Xây dựng chương trình đào tạo đại học

Trong quá trình phát triển, trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã nhiều lần nghiên cứu đổi mới mục tiêu, mô hình và chương trình đào tạo nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu trước mắt và lâu dài của xã hội trong từng thời kỳ phát triển của đất nước.

Chương trình đào tạo đại học áp dụng cho hệ chính quy hiện nay được xây dựng trên cơ sở mô đun hóa các kiến thức học tập theo đơn vị tín chỉ, trong đó chương trình đào tạo Kỹ sư ở trường Đại học Xây dựng Hà Nội được cấu tạo bao gồm hai khối kiến thức.

- Kiến thức giáo dục đại cương [khoảng 33% chương trình đào tạo]

- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp [khoảng 67% chương trình đào tạo], bao gồm các kiến thức cơ sở ngành [khoảng 45% chương trình đào tạo] và chuyên ngành [khoảng 22% chương trình đào tạo].

Chi tiết chương trình đào tạo cho các ngành/ chuyên ngành như sau:

STT

Danh sách các ngành/ chuyên ngành

Link tải

1

Ngành Kỹ thuật XD Công trình giao thông/Chuyên ngành XD Cầu đường

Tải tại đây

2

Ngành Kỹ thuật XD Công trình giao thông/Chuyên ngành XD Cầu đường CDE

Tải tại đây

3

Ngành Công nghệ thông tin

Tải tại đây

4

Ngành Khoa học máy tính

Tải tại đây

5

Ngành Kỹ thuật XD/ Chuyên ngành Tin học Xây dựng

Tải tại đây

6

Ngành Kỹ thuật Cơ khí/Chuyên ngành Máy Xây dựng

Tải tại đây

7

Ngành Kỹ thuật Cơ khí/Chuyên ngành Cơ giới hóa Xây dựng

Tải tại đây

 8 Ngành Kỹ thuật Cơ khí ME  Tải tại đây 
 9 Ngành Kỹ thuật Cơ khí/ Chuyên ngành Kỹ thuật Cơ điện MEC Tải tại đây  

10

Ngành Kinh tế Xây dựng

Tải tại đây

11

Ngành Quản lý Xây dựng/Chuyên ngành Kinh tế và quản lý đô thị

Tải tại đây

12

Ngành Quản lý Xây dựng/Chuyên ngành Kinh tế và quản lý BĐS

Tải tại đây

13

Ngành Kinh tế Xây dựng – Anh ngữ KTE

Tải tại đây

14

Ngành Kỹ thuật XD/ Chuyên ngành Hệ thống Kỹ thuật trong công trình

Tải tại đây

15

Ngành Kỹ thuật Môi trường

Tải tại đây

16

Ngành Kỹ thuật CTN/ Chuyên ngành Kỹ thuật nước – Môi trường nước

Tải tại đây

17

Ngành Kỹ thuật CTN/ Chuyên ngành Kỹ thuật nước – Môi trường nước Anh ngữ

Tải tại đây

18

Ngành Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng

Tải tại đây

19

Ngành Kỹ thuật Vật liệu

Tải tại đây

20

Ngành Kỹ thuật Xây dựng/ Chuyên ngành Công nghệ KT Xây dựng

Tải tại đây

21

Ngành Kỹ thuật Xây dựng/ Chuyên ngành Kết cấu Công trình

Tải tại đây

22

Ngành Kỹ thuật Xây dựng/ Chuyên ngành Kỹ thuật Công trình năng lượng

Tải tại đây

23

Ngành Kỹ thuật Xây dựng/ Chuyên ngành Kỹ thuật Công trình thủy

Tải tại đây

24

Ngành Kỹ thuật Xây dựng/ Chuyên ngành Kỹ thuật Công trình biển

Tải tại đây

25

Ngành Kỹ thuật Xây dựng/ Chuyên ngành Xây dựng DD&CN

Tải tại đây

26

Ngành Kiến trúc/ Chuyên ngành Kiến trúc Công nghệ

Tải tại đây

27

Ngành Kiến trúc – Kiến trúc Anh ngữ

Tải tại đây

28

Ngành Kiến trúc – Kiến trúc Pháp ngữ

Tải tại đây

29

Ngành Kiến trúc/ Chuyên ngành Kiến trúc Nội thất

Tải tại đây

30

Ngành Quy hoạch vùng và đô thị

Tải tại đây

31

Ngành Quy hoạch/Chuyên ngành Quy hoạch

Tải tại đây

32

Ngành Kiến trúc

Tải tại đây

11:15, 03/09/2020

08 bước xây dựng chương trình đào tạo trình độ của giáo dục đại học [Ảnh minh họa]

Theo đó, Dự thảo Thông tư quy định quy trình xây dựng chương trình đào tạo đối với các trình độ của giáo dục đại học bao gồm 08 bước:

Bước 1: Khảo sát lấy ý kiến các bên liên quan chính yếu [nhà trường, nhà khoa học chuyên môn, giảng viên; đại diện nhà tuyển dụng lao động, hiệp hội nghề nghiệp; người đã tốt nghiệp, sinh viên năm cuối] về thực trạng và nhu cầu đào tạo nhân lực đối với ngành đào tạo, về mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, kết hợp với yêu cầu về chuẩn chương trình đào tạo theo quy định tại Thông tư này.

Bước 2: Xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chính của cơ sở đào tạo, chuẩn chương trình đào tạo và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; đáp ứng nhu cầu nhân lực đối với ngành đào tạo.

Bước 3: Xây dựng cấu trúc chương trình đào tạo [các khối kiến thức, các học phần và số tín chỉ, trình tự logic các học phần, kế hoạch giảng dạy] đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo, Khung trình độ quốc gia Việt Nam và bảo đảm mục tiêu, chuẩn đầu ra đã xác định.

Bước 4: Đối chiếu, so sánh với chương trình đào tạo cùng trình độ, cùng ngành, của các cơ sở đào tạo khác ở trong nước và nước ngoài và chuẩn chương trình đào tạo theo từng ngành, nhóm ngành cụ thể để hoàn thiện chương trình đào tạo.

Bước 5: Xây dựng đề cương chi tiết học phần dựa trên chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được phân nhiệm cho học phần; ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định thực hiện chương trình đào tạo, bảo đảm chất lượng đào tạo đối với từng khóa học. Hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá được thiết kế trong chương trình đào tạo phải đảm bảo tương thích để đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

Bước 6: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến của giảng viên, cán bộ quản lý trong và ngoài cơ sở đào tạo, các nhà khoa học, đại diện đơn vị sử dụng lao động liên quan và người đã tốt nghiệp [nếu có] về chương trình đào tạo.

Bước 7: Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu ý kiến phản hồi của các bên liên quan và trình Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xem xét tiến hành các thủ tục thẩm định và áp dụng.

Bước 8: Đánh giá và cập nhật thường xuyên nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy dựa trên các tiến bộ mới của lĩnh vực, ngành đào tạo và yêu cầu của việc sử dụng lao động.

Chi tiết xem tại Dự thảo Thông tư.

Ty Na

Video liên quan

Chủ Đề