng cũng cần lưu ý, không nên vừa nạp pin cho điện thoại, vừa gọi, nghe, nhắn tin, đọc tin nhắn quá nhiều, quá lâu, vì làm như vậy, pin sẽ nhanh hỏng hoặc quá trình nạp pin lại vừa sử dụng, có thể tạo sức ép cho pin và gây nóng máy, nguy cơ cháy nổ sẽ cận kề.

Lưu ý để tránh điện giật từ sạc điện thoại dây cắm quá lằng nhằng. Ảnh: Internet

Theo Zing

Video liên quan

Chủ Đề