Vị vua Hùng đầu tiên của nước ta tên là gì

Nước Việt ta trải qua hơn 4000 năm lịch sử, với 1000 năm chịu dưới ách đô hộ phong kiến Phương Bắc. Để có được sự độc lập và vinh quang dân tộc như hiện nay, ông cha ta đã đổ không biết bao nhiêu máu và nước mắt. Chúng ta cần phải tự hào về lịch sử dân tộc, tự hào về đất nước mà ta đã sống, lớn lên từng ngày. Vậy bạn có biết nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì? Cùng Eduboston tìm hiểu ngay nhé!

Rất nhiều người đều cho rằng tên đầu tiên của nước Việt Nam đó là Đại Cồ Việt, bắt nguồn từ thời vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Hoặc là Đại Việt dưới thời vua Ngô, vua Lý,… Tuy nhiên, tất cả đều không đúng. 

Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là Văn Lang dưới sự trị vì của 18 vị vua Hùng gắn liền với truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên và truyền thuyết Bánh chưng bánh dày. Vì vậy, điều này lý giải tại sao những người con đất Việt luôn tự hào về nơi mình sinh ra, tự hào là con của cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ.

Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là Văn Lang

Sự xuất hiện của nhà nước Văn Lang đã chấm dứt thời kỳ mà những người con đất Việt mỗi người một nơi, không có sự thống nhất. Dưới sự lãnh đạo của Vua Hùng, người dân dần biết cày bừa, trồng lúa, nuôi cây, chăn nuôi gia súc và sự xuất hiện của việc trao đổi buôn bán hàng hóa. Từ đây, nước Việt bước sang thời kỳ mới, phát triển và hưng vượng hơn.

Lịch sử dựng nước Văn Lang của vua Hùng

Lịch sử dựng nước Văn Lang chính là thời đại mở đầu của sự phát triển nước Đại Việt và Việt Nam sau này. Đây chính là nền móng cơ bản nhất của đất nước Việt Nam ta với sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Lúc này, nước ta đang chuyển dần từ thời kỳ thị tộc bộ lạc sang thời kỳ có sự phân hóa giai cấp và xuất hiện nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. 

Nhà nước Văn Lang xuất hiện đã bước đầu hình thành tổ chức nhằm giúp đỡ người dân thực hiện công việc làm nông và xây dựng đội ngũ quân sự riêng biệt. Bộ máy nhà nước gồm có Vua Hùng đứng đầu, tiếp đến là những Lạc Hầu, Lạc Tướng và các quan cai quản. 

Vua Hùng là người trị vì nhà nước Văn Lang

Văn Lang chính thức được thành lập vào khoảng thế kỉ VIII – VII TCN, ở vùng đồng bằng ven những sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. Tại đây đã xuất hiện những bộ lạc lớn, có sự tương đồng về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế. Tất cả đều chịu sự lãnh đạo của Vua Hùng.

Sở dĩ có sự hình thành của nhà nước Văn Lang chính là do các lý do sau:

  • Sự phân hóa tầng lớp giàu nghèo rõ rệt, người nghèo bị chèn ép đủ đường phải rơi vào cảnh nô tì.
  • Xung đột giữa những người Lạc Việt với nhau dẫn đến tình trạng “lưỡng bại câu thương”.

Lúc này, vị thủ lĩnh dùng tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưng là Hùng Vương xuất hiện ở Gia Ninh, đóng đô ở Bạch Hạc [Phú Thọ], đặt tên nước là Văn Lang. Đây chính là nhà nước đầu tiên của nước Việt Nam ta.

Sự phát triển của nhà nước Văn Lang

Thời kỳ đầu nhà nước Văn Lang xuất hiện đã thúc đẩy hoạt động trồng trọt, chăn nuôi cực kỳ phát triển. Sự bất hòa giữa các bộ tộc đều được giải quyết thay vào đó là lòng đoàn kết cùng đưa nhà nước phát triển.

Nhà nước Văn Lang có 18 đời vua Hùng Vương bắt đầu từ năm 2879 tới năm 258 trước Công nguyên. Giai đoạn lịch sử này được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn đầu gồm nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc.

Nhà nước Văn Lang đóng đô ở Phú Thọ

Vua Hùng đầu tiên của nước Văn Lang có tên là Chi Cán, hiệu là Kinh Dương Vương húy là Lộc Tục. Kinh Dương Vương trị vì nhà nước Văn Lang trong thời gian 86 năm, bắt đầu từ 2879 – 2794 TCN. Tiếp đến là Chi Khan, hiệu vua là Lạc Long Quân [trị vì từ 2793 – 2525], tên húy Sùng Lãm. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ. Từ đây, truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên bắt đầu xuất hiện.

Các vua Hùng đã thay nhau trị vì và làm chủ đấu nước Văn Lang. Trải qua 18 đời vua hùng với vị cuối cùng là Hùng Duệ Vương, húy Huệ Lang [trị vì từ 408 – 258 TCN], nhà nước Văn Lang chính thức sụp đổ.

Qua đây, bạn đã biết nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì. Văn Lang chính là nhà nước đầu tiên của Việt Nam ta. Mặc dù bộ máy nhà nước thô sơ, các cấp quản lý không rõ ràng nhưng đã góp phần không nhỏ xây dựng nền móng nước Việt Nam ta sau này.

