Vì sao ta phải kháng chiến lâu dài

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là một dấu ấn đặc sắc trong lịch sử dân tộc. Trong đó không thể không kể đến các phương thức tác chiến đa dạng. Trong quá trình đấu tranh, ta đề cao phương châm chiến lược đánh lâu dài. Vậy, các vấn đề cơ bản của phương châm đó là gì? Lí do để ta lựa chọn nó là vì đâu?

Khái quát cơ bản

Sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta tuyên bố độc lập và chủ quyền. Tuy vậy, thực dân Pháp vẫn âm mưu xâm lược cả ba nước Đông Dương. Sau sự kiện quân Pháp gây hấn đánh chiếm Nam Bộ, ta đã đứng lên kháng chiến chống lại Pháp

Quá trình chống giặc diễn ra sôi nổi, mãnh liệt. Với tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm cao, ta lần lượt đánh tan các cuộc tấn công của địch. Vào ngày 13/3/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ được mở màn. Đây là cuộc quyết chiến chiến lược, góp phần dẫn tới thắng lợi của dân tộc.

– Đánh lâu dài là phương châm chiến lược của cuộc k/c toàn dân, toàn diện của nhân dân VN chống thực dân Pháp xâm lược, được xác định trong đường lối k/c của Đảng. Quân & dân VN phải thực hiện phương châm chiến lược  đánh lâu dài. Vì:

+ So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, ö lực lượng của ta. Với chiến lược đánh lâu dài, dựa vào sức mạnh của mình là chính, với ưu thế tuyệt đối của ta về CT và tinh thần để khắc phục dần những nhược điểm về vật chất kĩ thuật khiến cho ta càng đánh càng mạnh, địch càng đánh càng suy yếu dần dần, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch.

+ Nhân dân VN cần có thời gian vừa k/c vừa kiến quốc.

+ Thực dân Pháp thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, ta phải trường kỳ k/c để khoét sâu khó khăn của địch & phát huy ưu thế của mình nhằm k/c toàn diện, huy động sức mạnh toàn dân & tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới.

+ Trường kỳ k/c giành thắng lợi từng bước & từng bước làm thay đổi tương quan lực lượng, đồng thời kết hợp đấu tranh ngoại giao để giành thắng lợi cuối cùng.

Phương châm chiến lược đánh lâu dài thực hiện trong bối cảnh nào?

Vào thời điểm thực dân Pháp xâm lược, nước ta vẫn chưa thực sự vững mạnh. Chính quyền còn non trẻ do mới thành lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn còn đối mặt với vô vàn khó khăn

Đảng xác định: Toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Đó là đường lối kháng chiến ngay những ngày đầu của ta

Chính vì sự non trẻ của thời đại mà phương thức đánh lâu dài được đề cao và tiến hành. Đây là những ảnh hưởng của thời đại với việc quyết định con đường kháng chiến

Cuộc kháng chiến đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm thiết thực. Thế hệ ngày nay cần tìm hiểu, học hỏi và làm cho nước nhà thêm vững mạnh.

Hoài Thương

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Tại vì sao phải chiến đấu lâu dài và tự lực cánh sinh?

– Thực dân Pháp thực hiện âm mưu “ Đánh nhanh, thắng nhanh”, để làm phá sản âm mưu đó ta phải đánh lâu dài. – Tương quam lực lượng giữa ta và địch không cân xứng, địch mạnh hơn ta cả về quân sự lẫn kinh tế. – Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, ta càng đánh càng mạnh.

– Tự lực cánh sinh vì lúc đầu ta bị bao vây cô lập chưa có sự giúp đơc của bên ngoài, mặt khác cuộc kháng chiến của ta phải do chính ta thực hiện là chính.

Vì sao ta phải kháng chiến lâu dài


Vì sao ta phải kháng chiến lâu dài


Vì sao ta phải kháng chiến lâu dài

English

Vì sao ta phải kháng chiến lâu dài

Vì sao ta phải kháng chiến lâu dài

Vì sao ta phải kháng chiến lâu dài

Vì sao ta phải kháng chiến lâu dài


KỶ NIỆM 66 NĂM CHIẾN THẮNG ÐIỆN BIÊN PHỦ (7.5.1954 - 7.5.2020)

Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi

Một trong những nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là đường lối kháng chiến đúng đắn của Ðảng ta. Ðường lối này có nội dung cốt lõi là: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. Trong phạm vi bài viết này, xin đề cập đến khía cạnh trường kỳ của nội dung cốt lõi nói trên.

Bạn đang xem: Vì sao phải kháng chiến lâu dài

1. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đường lối kháng chiến của Đảng được thể hiện rõ trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch (19.12.1946), Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Thường vụ Trung ương Đảng (12.12.1946) và đồng chí Trường Chinh (Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng) giải thích rõ hơn trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (tháng 9.1947).

