Việt Nam là thành viên thứ máy của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Ngày 14-11, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển 1982 [UNCLOS] có hiệu lực và Việt Nam trở thành thành viên UNCLOS.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Tham dự lễ kỷ niệm có gần 200 đại biểu từ các Bộ, ngành chủ chốt liên quan đến việc thực thi UNCLOS, một số Đại sứ và đại diện ngoại giao đoàn tại Hà Nội và hơn 100 đại biểu đến từ 22 thành viên ARF tham dự Hội thảo Diễn đàn Khu vực Đông Nam Á [ARF] về vận dụng UNCLOS và các văn kiện pháp lý quốc tế khác trong ứng phó với các thách thức đang nổi lên trên biển, được tổ chức trong 2 ngày 13 và 14-11.

Phát biểu và chủ trì buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng khẳng định vai trò của Công ước trong việc duy trì trật tự trên biển, khác thác, sử dụng và bảo tồn biển và đại dương trong suốt 25 năm qua. 

Trong 25 năm qua, Việt Nam luôn đề cao tôn chỉ và mục tiêu của Công ước, đồng thời có nhiều nỗ lực thực thi Công ước trên Biển Đông. Trước hết, Việt Nam đã hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý và sử dụng biển trên cơ sở phù hợp với UNCLOS. Trong đó, quan trọng nhất là Luật Biển Việt Nam năm 2012, cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo. Trên tinh thần thượng tôn pháp luật, Việt Nam chủ trương kiên trì giải quyết các bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. 

Thực hiện chủ trương này, Việt Nam đã tiến hành đàm phán và ký các điều ước quốc tế về phân định biển với các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia. Việt Nam cũng đang tích cực thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, phân định vùng đặc quyền kinh tế với Indonesia và phân định biển với các quốc gia láng giềng khác.

Việt Nam cũng thúc đẩy hợp tác quốc tế về biển với hình thức hợp tác đa dạng và nội dung ngày càng đi vào chiều sâu nhằm khai thác tối đa các tiềm năng của biển cũng như giải quyết, xử lý các thách thức đặt ra nhằm tạo dựng môi trường hòa bình ổn định trên Biển Đông. 

Trong các lĩnh vực chuyên ngành, đại diện của Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã chia sẻ nỗ lực của Việt Nam như bảo vệ chủ quyền biển, đảo, quản lý tài nguyên và nguồn lợi từ biển, bảo vệ môi trường. Nỗ lực của các Bộ, ngành không chỉ phản ánh quay các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật mà còn qua các hành động cụ thể, ở tất cả các cấp.

Thời gian qua, tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, vi phạm nghiêm trọng các quyền của Việt Nam và các nước trong khu vực được quy định tại Công ước LHQ về Luật biển 1982. Việt Nam kiên trì quan điểm tôn trọng và tuân thủ đầy đủ Công ước, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không có những hành động diễn giải sai trái hay cố ý hạ thấm ý nghĩa, vai trò của Công ước. Bất cứ yêu sách nào về biển cũng phải được xây dựng trên cơ sở và trong phạm vi cho phép của Công ước. Khi có bất đồng hoặc khác biệt liên quan đến giải thích và áp dụng Công ước, các bên cần giải quyết thông qua thương lượng hoặc các biện pháp hòa bình khác, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật biển 1982. 

Trong khi chưa giải quyết được bất đồng, các bên cần tôn trọng và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ngày 4-11-2002 [DOC], kiềm chế không thực hiện các hoạt động đơn phương có thể làm phức tạp thêm tình hình và gia tăng căng thẳng, đe doạ tới hòa bình, ổn định khu vực; tham gia đàm phán một cách thiện chí, xây dựng nhằm sớm đạt một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông [COC] có hiệu lực, thực chất và phù hợp với các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

Duy Tiến

Trong thời gian từ ngày 21-25/6, tại Trụ sở Liên Hợp quốc [LHQ] ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra Hội nghị lần thứ 31 các quốc gia thành viên Công ước LHQ năm 1982 về Luật Biển [UNCLOS].

Đại sứ Đặng Đình Quý phát biểu tại Hội nghị.

Theo Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, Hội nghị xem xét báo cáo của các cơ quan thành lập theo Công ước như Tòa án quốc tế về Luật Biển, Ủy ban Ranh giới thềm lục địa, Cơ quan quyền lực đáy đại dương và các vấn đề thủ tục, ngân sách, nhân sự của các cơ quan này. Hội nghị quyết định kéo dài nhiệm kỳ của các thành viên Ủy ban ranh giới thềm lục địa thêm một năm do tác động của đại dịch COVID-19.

Tại phiên thảo luận vào ngày 23/6 về Báo cáo của Tổng Thư ký LHQ về các vấn đề liên quan đến biển và đại dương, hoạt động của các cơ quan LHQ và hợp tác quốc tế trong năm qua, các ý kiến nhấn mạnh yêu cầu tuân thủ thực hiện UNCLOS, đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế trong các lĩnh vực biển và đại dương, ứng phó với các thách thức như ô nhiễm môi trường biển, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng, đóng góp vào thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 14 liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững biển và đại dương.

Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, tái khẳng định, UNCLOS là khuôn khổ toàn diện điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, góp phần vào việc bảo đảm an toàn, an ninh, tự do hàng hải, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Đại sứ Đặng Đình Quý thông tin về các nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy đàm phán phân định biển với các nước trong khu vực, bảo vệ môi trường biển, hợp tác song phương và đa phương trong duy trì an ninh biển, chống nạn đánh bắt cá bất hợp pháp, không được quy định và không được điều chỉnh, phát triển kinh tế biển.

Liên quan đến tình hình Biển Đông, Đại sứ Đặng Đình Quý cho rằng, Biển Đông là tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn, tự do hàng hải tại Biển Đông có ý nghĩa thiết yếu với hòa bình, phát triển của khu vực và quốc tế.

Đại sứ Đặng Đình Quý tái khẳng định, mọi tranh chấp phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương LHQ và UNCLOS, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Đại sứ bày tỏ quan ngại về một số sự kiện diễn ra gần đây tại Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không quân sự hóa hoặc tiến hành các hoạt động làm phức tạp tình hình, gia tăng tranh chấp, ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng hải và hàng không tại Biển Đông, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực, thực hiện đầy đủ Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông [DOC] và sớm hoàn thiện Bộ Quy tắc ứng xử [COC] có nội dung thực chất và có hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS.

UNCLOS được coi như “Hiến chương của đại dương”, có hiệu lực kể từ ngày 16/11/1994, đã được 168 nước và tổ chức quốc tế phê chuẩn và 14 quốc gia khác ký nhưng chưa phê chuẩn.

Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS năm nay được tổ chức hoàn toàn theo hình thức họp trực tiếp tại Trụ sở LHQ song vẫn áp dụng một số biện pháp hạn chế số người tham dự, giãn cách và phòng ngừa COVID-19.

Năm 2020, vào thời điểm đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại thành phố New York và nhiều nơi, Hội nghị lần thứ 30 chủ yếu xem xét, quyết định các vấn đề qua văn bản và thư điện tử; cuộc họp trực tiếp được trì hoãn mãi đến đầu tháng 12/2020.

Theo Chinhphu.vn

Từ ngày 13-17/6, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra Hội nghị lần thứ 32 các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển.

Hội nghị xem xét báo cáo của các cơ quan thành lập theo Công ước như Tòa án quốc tế về luật biển, Ủy ban ranh giới thềm lục địa [CLCS], Cơ quan quyền lực đáy đại dương và các vấn đề thủ tục, ngân sách, nhân sự của các cơ quan này; tiến hành bầu cử các thành viên của CLCS.

Tại phiên thảo luận ngày 16/6 về Báo cáo của Tổng thư ký LHQ về các vấn đề liên quan đến biển và đại dương, hoạt động của các cơ quan LHQ và hợp tác quốc tế trong năm qua, các ý kiến nhấn mạnh yêu cầu tuân thủ thực hiện UNCLOS, đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế trong các lĩnh vực biển và đại dương, ứng phó với các thách thức như ô nhiễm môi trường biển, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng, đóng góp vào thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 14 liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững biển và đại dương.

Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, tái khẳng định UNCLOS, với vai trò “Hiến pháp của đại dương”, là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và cơ sở pháp lý duy nhất để xác định một cách toàn diện, đầy đủ phạm vi quyền được hưởng vùng biển của các quốc gia.

Liên quan đến tình hình Biển Đông, Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho rằng, hòa bình, phát triển của khu vực và cộng đồng quốc tế gắn liền với việc duy trì hòa bình, an ninh, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông do vị trí chiến lược của vùng biển này.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang kêu gọi mọi tranh chấp phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương LHQ và UNCLOS, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; đồng thời, thông tin về bước tiến đạt được trong đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông [COC].

Đại sứ Đặng Hoàng Giang chia sẻ những thách thức trên biển được nêu tại báo cáo của Tổng thư ký LHQ, đặc biệt là những ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19 đến các vấn đề đại dương, trong đó có việc làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề trên biển sẵn có hoặc mới nổi như đa dạng sinh học biển, di cư, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ phát biểu tại Hội nghị.

Từ đó, Đại sứ khẳng định hợp tác quốc tế trên cơ sở UNCLOS có ý nghĩa rất quan trọng để đối phó với những thách thức này, đồng thời thông tin thêm về những đóng góp tích cực của ASEAN vào việc thực hiện Chương trình nghị sự 30 và SDG 14 và các cam kết, nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam để chống biến đổi khí hậu.

Đại sứ cũng nêu rõ quan điểm của Việt Nam khi đưa ra các biện pháp giải quyết thách thức cần quan tâm đúng mức đến việc xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển và tán thành các sáng kiến của LHQ về việc thúc đẩy việc sử dụng khoa học kỹ thuật để sử dụng đại dương một cách bền vững.

UNCLOS được coi như “Hiến pháp của Đại dương”, có hiệu lực kể từ ngày 16/11/1994, đã được 168 nước và tổ chức quốc tế phê chuẩn và 14 quốc gia khác ký nhưng chưa phê chuẩn.

[theo Phái đoàn Việt Nam tại LHQ]

Video liên quan

Chủ Đề