Lý Nam Đế là người có công đánh giặc phương Bắc xâm lược, bảo vệ bờ cõi đất nước. Sau khi lên ngôi ông xưng là hoàng đế của nước Nam, trở thành vị hoàng đế đầu tiên của đất nước nghìn năm lịch sử. Hãy cùng 35Express tìm hiểu Lý Nam Đế – Vị vua đầu tiên Việt Nam là ai?

Lý Nam Đế là ai? Vị vua đầu tiên của Việt Nam

Tên húy: Lý Bí hoặc Lý Bôn
Năm sinh – năm mất: 17/10/503 – 546
Quê hương: Giả thiết Thái Bình hoặc Sơn Tây
Hiệu: Lý Nam Đế

Lý Nam Đế có nhiều giả thiết về quê hương của ông. Người thì cho là Thái Bình, người cho là ở Sơn Tây. Ông là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý, tồn tại vào giữa thế kỷ thứ VI. Sau khi lên ngôi, ông lấy hiệu là Lý Nam Đế.

Tuổi thơ của vua Lý Nam Đế

Từ nhỏ, Lý Bí đã là một cậu bé thông minh và hiểu biết. Khi 5 tuổi thì cha mất, 7 tuổi thì mẹ ông mất. Vì vậy, Lý Bí ở với chú ruột. Đến một hôm, một vị Pháp tổ thiền sư nhìn thấy ông khôi ngô, tuấn tú nên ngỏ lời xin về chùa để nuôi dạy.

Xem thêm: Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?

Sau 10 năm rèn sách, Lý Bí trở thành một người học rộng, hiểu biết sâu. Vì văn võ song toàn, ông được tôn làm thủ lĩnh của địa phương.

Vì có tài, ông được Thứ sử Tiêu Tư nhà Lương mời làm Giám quân ở Đức Châu. Tuy nhiên, Thứ sử Giao Châu là Vũ Lâm hầu Tiêu Tư là một người tàn bạo, hà khắc nên bị mất lòng nhiều người. Vì bất bình, nên Lý Bí bỏ quan và về quê. Ông chiêu binh, mãi mã để chống lại chính quyền đô hộ.

Sự nổi dậy của Lý Nam Đế

Năm 541, nhà Lương cho quân sang xâm chiếm, Lý Bí lãnh đạo quân tướng đánh đuổi khiến chúng “10 phần chết đến 6-7 phần, quân tan rã mà về”. Trước khí thế của nghĩa quân, Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư phải bỏ chạy về nước. Đất nước độc lập, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, ông tự xưng là Lý Nam Đế.

Tham gia khởi nghĩa cùng Lý Nam Đế có rất nhiều anh hùng hào kiệt của đất Giao Châu lúc bấy giờ. Trong đó có những dũng tướng tài ba như 2 cha con Triệu Túc và Triệu Quang Phục, Trinh Thiều, Phạm Tu, Triệu Quang Thành. Những danh tướng trên từng tham gia cuộc khởi nghĩa của Lý Bí ngay từ những ngày đầu tiên. Trong đó, võ tướng Phạm Tu dù đã 60 tuổi vẫn cầm quân ra trận

Toàn bộ đất Giao Châu [gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam ngày nay và một phần đất Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc] đều thuộc quyền kiểm soát của nhà tiền Lý.

Vào cuối năm 542, Lương Vũ Đế lại sai Thứ sử Giao Châu là Tôn Quýnh và thứ sử Tân Châu là Lư Tử Hùng sang đàn áp. Sau khi được tin quân Lương tiến sang thì Lý Bí chủ động mang quân ra đón đánh và chiến thắng. Việc này giúp ông kiểm soát toàn bộ Giao Châu.

Đánh đuổi quân Lâm Ấp

Trong thời gian này, vua Lâm Ấp có ý định dòm ngó Giao Châu. Biên giới của Giao Châu và Lâm Ấp là dãy Hoành Sơn. Vào tháng 5/543, vua Lâm Ấp mang quân sang xâm lược. Lý Nam Đế sai Phạm Tu đánh Lâm Ấp. Sử sách không có nhiều thông tin về trận đánh này. Chỉ biết rằng Phạm Tu đã đánh vua Lâm Ấp phải bỏ chạy.

Lý Nam Đế dựng đất nước Vạn Xuân

Sau khi lên ngôi [544], Lý Nam Đế đặt tên nước ta là Vạn Xuân với mong muốn đất nước, dân tộc ta luôn tươi đẹp, phát triển và trường tồn mãi theo thời gian. Ông cho đóng đô cạnh sông Tô Lịch [Hà Nội ngày nay].

Lý Bí – Lý Nam Đế là hoàng đế đầu tiên của nước ta. Ông lập một triều đình riêng là sự khẳng định chủ quyền độc lập, bền vững muôn đời của dân tộc ta. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, người Việt tự xây dựng cho mình một cơ cấu nhà nước mới theo chế độ tập quyền trung ương”, sách 54 vị hoàng đế Việt Nam viết.

Bạn có biết  Lý Công Hoàng Anh là ai? Thủ lĩnh bóng đá Việt Nam tương lai

Những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về Lý Nam Đế – Vị vua đầu tiên của Việt Nam là ai? Hãy theo dõi 35Express để cập nhật thông tin mới nhất về người nổi tiếng nhé.

Xem thêm: Ai là người sinh ra đầu tiên trên thế giới?

Video liên quan

Chủ Đề