Vợ sinh con thứ 3 chồng được nghỉ bao nhiêu ngày

Chào luật sư. Tôi có vấn đề thắc mắc muốn được luật sư tư vấn. Vợ tôi không tham gia bảo hiểm xã hội. tôi có tham gia bảo hiểm xã hội. Nay vợ tôi sinh con thứ 3, tôi làm trong công đoàn trường nơi tôi làm việc. Tôi thắc mắc trường hợp này tôi có được chế độ thai sản không, tôi có bị xử lý kỉ luật sa thải hay không?

Mong được luật sư tư vấn giúp tôi

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Lao động nữ mang thai;

b] Lao động nữ sinh con;

c] Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d] Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ] Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e] Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Như vậy, trường hợp này bạn đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định của phap luật.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 34 luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về số ngày nghỉ chế độ thai sản:

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a] 05 ngày làm việc;

b] 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c] Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d] Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội:

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a] Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b] Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c] Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

Theo đó, mức trợ cấp của lao động nam trên được tính bằng 100% mức lương bình quân quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nam chia cho 24 ngày X [nhân với] số ngày được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Bạn có thể tham khảo thêm hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm các giấy tờ sau đây:

- Sổ bảo hiểm xã hội

- giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con

- Chứng minh nhân dân

Như vậy, trường hợp này căn cứ vào việc vợ bạn sinh thường hay sinh mổ, thì bạn sẽ được hưởng các chế độ thai sản khi vợ sinh con thứ 3. Tuy nhiên, đối với vấn đề kỷ luật thì bạn cần tham khảo trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.

>> Xem thêm: Đảng viên vi phạm sinh con thứ 3 bị xử lý như thế nào ?

2. Bị cảnh cáo vì sinh con thứ 3 thì có được bổ nhiệm vị trí cao hơn không ?

Tôi đang là trưởng phòng của 1 chi nhánh tổng công ty, do lỡ kế hoạch, tôi có con thứ 3 và bị khiển trách về đảng cách đây hơn 12 tháng. Như vậy tổng công ty có bổ nhiệm tôi và vị trí phó giám đốc ở 1 công ty con khác của tổng công ty không ?

- Nguyễn Văn Đức

Điều 162, Luật doanh nghiệp 2020 quy định về quyền hạn của Giám đốc như sau :

Điều 162. Giám đốc, Tổng giám đốc công ty1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao.Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:a] Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;b] Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;c] Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;d] Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;đ] Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;e] Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;g] Tuyển dụng lao động;h] Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;i] Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.

4. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định tại khoản này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

5. Đối với công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thi Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:a] Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;b] Không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ;c] Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty.

Như vậy, việc bạn có được bầu làm phó giám đốc công ty con hay không phụ thuộc vào điều lệ công ty quy định.

>> Tham khảo nội dung liên quan: Hỏi về thủ tục ly hôn của đảng viên ? Đảng viên sinh con thứ ba có bị kỷ luật Đảng không ?

3. Xử lý kỷ luật sinh con thứ 3 đối với viên chức ?

Xin luật sư, xem xét xử lý trong trường hợp sau có đúng không: gia đình mình sinh bé thứ 3 ngày 14/2/2015, sau đó trường đã họp xem xét và kỷ luật đảng trong 8/2015; tại thời điểm 8/2015 mình đã có ý kiến và nhà trường đã trả lời như thông báo số 13, nhưng đến nay đã gần 2 năm,hiệu trưởng lại ra thông báo số 11,12 để xử lý kỷ luật viên chức sinh con thứ 3, ghi thời điểm phát hiện là 15/15/2016 [cái này mình không đồng ý vì tháng 8/2016 đã họp xem xét và hiệu trưởng-kiêm bí thư đã kỷ luật đảng rồi nay lại ra thông báo thời điểm phát hiện là 15/12/2016, như vậy là không đúng và đã quá hạn] nhưng hiệu trưởng vẫn cứ làm và tổ chức họp hội đồng trường lấy ý kiến và bổ phiếu thì không ai đồng ý kỷ luật[17/12/2016].

