Work productivity là gì

Labour Productivity / Năng Suất Lao Động

Định nghĩa        Năng suất lao động được định nghĩa bởi OECD [Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế- Organization for Economic Cooperation and Development] là "tỷ số giữa sản lượng đầu ra với số lượng đầu vào được sử dụng." Thước đo sản lượng đầu ra thường làGDP[Gross Domestic Product] hoặc GVA [Gross Value Added] tính theo giá cố định, điều chỉnh theo lạm phát. Ba thước đo thường sử dụng nhất của lượng đầu vào là: thời gian làm việc, sức lao động và số người tham gia lao động.

Năng suất lao động được tính toán sẽ thay đổi như một hàm của các yếu tố đầu vào khác và hiệu quả sử dụng của các yếu tố sản xuất đó [Năng suất nhân tố tổng hợp TFP]. Như thế hai công ty hay hai quốc gia có thể có năng suất nhân tố tổng hợp là như nhau [kỹ thuật sản xuất] nhưng bởi vì một bên sử dụng nhiều vốn hơn, năng suất lao động của bên đó sẽ cao hơn.

Sản lượng đầu ra trên mỗi lao động tương ứng với "sản lượng trung bình của nhân công" và có thể đối lập với sản lượng cận biên của lao động, tức là nếu đầu vào tăng thì sản lượng đầu ra cũng tăng.

Cách tính:
Sản lượng lao động có thể được tính theo sản lượng sản xuất ra hoặc theo giá trị sản phẩm.
Trongkhu vực tư nhân, sản lượng đầu ra thường là có thể tính được, còn trong khu vực nhà nước và các tổ chức phi chính phủ. Còn khó hơn để tính toán lượng đầu vào mà không thành kiến ngay khi vừa rời bỏ khái niệm lao động đồng nhất-homogeneous labour ["trên một lao động" hay "trên một giờ lao động"].

  • Nỗ lực lao động và chất lượng của sự nỗ lực đó nói chung.
  • Hoạt động sáng tạo trong kỹ thuật sản xuất.
  • Năng suất tương đối đặt được từ những hệ thống quản lý, tổ chức, điều phối và kĩ thuật triển khai khác nhau.
  • Hiệu quả sản xuất của một số dạng lao động trên một số dạng lao động khác.

Các khía cạnh đó của năng suất liên quan đến định tính hơn là định định lượng- các khía

cạnh
đầu vào lao động. Một công ty hay một quốc gia có lượng đầu ra tăng khi tăng số lượng lao động, ta không thể nói là công ty hay quốc gia đó có năng suất lao động tăng, bởi vì trên thực tế, sản lượng trên mỗi lao động vẫn không thay đổi. Hiểu rõ được điều này là hết sức quan trọng nếu một phần lớn những gì được sản xuất ra bao gồm dịch vụ. Ban quản lý có thể rất lo lắng đến năng suất lao động của người lao động, nhưng năng suất lao động của chính ban quản lý đó lại rất khó để xác định. Các tài liệu về quản lý hiện đại nhấn mạnh hiệu quả quan trọng của văn hóa lao động toàn diện hay văn hóa tổ chức mà công ty có. Nhưng một lần nữa, những tác động của bất kỳ một văn hóa nào lên năng suất lao động là không chứng minh được.

Trong kinh tế học vi mô, việc kiểm soát thời lượng lao động [như khi tính toán năng suất lao động dựa trên số giờ lao động] có thể giúp cho các thống kê năng suất trở nên có thể so sánh được, nhưng nó lại thường không thực hiện được bởi vì độ tin cậy của những dữ liệu về thời gian làm việc thường rất thấp. Ví dụ, Mỹ và Anh có thời gian lao động dài hơn rất nhiều so với châu Âu- điều này có thể thổi phồng những con số về năng suất lao động ở 2 quốc gia này nếu nó không được tính đến. Khi so sánh thống kê năng suất lao động giữa các quốc gia, tỷ lệ chuyển đổi cần phải được xem xét bởi vì sự khác biệt giữa cách tính toán sản lượng đầu ra ở các quốc gia khác nhau sẽ làm thay đổi thống kê năng suất lao động, chưa kể đến những vấn đề hiển nhiên xung quanh việc chuyển đổi những đơn vị tiền tệ khác nhau sang một đơn vị tiêu chuẩn.

Chủ Đề