Vì sao ta phải kháng chiến lâu dài

Bộ Tổng tư lệnh họp bàn kế hoạch, phương án tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điên Biên Phủ, đầu năm 1954. ẢNH tư liệu  

Đường lối kháng chiến của Đảng được hoạch định trên cơ sở kế thừa truyền thống và kinh nghiệm đánh giặc giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc ta, vận dụng sáng tạo quan điểm chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và xuất phát từ thực tiễn tình hình đất nước - trên cơ sở so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch, khi bước vào cuộc chiến.

2. Sở dĩ Đảng và Bác Hồ quyết định phải “Trường kỳ kháng chiến” - kháng chiến lâu dài, vì những lý do chủ yếu sau đây:

Một là, so sánh tương quan lực lượng giữa ta và Pháp trong những ngày đầu cuộc chiến quá chênh lệch. Nhiều người đã dùng hình ảnh châu chấu đá voi hay châu chấu đá xe để so sánh.

Trên thực tế lúc này quân Pháp rất mạnh, gấp nhiều lần chúng ta, với đầy đủ các quân binh chủng (hải, lục, không quân, tăng thiết giáp, pháo binh...). Đội quân này được trang bị đầy đủ vũ khí tối tân nhất lúc bấy giờ, chỉ trừ bom nguyên tử. Và đây là đội quân chính quy, được đào tạo rất bài bản. Địa bàn Việt Nam lại quá quen thuộc với quân Pháp sau hơn 80 năm có mặt trên đất nước ta...

Còn về phía chúng ta, khi bước vào cuộc chiến chúng ta chỉ có bộ binh, lại chưa được huấn luyện bài bản. Vũ khí thì thiếu thốn. Kỹ sư Trần Đại Nghĩa từ Pháp về mới bắt tay vào nghiên cứu chế tạo, nhưng cũng trong điều kiện thiếu thốn trăm bề....

Xem thêm: Biện Pháp Nhân Hóa Là Gì - Những Điều Cần Biết Về Biện Pháp Tu Từ Nhân Hóa

Trước so sánh tương quan lực lượng như vậy, nếu chúng ta đưa quân chủ lực ra đương đầu với quân Pháp thì chỉ một trận là “hết vốn”. Vì thế, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh mới sáng suốt chọn phương châm phù hợp là: Trường kỳ kháng chiến - đánh lâu dài.

Đảng và Bác xác định: Đánh lâu dài nhằm vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, chuyển yếu thành mạnh, chuyển thiếu thành đủ. Đồng thời, cũng nhấn mạnh, lâu dài song không có nghĩa là không có thời hạn, đến một lúc nào đó, khi so sánh tương quan lực lượng chênh lệch, theo hướng có lợi cho chúng ta và thời cơ đến, sẽ tiến hành tổng phản công, giành thắng lợi quyết định.

Hai là, trường kỳ kháng chiến - đánh lâu dài, là nhằm đối chọi và làm phá sản âm mưu của thực dân Pháp. Trong những ngày đầu tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, âm mưu của Pháp là đánh nhanh, thắng nhanh. Đánh nhanh, thắng nhanh sẽ phát huy được ưu thế quân sự áp đảo của Pháp; giúp Pháp nhanh chóng đạt mục đích quay trở lại tái chiếm Việt Nam và Đông Dương. Đồng thời, khắc phục được điểm yếu lớn nhất của quân Pháp là hậu cần.

Không để cho quân Pháp áp đặt lối chơi, phát huy thế mạnh, đồng thời, nhằm vào “gót chân Achilles” của kẻ thù, chúng ta đã chọn cách đánh du kích, lâu dài. Đây cũng là cách đánh “Lấy đoản binh chế trường trận” đã được Đảng ta vận dụng trong thời đại mới.

3. Với đường lối kháng chiến đúng đắn nói chung, phương châm trường kỳ kháng chiến nói riêng, đã góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). Trong cuộc kháng chiến này, căn cứ vào tình hình thực tế, với phương châm vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, chúng ta đã chủ động phòng ngự (1946 - 1947), rồi tiến lên cầm cự (1948 - 1950) và chuyển sang phản công (1950 - 1954) mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu.

4. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bài học hoạch định đường lối đúng đắn nói chung, xác định đúng phương châm trường kỳ kháng chiến, trong kháng chiến chống Pháp nói riêng, vẫn còn nguyên giá trị.

Tiếp tục vận dụng sáng tạo bài học này giúp cho chúng ta có phương pháp đúng trong hoạch định đường lối nói chung, đường lối quốc phòng nói riêng. Phải luôn xuất phát từ thực tiễn đất nước, đánh giá so sánh đúng tương quan lực lượng để lựa chọn cách ứng xử, đối phó phù hợp.

Mặt khác, bài học này cho chúng ta thêm vững tin vào tiền đồ tươi sáng của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Con đường phía trước dù lắm chông gai, song nhất định chúng ta sẽ luôn gặt hái được những thành tựu rực rỡ trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu.