Ý nghĩa của nhà thờ con gà

Thứ Ba, 22 Tháng Sáu, 2021

Ý NGHĨA CON GÀ TRÊN THÁP CHUÔNG NHÀ THỜ

Con gà trên đỉnh chóp hoặc tháp chuông là hình ảnh thường thấy trong kiến trúc nhà thờ Tây Âu. Những nhà thờ ở Việt Nam có đặt con gà hầu hết là những nhà thờ cổ xây dựng từ thời Pháp thuộc.

Trước khi chuông xuất hiện trong các nhà thờ vào thế kỷ thứ 5, các Kitô hữu họp mặt để đọc kinh nguyện đầu tiên trong ngày khi gà gáy. Từ thế kỷ thứ 9, con gà bắt đầu được đặt lên tháp chuông nhà thờ và nhà thờ cổ nhất có biểu tượng này hiện ở Thành phố Bresscia, miền bắc Ý. Đức Giáo Hoàng Lêô IV [qua đời năm 855] ra quyết định mỗi nhà thờ sẽ đặt hình con gà trống lên trên chong chóng chỉ chiều gió ở tháp chuông “để đánh thức những ai còn say ngủ”. Con gà trên chong chóng chỉ hướng gió cũng là một biểu tượng: phải sẵn sàng trực diện với cuồng phong, như Chúa Kitô luôn đối mặt với tội lỗi của loài người và những hiểm nguy của thế gian khi chấp nhận giáng thế.

Ngoài ra, thời xa xưa vẫn thường xảy ra tình trạng trộm cắp thánh tích nên nơi tốt nhất để cất giữ chính là… con gà trên đỉnh tháp chuông vì ít có kẻ trộm nào leo được đến đó.

Hình ảnh con gà rất là "kiêu hãnh", nếu chỉ là đỉnh chóp tháp chuông với Thánh Giá thì nhà thờ nào cũng có. Tuy nhiên có con gà đặt bên trên khiến nhà thờ mang dáng vẻ rất kiêu sa và còn mang hàm ý chuyên chở sâu xa.

Khi con gà cất tiếng gáy, Phêrô chợt tỉnh thức nhận ra mình đã thất hứa và chối Chúa. Hình ảnh con gà trên đỉnh tháp nhắc nhở người tín hữu rằng dù Phêrô có chối Chúa, Giuda có phản Chúa thì loài vật ấy vẫn không bao giờ quên giờ giấc để điểm canh, không quên bổn phận của mình hằng ngày dù thời gian con người có đổi thay.

Con gà nó nhắc nhở con người rất nhiều, khi đặt chân đến nhà thờ, nó làm cho chúng ta cảm thấy xấu hổ vì những bản chất của con người, sự đớn hèn, ích kỷ, tham lam, toan tính nhỏ nhoi trong cụôc sống hằng ngày, chúng làm con người dần đánh mất chính mình, đánh mất Chúa.

Con Gà có thể ngắm nhìn được toàn cảnh thành phố - Ảnh: Trần Kha

Nhà Thờ Con Gà là một trong những công trình kiến trúc kiểu Roman do người Pháp để lại cho Đà Lạt. Cái tên thân thuộc đó là do ngự trị trên đỉnh Thánh Giá cao nhất của nhà thờ là một chú gà trống được làm bằng hợp kim nhôm nhẹ và rỗng cao hơn nửa mét. Đặc biệt, chú gà trống được đặt trên một trục quay và có thể quay theo hướng gió.

Chú gà như “Người báo tin”

Điều thú vị là nếu như nhìn từ xa thì chú gà này trông như hình thập giá - Ảnh: @martino_quang

Theo niềm tin của người Kito Giáo Châu Âu, chú gà trống được xem như "Người báo tin" về thời gian khi bắt đầu và kết thúc một ngày dài, nhắc nhở mọi người về việc dọn sạch tâm hồn cho một ngày cũ và chuẩn bị những điều tốt đẹp cho ngày mới. Tượng chú gà trống cũng là hình ảnh báo tin Chúa Giêsu Kitô trở lại, sự chiến thắng cõi chết của Chúa Jesus Kitô nên mọi người hãy tỉnh thức đón chờ Người.

