Vì sao snowdrop xuyên tạc lịch sử

JTBC tiến hành kiện các cá nhân thường xuyên tung tin đồn thất thiệt về "Snowdrop". Nhà đài mong muốn nhắc nhở công chúng về mức độ nghiêm trọng của hành động này.

Ngày 8/4, đài truyền hình JTBC xác nhận đệ đơn kiện hình sự với các bình luận trực tuyến cáo buộc bộ phim truyền hình Snowdrop có nội dung xuyên tạc lịch sử.

JTBC cho biết đối tượng bị họ kiện là những cá nhân thường xuyên tung tin đồn thất thiệt về Snowdrop với mục đích không tốt đẹp. Sau khi cáo buộc bị lan truyền, dàn diễn viên Snowdrop phải hứng chịu làn sóng tấn công, chỉ trích đầy ác ý trên mạng. Thêm vào đó, công ty sản xuất và một số đơn vị tài trợ cũng đối mặt thiệt hại nghiêm trọng.

"JTBC kết luận rằng phải hứng chịu thiệt hại lớn như này mỗi khi có bộ phim gây tranh cãi là điều không thể. Do đó, nhà đài quyết định đưa ra biện pháp giải quyết nhằm nhắc nhở người xem về mức độ nghiêm trọng của những hành động đó", JTBC khẳng định.

Snowdrop là bộ phim truyền hình do đài JTBC sản xuất. Bộ phim có sự tham gia của Jung Hae In, Ji Soo [BlackPink], Yoo In Na, Kim Min Gue, Kim Hye Yoon và nhiều nghệ sĩ khác. Phim phát sóng từ tháng 12/2021 đến tháng 2.

JTBC tiến hành kiện những cá nhân thường xuyên tung tin đồn thất thiệt về Snowdrop. Ảnh: JTBC.

Trước đó, vào tháng 3/2021, tại Hàn Quốc nổ ra tranh cãi gay gắt sau khi JTBC công bố phần giới thiệu cho Snowdrop. Dựa trên đoạn tóm tắt, nhiều khán giả cáo buộc bộ phim sử dụng tên của nhân vật lịch sử có thật mà chưa có sự cho phép.

Nhiều ý kiến chỉ trích khẳng định cốt truyện bộ phim cố tình chế giễu phong trào dân chủ Hàn Quốc, và cách một số nhân vật trong phim được miêu tả dường như đang nhân đạo hóa, lãng mạn hóa các thành viên của Cơ quan Tình báo Quốc gia tại thời kỳ đó - những cá nhân đầy tai tiếng với loạt hành vi tham nhũng và bạo lực bất hợp pháp.

Dù JTBC đã thay đổi tên nhân vật nữ chính và phủ nhận mọi cáo buộc xuyên tạc lịch sử, nhiều tin đồn, lời khẳng định khác nhau về bộ phim vẫn tiếp tục lan truyền, gây ra tranh cãi dữ dội trên các diễn đàn trực tuyến, trang mạng xã hội Hàn Quốc.

Vấn đề cũng bị đưa ra một số ủy ban phát thanh truyền hình và tòa án dân sự để xem xét, tuy nhiên, theo Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền thông Hàn Quốc [KOCSC], rất khó để khẳng định bộ phim Snowdrop cố tình lãng mạn hóa Cơ quan Tình báo Quốc gia hay chế nhạo phong trào dân chủ.

Xin chào! Chúng mình là Creatrip! Cùng khám phá Hàn Quốc với chúng mình nhé!

Snowdrop, bộ phim truyền hình Hàn Quốc mới của đài JTBC với sự tham gia của Jung Hae-in và Jisoo, kể về câu chuyện tình yêu giữa một điệp viên Triều Tiên và một sinh viên đại học Hàn Quốc trong thời kỳ đầy biến động.

Tuy nhiên, vì bối cảnh bộ phim lấy thời gian vào lúc Hàn Quốc đang trong phong trào đấu tranh dân chủ nên nó đã nổ ra rất nhiều tranh cãi. Thậm chí có hơn 300,000 người đã ký vào bản kiến nghị lên Nhà Xanh để yêu cầu dừng phát sóng bộ phim.

JTBC Snowdrop

JTBC đã đưa ra các tuyên bố rằng Snowdrop không có ý định xuyên tạc phong trào dân chủ hoặc tôn vinh chế độ độc tài cũng như gián điệp Triều Tiên, nhưng điều đó vẫn không làm dịu đi được sự bất bình của công chúng.

Vậy tại sao mọi người lại tức giận như vậy? Câu chuyện lịch sử mà nhiều người nói Snowdrop đã bóp méo là gì?

Điều gì đã xảy ra ở Hàn vào năm 1987? 

JTBC Snowdrop

Phần đầu của Snowdrop lấy bối cảnh vào mùa xuân năm 1987. Mặc dù JTBC đã tuyên bố rằng cốt truyện hoàn toàn hư cấu và không liên quan đến thực tế nhưng đối với nhiều người Hàn, họ vẫn liên tưởng đến phong trào dân chủ. Với xứ sở kimchi, năm 1987 là 1 khoảng thời gian khó quên.

Vào tháng 1 năm 1987, Bak Jong-cheol [박종철], 21 tuổi, chủ tịch hội sinh viên khoa ngôn ngữ học tại Đại học Quốc gia Seoul, đã bị bắt trong một cuộc mít tinh để minh oan cho Cuộc nổi dậy Gwangju. Các nhà chức trách liên tục yêu cầu anh nói ra tung tích những người bạn của mình, nhưng anh từ chối và bị tra tấn rất nhiều. Anh qua đời vì ngạt thở khi bị trấn nước,

Sau khi tin tức này được đưa ra, nó đã làm bùng lên ngọn lửa cuồng nộ trong lòng người dân cả nước và họ cùng nhau đứng lên đòi dân chủ hóa.

Ảnh đám tang Bak Jong-cheol

Với Thế vận hội Seoul 1988 sắp diễn ra sau đó, mọi sự chú ý đều đổ dồn về Hàn Quốc và đường phố tràn ngập người với những tiếng hò reo.

Sau đó, ứng cử viên tổng thống Roh Tae-woo đã đưa ra Tuyên bố ngày 29 tháng 6 [29/6 선언], một bài phát biểu thúc đẩy bầu cử tổng thống mở, ân xá cho các tù nhân chính trị, tự do ngôn luận, tăng cường nhân quyền và bảo vệ các hoạt động của đảng.

Giai đoạn lịch sử này được gọi là Cuộc nổi dậy Dân chủ tháng Sáu [6월 민주항쟁].

NSA là gì? 

JTBC Snowdrop

Cơ quan An ninh Quốc gia [국가안전기획부] được thành lập vào những năm 1980. Tiền thân là Cơ quan Tình báo Trung ương, ngày nay tổ chức tương ứng là Cơ quan Tình báo Quốc gia.

Đối với người dân Hàn Quốc, NSA gắn liền với thời kỳ độc tài, tay sai của chế độ.

Cơ quan An ninh Quốc gia

Mặc dù trên danh nghĩa cơ quan này có nhiệm vụ duy trì an ninh và hỗ trợ chính phủ thu thập thông tin tình báo liên quan đến các mối đe dọa từ Triều Tiên nhưng khi người dân bắt đầu theo đuổi nền dân chủ, cơ quan này lại thường xuyên bắt giữ các nhà hoạt động mà không cần phán quyết hoặc bằng chứng và gán cho họ tội danh là gián điệp của Triều Tiên, sau đó, tra tấn và hành quyết họ.

Bak Jong-cheol là một trong những nạn nhân của NSA. 

중앙일보

Mặc dù cốt truyện của Snowdrop không nói nhiều về NSA, nhưng nhìn chung trong phim cơ quan này được miêu tả theo một khía cạnh tích cực, khác xa so với thực tế.

Snowdrop xuyên tạc lịch sử?

JTBC Snowdrop

Đây không phải là lần đầu tiên một nam diễn viên Hàn Quốc vào vai điệp viên Triều Tiên. Trước đây đã có Kim Soo-hyun trong Secretly, Greatly hay Bae Jong-ok trong Spy đã từng thể hiện vai diễn này và giành được những tràng pháo tay khen ngợi về kỹ năng diễn xuất của mình. 

JTBC Snowdrop

Nhân vật Im Soo-ho của Jung Hae-in là một điệp viên Triều Tiên được Eun Young-ro [Jisoo] giúp đỡ. Cô đã nhận nhầm anh ta với một nhà hoạt động sinh viên bị thương. Nhiều người Hàn cho rằng điều này vừa có ý tôn vinh các điệp viên Triều Tiên, vừa xúc phạm sâu sắc đến các liệt sĩ của Phong trào Dân chủ, những người bị gán ghép là gián điệp Triều Tiên một cách sai lầm.

Trong quá trình chuyển đổi từ chế độ thuộc địa của Nhật Bản, thời kỳ đầu giải phóng và thời kỳ chính quyền quân sự chuyên quyền sang chế độ dân chủ hóa Hàn Quốc, đã có vô số vụ bắt bớ và sát hại người bừa bãi nhằm duy trì sự ổn định của chế độ.

JTBC Snowdrop

Đối với nhiều người Hàn, câu chuyện miêu tả một điệp viên thực sự của Triều Tiên được giải cứu và bị nhầm là một nhà hoạt động sinh viên dường như có ý chế nhạo những người bị Cơ quan Kế hoạch An ninh Quốc gia bắt bớ, những người đã bị tra tấn tàn nhẫn và phải mất mạng một cách vô lý.

Mặc dù biên kịch có thể đã tạo bối cảnh theo yêu cầu của cốt truyện, nhưng nhiều người Hàn đã yêu cầu tạm dừng phát sóng vì họ tin rằng không nên sử dụng những gì từng là một trong những sự kiện bi thảm nhất trong lịch sử theo cách như thế này và việc xuyên tạc lịch sử là hành vi thiếu tôn trọng.

Chi tiết thực tế xuất hiện trong Snowdrop?

JTBC Snowdrop

JTBC đã chính thức tuyên bố rằng các nhân vật chính trong phim không phải là người tham gia vào phong trào dân chủ và nội dung phim không liên quan đến phong trào đó. Chỉ là họ đã sử dụng khoảng thời gian này để làm nền cho các nhân vật và câu chuyện chỉ tập trung vào mối quan hệ của nhân vật chính.

Tuy nhiên, trong phim lại đề cập đến những nhân vật, địa điểm và sự kiện có thật nên nhiều người hoài nghi liệu phim có hoàn toàn không liên quan như JTBC đã thông báo.

Nhân vật của Jisoo ban đầu mang tên Young-cho, tên của một nhà hoạt động nổi bật trong phong trào dân chủ vẫn còn sống cho đến ngày nay.

Câu chuyện về cha của Im Soo-ho cũng có vẻ quá gần với đời thực. Nhiều người đã chỉ ra những điểm tương đồng giữa nhân vật này và Isang Yun, một nhạc sĩ bị chế độ độc tài nhắm tới. Ông bị buộc tội gián điệp, bị giam cầm và tra tấn. Sau khi trở về Đức, ông đã công khai ủng hộ dân chủ hóa Hàn Quốc. Ông cũng bị cấm nhập cảnh vào Hàn Quốc và chính phủ đã không thừa nhận những cáo buộc gián điệp do cơ quan tình báo tạo là ra sai sự thật cho đến năm 2006, 11 năm sau khi ông qua đời.

Ngoài ra, người ta chỉ ra rằng nguyên mẫu của Đại học Nữ sinh Hosoo trong phim là Đại học Nữ sinh Ewha và cuộc bầu cử tổng thống trong phim chính là khi Roh Tae-woo được bầu làm tổng thống và đạt được dân chủ hóa.

Tất cả các yếu tố trên đã làm tăng thêm tranh cãi xung quanh Snowdrop.

JTBC Snowdrop

Như bạn có thể thấy, giai đoạn lịch sử Hàn Quốc mà trong đó bộ phim được thiết lập là vô cùng nhạy cảm đối với nhiều người Hàn. Có nhiều người không mong muốn lịch sử Hàn Quốc và hồi ức đau thương của họ bị bóp méo vì mục đích giải trí.

Bạn thấy thế nào về vấn đề này. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn chính xác những gì tranh cãi liên quan đến Snowdrop. 

Nếu có bất kì câu hỏi gì, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với Creatrip qua email . Hẹn gặp lại các bạn tại các bài viết sau! Theo dõi Creatrip để nhận được những thông tin mới nhất nhé!

 Instagram: creatrip.vn 

 Fb: Creatrip: Tổng hợp thông tin Hàn Quốc

Video liên quan

Chủ Đề