Sau đó hiệu trưởng tiếp tục ra quyết định thành lập hội đồng kỷ luật viên chức. Và trieu tap hop ky luat vao chieu nay, hiện nay tỉnh và sở gd chưa có văn bản nào hướng dẫn nhưng ở huyện vẫn làm, huyện khác không làm theo mình hiểu và thấy với các căn cứ mình cung cấp thì cho mình hỏi là hiệu trưởng xử lý như vậy có lạm dụng quyền ép viên chức không, cố ý kéo dài, gây ảnh hưởng đén kết quả công tác .

- Công Đoàn Trường PB -H.Tân Phú-T.Đồng Nai

Quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng viên được quy định trong Quy định 102/QĐ-TW như sau:

Điều 3. Thời hiệu xử lý kỷ luật

1- Thời hiệu xử lý kỷ luật về Đảng là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì đảng viên có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật.

a] Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng được quy định như sau:

- 5 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

- 10 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.

b] Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu trong thời hạn xử lý kỷ luật được quy định tại Điểm a Khoản này, đảng viên có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới.

2- Không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đảng đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ; vi phạm về chính trị nội bộ; về an ninh, quốc phòng, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia và việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.

Điều 27. Vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình

1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba [trừ trường hợp pháp luật có quy định khác] thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a] Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.

b] Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ [chồng], con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Như vậy đối với đảng viên khi sinh con thứ ba chỉ bị kỷ luật bằng cách khiển trách, đối với loại hình kỷ luật này thì thời hiệu xử lý kỷ luật là 05 năm. Còn đối với tình huống của bạn thì còn phụ thuộc vào nội quy nơi bạn công tác vì hiện nay không có quy định về hình thức kỷ luật đối với viên chức. Hình thức xử lý cụ thể cho mỗi công chức, viên chức vi phạm được thực hiện theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị đó đề ra nên cần tham khảo nội quy tại cơ quan người sinh con thứ ba đang làm việc.

>> Xem ngay: Quy định của pháp luật về vấn đề sinh con thứ 3 đối với công chức, viên chức ?

4. Có bị chậm nâng lương khi sinh con thứ 3?

Chào luật sư, tôi là công chức nhà nước, tôi sinh con thứ 3 có bị xử lý chậm nâng lương không thường xuyên ko? xin cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn luật Dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, Pháp lệnh dân số 2000 [sửa đổi, bổ sung năm 2008] quy định:

“Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:

1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;

2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;

3. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản”.

Tuy nhiên, hiện nay quy định xử phạt về việc sinh con thứ ba đã bị bãi bỏ, chỉ còn áp dụng đối với Đảng viên và công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính. Do bạn không nêu rõ bạn có là Đảng viên hay có là công chức thuộc Bộ Tài chính hay không nên chúng tôi không thể khẳng định chắc chắn. Bạn có thể tham khảo quy định sau để biết được quy định xử phạt.

Trường hợp bạn là Đảng viên, theo Điều 26 Quy định 181/QĐ-TW, bạn sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

Trường hợp bạn là công chức thuộc Bộ Tài chính, Điều 5 Quyết định 1531/QĐ-BTC như sau:

"Điều 5. Quy định về hình thức kỷ luật:

1. Hình thức kỷ luật “Khiển trách”: áp dụng đối với các công chức, viên chức sinh con thứ 3.

2. Hình thức kỷ luật “Cảnh cáo”: áp dụng đối với công chức, viên chức sinh con thứ 4.

3. Hình thức kỷ luật “Cách chức”: áp dụng đối với công chức, viên chức lãnh đạo sinh con thứ 4.

4. Hình thức kỷ luật “Buộc thôi việc”: áp dụng đối với công chức, viên chức sinh con thứ năm trở lên.

Công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, ngoài việc xem xét, xử lý kỷ luật tương ứng với các hình thức kỷ luật nêu trên, trong thời gian thi hành Quyết định kỷ luật, không xem xét, giới thiệu quy hoạch, không đề cử, đề bạt, điều động, luân chuyển theo quy định."

>> Bài viết tham khảo thêm: Giáo viên sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý như thế nào ?

5. Quy định về nâng lương trước hạn? Sinh con thứ 3 có được nâng lương không?

Luật Minh Khuê giải đáp các thắc mắc về nâng lương trước hạn theo quy định của pháp luật lao động và những trường hợp không được nâng lương theo quy định hiện hành:

6. Hướng dẫn nâng lương trước thời hạn ?

Lương hiện hưởng 2.86, ngày 01/10/2016 trình độ trung cấp, ngày 26/8/2017 em được tặng bằng khen UBND thành phố, Vậy em có được nâng lương trước hạn được không? Xin tư vấn giúp cho em

-Nguyễn Thanh Nhàn

Trả lời:

Khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định về điều kiện được hưởng chế độ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ như sau:

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này và lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.

Như vậy, nếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bạn đã được UBND thành phố trao tặng bằng khen lập thành tích xuất sắc và bạn chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch, tính đến 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn cò thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng lương thường xuyên thì sẽ được xem xét cho nâng lương trước hạn.

7. Tư vấn về việc xử phạt sinh con thứ 3 ?

Thưa luật sư Minh Khuê! Tôi là giáo viên cấp THCS, ngày 1.4.2014 tôi có quyết định tăng lương định kỳ lên bậc 5, hệ số 3,66. Theo quy định của Nhà nước, trong thời gian 36 tháng, nếu không vi phạm các quy định thì sẽ được tăng lương định kỳ. Trong thời hạn 36 tháng kể tú ngày 1.4.2014 tôi luôn được Nhà trường đánh giá xếp loại là lao động tiên tiến xuất sắc và đã được ubnd huyện tặng giấy khen và được công nhận là Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Như vậy, chiếu theo quy định của Nhà nước tôi sẽ được nâng lương định kỳ vào ngày 1.4.2017. Do điều kiện gia đình, vợ chồng tôi sinh thêm con thứ 3 vào ngày 15.10.2017. Tháng 11 năm 2017, Hội đồng xét nâng lương của Huyện họp và quyết định là tôi vi phạm chính sách dân số nên dừng nâng lương định kỳ của tôi trong vòng 3 năm. Vậy xin luật sư cho biết, quyết định của ubnd huyện đối với trường hợp của tôi như trên là đúng hay sai? Tôi xin chân thành cảm ơn!

-Lê Huy Hùng

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV thì thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên được xác định như sau:

Trong thời gian giữ bậc lương hiện giữ, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này như sau:

a] Kéo dài 12 tháng [một năm] đối với các trường hợp:

- Cán bộ bị kỷ luật cách chức;

- Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;

- Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.

b] Kéo dài 06 [sáu] tháng đối với các trường hợp:

- Cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;

- Viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo;

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 [sáu] tháng.

c] Kéo dài 03 [ba] tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách.

d] Trường hợp vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.

đ] Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng thì thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30 tháng 3 năm 2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Việc kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên được căn cứ vào hình thức xử lý kỷ luật do cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quyết định theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trước hết cần xác định xem việc bạn sinh con thứ 3 có vi phạm vào nội quy, quy chế của trường hay không, có bị kỷ luật hay không,... Hiện nay, pháp luật không quy định về việc xử phạt đối với việc sinh con thứ 3 nữa nhưng nếu theo quy định riêng của trường bạn vẫn ghi nhận điều này thì bạn có thể sẽ bị kéo dài thời hạn nâng lương thường xuyên còn nếu trường không có quy định thì bạn vẫn sẽ được nâng lương đúng hạn. Theo như quy định nêu trên thì thời gian bị kéo dài nâng lương thường xuyên sẽ không quá 12 tháng. Do đó quyết định dừng nâng lương của bạn trong vòng 03 năm là không đúng quy định của pháp luật. Bạn có thể làm đơn khiếu nại đối với quyết định này để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

8. Tư vấn về quy định tăng lương trước thời hạn ?

Xin hỏi tôi hiện đang hưởng ngạch lương chuyên viên hệ số 3.0 lần tăng lương tiếp theo là ngày 1/3/2019. Năm 2016 tôi được ubnd tỉnh tặng bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2015. Vậy nếu đủ điều kiện tăng lương trước thời hạn thì ngày tháng năm nào được nâng lương trước thời hạn? Xin chân thành cảm ơn.

-Quy Lu

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đang hưởng ngạch chuyên viên, hệ số 3.0, căn cứ theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì bạn thuộc công chức loại A1, đang áp dụng lương bậc 3.

Khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định về điều kiện được hưởng chế độ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ như sau:

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này và lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.

Năm 2016 bạn được UBND tỉnh tặng bằng khen đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2015, do hiện tại bạn mới được xếp lương bậc 3 trong bảng lương [ chưa phải bậc lương cuối cùng trong ngạch]. Tính đến ngày 31/12/2018 bạn còn thiếu 03 tháng để nâng bậc lương thường xuyên. Như vậy bạn đáp ứng đủ điều kiện để được nâng lương trước thời hạn. Thời điểm được xét nâng lương trước hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định, tức là bạn có thể được nâng lương trong khoảng thời gian từ 1/3/2018 đến 28/2/2019.

9. Tư vần về tăng lương trước thời hạn ?

xin hỏi luật sư: Tôi hiện là Phó Hiệu trưởng đang hưởng lương giáo viên trung học phổ thông hạng 2, bậc 2 từ ngày 01/01/2015. Năm học 2016-2017 tôi tham gia cuộc thi cấp Quốc gia được giải nhất và đến tháng 5/2017 tôi nhận giấy chứng nhận của bộ giáo dục. Theo quy định nâng lương trước thời hạn tôi thuộc đối tượng được nâng lương trước 12 tháng. tức là thời điểm nâng lương trước thời hạn từ bậc 2 lên bậc 3 là từ 01/01/2017. Tuy nhiên người ta trả lời rằng vì quyết định của tôi được ký vào tháng 5/2017 tức là có sau thời điểm nâng lương trước thời hạn vì vậy bảo tôi đợi đến năm 2020. xin luật sư tư vấn cho tôi về trường hợp này. xin lưu ý thêm là tất cả các điều kiện về thành tích tôi đều đảm bảo và chưa được nâng lương trước thời hạn lần nào Mong luật sư trả lời nhanh. Tôi xin chân thành cảm ơn!

-Dinh Phan Thuy Yen

Trả lời:

Điều kiện để nâng lương trước hạn là bạn phải có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và được cấp có thẩm quyền công nhận bằng văn bản. Theo như thông tin bạn cung cấp thì đến tháng 05/2017 bạn mới có Giấy chứng nhận của Bộ Giáo dục, do đó thành tích này của bạn không được xét để nâng lương trước hạn nâng lương thường xuyên vào ngày 01/01/2017.

Do bạn là Phó hiệu trưởng, đang hưởng lương giáo viên trung học phổ thông, do đó thời hạn nâng lương thường xuyên của bạn là 03 năm. Như vậy, phải đến kỳ hạn nâng lương năm 2020 bạn mới có thể được xét nâng lương trước hạn. Trong trường hợp này, phía cơ quan có thẩm quyền đã trả lời bạn đúng theo quy định của luật.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực lao động, tiền lương... Hãy gọi ngay số:1900.6162 [nhấn máy lẻ phím 6] để được luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại.

10. Sinh con thứ 3 có bị phạt theo luật mới nhất không ?

Dạ! Luật sư cho em hỏi: em là người việt nam, chồng em là người Trung Quốc. Giờ em sinh thêm con thứ 3 . theo pháp luật việt nam mới nhất thì em có bị phạt khi đi đăng ký khai sinh vì sinh con thứ 3 không ạ? Nếu bị phạt thì mức phạt là bao nhiêu ạ? E xin chân thành cảm ơn ạ!

-

Trả lời:

Nếu bạn không phải là công chức, viên chức hay đảng viên thì bạn hoàn toàn có thể sinh con thứ ba vì Điều 17 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số quy định như sau:

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình

1. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân không tách rời nhau trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyền và phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội

2. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền:

a] Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với quy mô gia đình ít con, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chính sách dân số của Nhà nước trong từng giai đoạn; phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cặp vợ chồng, cá nhân trên cơ sở bình đẳng.

b] Lựa chọn, sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp với điều kiện kinh tế, sức khoẻ, tâm lý và các điều kiện khác.

c] Được cung cấp thông tin và dịch vụ về kế hoạch hoá gia đình.

3. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ:

a] Thực hiện quy mô gia đình ít con - có một hoặc hai con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

b] Sử dụng biện pháp tránh thai, thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

c] Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức trong việc kiểm soát sinh sản và điều chỉnh quy mô dân số.

d] Thực hiện các quy định của pháp luật về dân số; các quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác của cơ quan, tổ chức; quy ước, hương ước của cộng đồng về dân số và kế hoạch hoá gia đình.

đ] Thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình"

Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn hoàn toàn có thể tự quyết định về số lượng con, do đó bạn sẽ không bị xử phạt khi đăng ký khai sinh cho con thứ 3 nữa.

11. Xử lý trường hợp sinh con thứ ba như thế nào ?

Tôi chuẩn bị đc đề bạt chúc vụ hiệu phó của 1 trường thcs ở 1 huyên vên đô. Nhưng giờ vợ tôi lại chuẩn bị sinh con thứ 3. Các anh chị tư vấn cho liệu tôi có đc đề bạt nữa hay không? Và nếu bị xử lý thì bị xử lý ở mức độ như thế nào? Kính mong a chị tư vấn giùm vợ chồng tôi.

-Nguyen Hoan

Trả lời:

Đối với trường hợp của bạn, do bạn là giáo viên, tức là cán bộ, công chức, viên chức thì trước đây khi thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, nhà nước có chủ trương cấm sinh con thứ 3 đối với công nhân, viên chức. Nếu sinh con thứ 3 thì sẽ chịu xử phạt hành chính phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ, hay bị khiển trách kỷ luật của cơ quan nơi người đó đang đảm nhiệm chức vụ, đang công tác.

Tuy nhiên, khi Nghị định 176/2013/NĐ-CP có hiệu lực kể từ 31/12/2013 ra đời, thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP [đã hết hiệu lực thi hành] về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em đã không đề cập gì đến việc “xử lý việc sinh con thứ ba” nữa. Đây là một chính sách mở để đối phó với tình trạng già đi của dân số của Việt Nam trong tương lai. Do đó, những quy định xử lý việc sinh con thứ 3 cũng sẽ phải thay đổi đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.

Điều này có nghĩa là pháp luật hiện tại không cấm việc sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công chức, viên chức. Pháp luật hiện hành để mở chế độ sinh con thứ ba, nên cơ quan nơi người sinh con thứ ba không được viện cớ để xử lý đối với nhân viên cơ quan mình sinh con thứ 3.

Tuy nhiên, hình thức xử lý cụ thể cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm được thực hiện theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc của trường bạn đang làm việc đề ra. Vì vậy, bạn cần xem lại nội quy của cơ quan mình xem có quy định về vấn đề xử phạt viên chức sinh con thứ 3 không thì mới xác định được bạn có khả năng thăng chức hiệu phó hay không.

12. Vi phạm sinh con thứ 3 tại sao lại bị phạt ?

Thưa luật sư! Tôi muốn hỏi một số vấn đề về việc sinh con thứ 3. Tại sao nhà nước cho phép các cặp vợ chông được phép sinh con thứ 3 mà ở địa phương tôi lại bị phạt. tức là sinh con thứ 3 khi đi làm giấy khai sinh buộc phải nạp 2 triệu đồng thì mới được làm giấy khai sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn.

-Hung Anh

Trả lời:

Khoản 2 điều 2 Nghị định 114/2006/NĐ-CP quy định như sau:

Đảng viên sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ. Thành viên của các doàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức. Người dân sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú.

Tuy nhiên Nghị định này đã hết hiệu lực từ 31/12/2013. Do hiện nay, dân số Việt Nam đang là dân số già vậy nên Nghị định 176/2013/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 114/2006 đã không còn đề cập đến việc xử phạt người dân khi sinh con thứ 3 nữa. Do đó chính quyền địa phương không có cơ sở để xử phạt bạn. Bạn có thể gửi đơn khiếu nại đối với hành vi này.

Về việc đăng ký khai sinh cho con, điều 11 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:

1. Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:

a] Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;

b] Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

2. Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí.

Bộ Tài chính quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch.

Như vậy, trong trường hợp bạn đăng ký khai sinh đúng hạn cho con là công dân Việt Nam cư trú trong nước thì sẽ không mất khoản phí nào cả. Sau 60 ngày kể từ sau khi sinh con mà bạn chưa đăng ký khai sinh cho con thì bạn sẽ bị mất phí đăng ký khai sinh, mức phí này tùy vào địa phương quy định.

13. Sinh con thứ 3 có dùng được thẻ bảo hiểm y tế?

Luật sư cho tôi hỏi. Tôi sinh con thứ 3, xong mọi thủ tục ra viện tôi đem về thanh toán thì cơ quan cấp trên không cho thanh toán tiền viện phí thì có sai luật không. Và nếu có luật bảo hiểm y tế sinh lần thứ 3 không cho thanh toán quy định ở thông tư hướng dẫn nào. Tôi xin chân thành cám ơn luật sư

-Hương Ngô Thi Lan

Trả lời:

Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:

a] Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

b] Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, pháp luật không giới hạn về số lần sinh con được hưởng bảo hiểm y tế mà chỉ nêu rằng khi sinh con, nếu bạn tham gia bảo hiểm y tế thì sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả. Do đó, đối với trường hợp của bạn thì khi sinh con thứ 3 bạn vẫn sẽ được hưởng bảo hiểm y tế.

14. Đảng viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật Đảng không ?

Luật sư cho em hỏi. Hiện tại vợ chồng em có 2 cháu gái mà 2 vợ chồng đều là đảng viên là công chức. Nhưng năm 2017 này em muốn sinh con thứ 3 thì có ảnh hưởng gì không ạ. Xin cám ơn luật sư

-Hung Nguyen

Trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 26 Quyết định số 181/ 2013/QĐ/TW của Bộ chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định:

a] Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.

b] Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp phương tiện tránh thai giả, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam.

c] Khai báo hoặc xin xác nhận không trung thực về tình trạng sức khoẻ của vợ [chồng], con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

2. Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư [trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác] thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức [nếu có chức vụ].

3. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.

Căn cứ tại Điểm c Khoản 10 Mục III Hướng dẫn số 09 –HD/UBKTTW ngày 06 tháng 06 năm 2013 của Uỷ ban kiểm tra trung ương hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định spps 181 - QĐ/TW ngày 30 tháng 3 năm 2013 của Bộ chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định: Những trường hợp sau đây không vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình

+] Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có dân số dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân [tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết] theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và đầu tư.

+] Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

+] Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

+] Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

+] Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giam định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

+] Cặp vợ chồng đã có con riêng [con đẻ]:

- Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng [con đẻ].

- Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng [con đẻ]. Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

+] Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

+] Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19-01-1989 [ngày có hiệu lực thi hành Quyết định số 162 – QĐBT, ngày 18 -10 -1988 của Hội đồng Bộ trưởng “Về một số chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình”]”.

Như vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 10 Mục III Hướng dẫn số 09/HD/UBKTTW ngày 06 tháng 06 năm 2013 thì bạn được phép sinh con thứ ba mà không vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Nếu bạn không thuộc các trường hợp đó mà vẫn sinh con thứ ba, bạn sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Quyết định số 181 - QĐ/TW ngày 30 tháng 3 năm 2013.

Mọi vướng mắc pháp lý cần được giải đáp hãy gọi ngay: 1900.6162- Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại để được luật sư, luật gia, chuyên gia pháp luật tư vấn, giải đáp trực tiếp qua điện thoại.

Chủ Đề