Chú gà “cảnh tỉnh tâm linh” trong kinh thánh

Tiếng gà gáy vang lên để đánh thức ta không phạm vào những tội lỗi

Ngày xưa trong sân xử án Chúa Jesus, chú gà trống đã gáy lúc canh ba, tiếng gà gáy đã thức tỉnh lương tâm, lòng tin của người môn đệ tử Petros [Phê-rô]. Nghe tiếng gà gáy Ông nhớ lại Lời Chúa đã nói với Ông: “trước khi gà gáy, con đã chối Thầy ba lần!“. Tiếng gà gáy gần như thức tỉnh Ông ăn năn hối lỗi, trở về cùng Chúa, về cùng niềm tin. Do đó, hình ảnh con gà trống trong tôn giáo được xem như có khả năng đánh động tới lòng người, khiến người ta thức tỉnh về mặt tâm linh để không phạm vào những tội lỗi.

Gà trống Gaulois – biểu tượng của người Pháp

Nhà thờ Chánh Tòa cũng chính là công trình kiến trúc độc đáo do người Pháp để lại cho thành phố sương mù - Ảnh: Thảo Đàm

Những chú gà trống được người Pháp đánh giá là loài vật đúng giờ, luôn cảnh giác và dũng cảm, giống với tính cách của người dân nước này. Thế nên Gà trống được người Pháp tôn lên như biểu tượng của sức mạnh, sự dũng cảm và tinh thần cảnh giác của người Pháp. Việc lấy gà trống Gô-loa làm biểu tượng, trước hết nó bao hàm sự chơi chữ hài hước của người Pháp. Tổ tiên của họ là người Gô-loa [Gauiois], trong tiếng Latinh viết là Gallus, trong tiếng Latinh, từ này còn có nghĩa là "gà trống".

Chú gà là cột thu lôi của ngôi nhà thờ

Nhà thờ Con Gà được ví như một kiệt tác mang vẻ đẹp 'bất tử'

Một sự thật là Chú gà trên đỉnh tháp nhà thờ còn đóng vai trò là Cột thu lôi để bảo vệ nhà thờ qua năm tháng nữa! Tính từ ngày khởi công xây dựng đến nay thì Nhà Thờ Con Gà Đà Lạt đã được 88 năm tuổi, và ngôi nhà thờ này vẫn kiên cố, bền vững và đẹp như một biểu tượng bất diệt của thành phố mù sương.

Không chỉ là nhà thờ lớn nhất ở Đà Lạt, có tầm quan trọng về mặt tôn giáo, lịch sử và nằm trong tổng thể kiến trúc chung của thành phố, nhà thờ Con Gà còn là một trong những biểu tượng gắn liền với thành phố mù sương. Bầu trời Đà Lạt trở nên lãng mạn khi từ nhiều góc nhìn khác nhau đều luôn in dấu tháp chuông nhà thờ với hình ảnh Con Gà độc đáo.

Tham gia group Hội cuồng si Đà Lạt để cùng nhau chia sẻ và lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ tại phố sương mù nhé!

 Tất tần tật về Đà Lạt đang chờ bạn ở đó!

Bích Ngọc

Nền tảng lịch sử cùng văn hóa của Đà Lạt mộng mơ gắn liền với không ít công trình kiến trúc mang dáng vấp ‘rất’ Pháp, từ rãi rác biệt thự nhà vườn nhỏ nhắn, công viên, nhà ga quy mô, cho đến nhà thờ cổ kính. Được yêu thích hàng đầu phải kể đến một địa chỉ tôn giáo nổi tiếng từ lâu, tọa lạc đầy tự hào ngay trung tâm phố núi: nhà thờ Con Gà.
 

nha tho con ga

Nhằm gợi mở thêm điểm thăm quan hấp dẫn thuộc chương trình tour Đà Lạt giá rẻ, cho mùa du lịch xuân hè và du lịch tết Đà Lạt, dưới đây là đôi nét giới thiệu cụ thể về nhà thờ Con Gà. Dưới đây là một số điểm được đề cập liên quan đến kiến trúc, cùng dấu ấn văn hóa của công trình tuyệt đẹp này, có thể sẽ khiến bạn đặc thiệt thích thú.

  1. Lịch sử “đồng hành” cùng thành phố:

Du lịch tết Đà Lạt hay những ngày nghỉ, điểm đến tại thành phố ngàn hoa mà nhiều người quan tâm không thể thiếu Nhà thờ Con Gà. Mang tên chính thức là nhà thờ Chính tòa Đà Lạt, nhà thờ Con Gà trực thuộc quản lý của giáo phận Đà Lạt, cũng được xem như nhà thờ Thiên Chúa giáo chính thống lớn nhất trong khu vực. Vậy cái tên ‘nhà thờ Con Gà’ bắt nguồn từ đâu? Danh xưng này ám chỉ gà trống goloa, một vật phẩm biểu trưng duyên dáng, đặt nơi cao nhất nhà thờ - trên cùng vị trí cột thu lôi và thánh giá.

Gà goloa là “linh vật” nổi danh của Pháp. Ở xứ sở được xem như nơi khởi nguồn của nhiều loại hình nghệ thuật cổ điển, trong phạm vi văn hóa - tôn giáo, hình ảnh gà trống thể hiện ý nghĩa của sự sám hối, đức tin, hy vọng và lòng dũng cảm. Với nhà thờ Con Gà, đây quả là biểu tượng “điểm nhấn” đúng nghĩa cho một công trình tôn giáo vững chãi, cao đẹp.

Trước khi tiến hành tái xây dựng, mảnh đất tọa lạc nhà thờ từng có một viện giáo dưỡng - nơi nghĩ ngơi, làm việc dành cho các giáo sĩ người Pháp đến Đà Lạt. Viện thậm chí ra đời trước cả thời điểm chính quyền thành phố lập nên giáo phận Thiên chúa giáo [năm 1920]. Từ giai đoạn 1920 đến 1930, giáo phận đã giữ ý định xác nhập viện giáo dưỡng với 2 công trình phụ khác, tạo thành cụm nhà thờ - dưỡng viện. Nhưng vì nhiều nguyên do, Khâm sứ Tòa thánh Đông Dương lúc bấy giờ - Colomban Dreyer, lại quyết định thi công hẳn một công trình nhà thờ độc lập. Điều khá tiếc nuối là viện giáo dưỡng, thánh đường cũ nay không còn giữ được.

Nhà thờ Con Gà xây hoàn tất trong 11 năm, bắt đầu vào tháng 7 năm 1931 và chính thức mở cửa cuối tháng 01 năm 1942. Khi hình thành, nhà thờ là một trong số ít những công trình kiến trúc bề thế xuất hiện đầu tiên tại xứ sở ngàn hoa.

nha tho con ga

Tồn tại gắn liền với lịch sử phát triển thăng trầm của Đà Lạt, nhà thờ Con Gà cũng tự nó trãi bao lần “thay da đổi thịt,” được sơn sửa, trùng tu để giữ gìn vẻ đẹp kiến trúc cổ kính. Màu tường đỏ gạch sờn cũ, giờ chỉ còn nhìn thấy trên những bưu ảnh/ ảnh chụp từ 10-20 năm trước. Nhà thờ nay đã có sắc diện tươi tắn hơn, gam nền gạch, tường bao, mái ngói lẫn tiểu cảnh xung quanh được thay đổi; đều cho thấy nỗ lực chăm chút - nâng cao cảnh quan của đơn vị quản lý đô thị lẫn giáo phận thành phố.

  1. Nét hài hòa thú vị của kiến trúc:

Tọa lạc nơi giao lộ Trần Phú - một trong những con đường trung tâm thoáng đãng của Đà Lạt, nhà thờ Con Gà hiện diện với cảm nhận tổng thể kiên cố, thanh nhã. Nền móng công trình thuộc khoảng đất dài trên 65m, cổng chính xây hướng ra mạn bắc, đối diện ngọn Langbiang hùng vĩ. Riêng tháp chuông hoàn chỉnh cao gần 50m. Đỉnh tháp gắn liền với hình ảnh cây thánh giá và chú gà trống bằng đồng đen, dễ dàng quan sát thấy từ cách đó nhiều cây số.

Nếu đã có kinh nghiệm đi tour du lịch nước ngoài, nhất là khu vực Tây Âu, bạn có thể nhanh chóng nhận thấy không ít nét tương đồng về vẻ ngoài của nhà thờ Con Gà với các dạng thánh đường, nhà thờ cổ tại Đức, Pháp, Ý,.. Quả thật, người Pháp đã tạo nên “tác phẩm” biểu trưng cho riêng họ nơi xứ hoa Đà Lạt, với công trình cổ duyên dáng này.

nha tho con ga

Nhà thờ Con Gà có nhiều đặc điểm ‘kế thừa’ phong cách kiến trúc Roman kinh điển. Những cánh cửa ra vào, cửa sổ vòng cung theo tỉ lệ đối xứng hoàn mỹ, mái vòm tròn áp kính màu cho hiệu ứng ánh sáng tuyệt sắc, ngói lợp thạch bản dốc đứng, gian trong 3 bên [2 nhỏ:1 lớn]; cho thấy rõ rệt ứng dụng của trào lưu thiết kế nhà thờ thành phố, thịnh hành tại đa số quốc gia Tây và Đông Âu trong suốt thế kỉ 11 đến 13.

Linh mục kiêm kiến trúc sư Celeste Nicolas là người lên ý tưởng, dựng và hoàn thiện đầu tiên bản thảo cho nhà thờ Con Gà. Có thể nói, ông đã chủ đích tiết giảm diện tích công trình, tạo nên một không gian tổng quan cân chỉnh lý tưởng, ‘hòa hợp’ thật sự từ môi trường nội đến ngoại thất. Đây là ngôi nhà thờ chính tòa có diện tích khá “khiêm tốn” - khi xét đến chức năng, lẫn vị trí độc tôn trong khu vực của nó. Tuy nhiên, nhìn nhận dưới góc độ nghệ thuật tạo hình, nhà thờ Con Gà lại được ví như một kiệt tác mang vẻ đẹp ‘bất tử.’ Với kết cấu Roman cổ điển chỉnh chu, đi cùng các sắc nền tươi tắn, sự nên thơ nơi không gian tự nhiên - tất cả phản ánh cảm nhận tròn vẹn về giá trị kiến trúc của công trình đặc thù này.

  1. Vị trí văn hóa - du lịch khó thay thế:

Các ngày lễ Thánh, Giáng Sinh, nhà thờ Con Gà là địa chỉ gặp gỡ quen thuộc của đông đảo giáo dân trong vùng. Riêng hoạt động thăm quan du lịch, nhất là vào mùa du lịch cuối năm, đi du lịch tết Đà Lạt, rất nhiều khách thập phương, trong và ngoài nước, đều ưu ái lựa chọn ghé thăm nơi đây. Ngay cả nếu bạn gặp gỡ những cư dân Đà Lạt không mộ đạo, hỏi về địa danh thắng cảnh nổi bật trong thành phố, họ cũng có thể tự hào đề cử ngay nhà thờ Con Gà.

nha tho con ga

Nơi đỉnh tháp nhà thờ, hình ảnh chú gà trống đen xoay mình nhẹ nhàng như chiếc la bàn báo phương hướng - thời tiết, đã gắn liền với bao thế hệ người dân bản xứ, hiện diện bên góc đường Trần Phú yên tĩnh, thanh bình. Từ vai trò tôn giáo quan trọng, nhà thờ Con Gà, vì thế, còn “chiếm ngự” cả vị thế như một tòa kiến trúc lâu đời tiêu biểu, là đại diện điểm tô cho vẻ đẹp phố thị Đà Lạt.

Nói đến tuyến điểm du lịch hè, du lịch tết Đà Lạt, các tour Đà Lạt giá rẻ, hấp dẫn đa dạng du khách xa gần hiện nay, không thể không nhắc đến đề cử nổi bật như nhà thờ Con Gà. Mang giá trị biểu trưng tươi đẹp trong phạm trù tôn giáo, lịch sử, văn hóa lẫn du lịch của xứ sở ngàn hoa, đây sẽ là điểm đến khiến bạn chiêm ngưỡng một lần đã thấy thích thú, khó quên.

TAGGED

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề