Y tá khác điều dưỡng như thế nào năm 2024

Có rất nhiều bạn lầm tưởng rằng Y tá và Điều dưỡng là hai công việc như nhau chỉ là tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, đây là hai ngành độc lập trong hệ thống Y tế.

Y tá khác điều dưỡng như thế nào năm 2024

Nghề Điều dưỡng là gì

Điều dưỡng là một nghiệp vụ quan trọng trong ngành Y tế có chức năng hỗ trợ, chăm sóc, theo dõi sát sao tình trạng của bệnh nhân từ khi bắt đầu đến khi phục hồi.

Để trở thành một người Điều dưỡng viên chuyên nghiệp thì mỗi người phải trải qua một quá trình đào tạo chuyên sâu mới đủ năng lực đáp ứng chức danh cần có.

Nghề Y tá là gì

Y tá là một ngành quan trọng trong hệ thống Y tế của nước ta. Y tá là trợ thủ đắc lực của các bác sĩ, hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân và tâm lý người nhà bệnh nhân trong nhiều hoàn cảnh.

Y tá là người tiếp xúc với bệnh nhân nhiều hơn cả bác sĩ. Cần qua đào tạo sơ cấp để bắt đầu công việc.

Điểm giống nhau giữa Điều dưỡng và Y tá

Về bản chất và tính chất công việc thì Điều dưỡng và Y tá khá giống nhau đều là thực hiện chăm sóc bệnh nhân, hỗ trợ y bác sĩ.

Đây là bộ phận không thể thiếu của ngành y tế, đều rất cao quý và cần có những phẩm chất cơ bản để đáp ứng các tiêu chuẩn Y đức. Đặc biệt, họ đều là những người khéo léo, kiên nhẫn, tỉ mỉ, biết cảm thông và chia sẻ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Điểm khác nhau giữa Điều dưỡng và Y tá

Điểm khác biệt lớn nhất giữa Y tá và Điều dưỡng là nhiệm vụ, chức năng và quá trình thời gian đào tạo.

Thời gian đào tạo

Điều dưỡng viên cần thời gian đào tạo 2 năm với bằng Trung cấp, 3 năm với bằng Cao đẳng và 4 năm với bằng Đại học. Không dừng tại đó, họ có thể tiếp tục học cao hơn nữa để trở thành thạc sĩ, tiến sĩ…trong ngành Điều dưỡng. Thời gian đào tạo dài hơn, bài bản, chỉn chu để có năng lực nghề nghiệp thực sự.

Y tá cần trải qua quá trình đào tạo sơ cấp để có thể bắt đầu công việc, thời gian đào tạo cần từ 9-18 tháng.

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của Điều dưỡng là phối hợp với các bộ phận khác trong hệ thống y tế, không chỉ thực hiện các y lệnh bác sĩ, Điều dưỡng viên còn phải biết lắng nghe, thấu hiểu để chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất.

Nhiệm vụ chủ yếu của Y tá là giúp việc cho các y bác sĩ trong công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Nghĩa là thực hiện theo các y lệnh của bác sĩ điều trị.

Y tá khác điều dưỡng như thế nào năm 2024

Theo học ngành Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y Dược Hà Nội, sinh viên có cơ hội đi thực tập để nâng cao kỹ năng, tay nghề ngay từ những năm đầu của quá trình học. Chương trình đào tạo lý thuyết song song với thực hành giúp sinh viên dễ hiểu, tiếp cận dễ dàng hơn với ngành học.

Từ lâu rồi Y tá thực sự là một nghề nghiệp. Trong bức thư gửi nam nữ học viên Trường Y tá Liên khu I tháng 2 năm 1949, Bác Hồ viết: “Y tá chẳng những là một nghề nghiệp, mà là một nghĩa vụ. Người Y tá chẳng những giúp chữa bệnh mà còn phải phổ biến vệ sinh. Việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của dân tộc, người Y tá phải gánh một phần quan trọng. Vì vậy, Y tá là chiến sĩ đánh giặc ốm, để bảo vệ sự khang kiện của giống nòi. Những chiến sĩ Y tá phải có chí chịu khổ, chịu khó. Phải giàu lòng bác ái, hy sinh” (1). Đội ngũ Y tá đã luôn luôn thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Họ cũng luôn luôn được nhân dân tin yêu, quý mến.

Y tá khác điều dưỡng như thế nào năm 2024
Y tá và điều dưỡng vẫ đang được gọi chung một khái niệm (Nurse)

Sau thống nhất đất nước 1975, từ Điều dưỡng bắt đầu xuất hiện. Đó là vì ở miền Nam trước đây, người ta không gọi Y tá mà gọi là Điều dưỡng (tuy rằng cả từ Y tá và từ Điều dưỡng đều đồng nghĩa với Nurse tiếng Anh, hay Infirmière tiếng Pháp).

Phân biệt rõ tên gọi y tá và điều dưỡng

Theo Ths Phạm Đức Mục – Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam, việc không phân biệt rõ tên gọi y tá và điều dưỡng trong xưng hô giao tiếp, trong lĩnh vực khám chữa bệnh và cả phương diện truyền thông sẽ gây sự mơ hồ cho người bệnh, người hành nghề, người học nghề.

Việc nhầm lẫn giữa tên gọi y tá và điều dưỡng không chỉ nhầm lẫn về mặt danh xưng mà còn gây khó khăn về mặt “cơ hội” cho những người đang hành nghề, học tập để trở thành điều dưỡng.

Theo Hội Điều dưỡng Việt Nam, điều dưỡng viên và y tá tuy mang chung một khái niệm về cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, nhưng vai trò và trách nhiệm của mỗi vị trí là khác nhau.

Chức năng nghề nghiệp chủ yếu của y tá là thực hiện y lệnh của bác sĩ. Hệ đào tạo y tá là sơ cấp, trung cấp.

Còn điều dưỡng có chức năng phối hợp chặt chẽ với các nghề khác trong hệ thống y tế nhằm nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, chăm sóc phục hồi chức năng cho người ốm và người khuyết tật ở mọi lứa tuổi tại các cơ sở y tế. Điều dưỡng viên cũng có chức năng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Điều dưỡng viên phải tốt nghiệp chương trình đào tạo điều dưỡng và có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ở Việt Nam, điều dưỡng viên được đào tạo và thực hành ở 4 cấp độ: trung cấp (2 năm), cao đẳng (3 năm), đại học (4 năm) và sau đại học (chuyên khoa I, thạc sĩ, tiến sĩ điều dưỡng). Có những điều dưỡng của Việt Nam sau khi nghỉ hưu theo chế độ của Nhà nước đã tiếp tục học tập và được cấp bằng tiến sĩ điều dưỡng của các nước tiên tiến trong khu vực.

Y tá khác điều dưỡng như thế nào năm 2024
Cần phân biệt rõ tên gọi y tá hay điều dưỡng

Vẫn cần nhiều điều dưỡng hơn nữa

Theo thống kê của Hội Điều dưỡng Việt Nam, năm 2008, tỷ lệ điều dưỡng viên, hộ sinh viên/bác sỹ ở Việt Nam là 1,6, xếp hàng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2016, thống kê từ 1.304 bệnh viện trong toàn quốc, có 73.326 y bác sỹ làm công tác điều trị, 129.337 điều dưỡng, hộ sinh đang công tác tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh/bác sỹ là 1,8. Tỷ số điều dưỡng trên 1 giường bệnh kế hoạch là 0,395 và giường bệnh thực kê là 0,304. Năm 2017, số liệu nhân lực cán bộ y tế từ 1.414 bệnh viện cho thấy, toàn quốc có 118.030 điều dưỡng, 17.456 hộ sinh; tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh/bác sỹ đã nhích lên con số 1,82. Năm 2020, lực lượng điều dưỡng và hộ sinh chiếm 50% tổng số cán bộ, nhân viên ngành y tế. Cả nước hiện có gần 140.000 điều dưỡng và hộ sinh, trong đó điều dưỡng viên là 107.600 người. Tỷ lệ điều dưỡng/vạn dân hiện là 11,48 và tỷ lệ hộ sinh/vạn dân là 3,13. Tuy nhiên đây vẫn là con số thấp hơn rất nhiều so với quy định và các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

Thực trạng chung của ngành điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay tại các bệnh viện đang thiếu hụt nguồn nhân lực ngành điều dưỡng, mỗi điều dưỡng viên phải tham gia vào quá trình quản lý đến gần 3 giường bệnh. Bất cập xảy ra đó là các điều dưỡng viên chỉ thực hiện đầy đủ được những y lệnh điều trị và không có thời gian chăm sóc toàn diện cho từng bệnh nhân theo đúng quy trình. Một số trường hợp phải thuê những người ngoài không có chuyên môn để chăm bệnh nhân. Đáng chú ý hơn nữa, nguồn nhân lực điều dưỡng ở Việt Nam chỉ có trình độ từ trung cấp và sơ cấp, số lượng điều dưỡng viên có trình độ từ cao đẳng trở lên chỉ chiếm khoảng 4% rèm cửa. Việc thiếu nhân lực ngành điều dưỡng và nguồn nhân lực kém chất lượng một trong những thiếu sót làm ảnh hưởng lớn đến quá trình chăm sóc bệnh nhân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ rủi ro trong nghề nghiệp.

Khoa điều dưỡng Trường Cao đẳng Y Hà Nội

Cao đẳng Điều dưỡng được nhiều thí sinh chọn học nhất bởi nhu cầu việc làm và thị trường lao động có nhu cầu nhiều, bởi điều dưỡng hiện đại là bộ phận không thể thiếu trong ngành y và cuộc sống, được xã hội trân trọng.

Y tá khác với điều dưỡng như thế nào?

Về bản chất, y tá và điều dưỡng là giống nhau vì họ đều có nhiệm vụ chăm lo sức khoẻ cho người bệnh. Hay nói cách khác, y tá chính là tiền thân của điều dưỡng. Điểm khác biệt lớn nhất giữa điều dưỡng và y tá chính là quá trình, thời gian đào tạo và nhiệm vụ chức năng.

Y tá ngày xưa gọi là gì?

Sau thống nhất đất nước 1975, từ Điều dưỡng bắt đầu xuất hiện. Đó là vì ở miền Nam trước đây, người ta không gọi Y tá mà gọi là Điều dưỡng (tuy rằng cả từ Y tá và từ Điều dưỡng đều đồng nghĩa với Nurse tiếng Anh, hay Infirmière tiếng Pháp). Vào tháng 10 năm 1990, Hội Y tá - Điều dưỡng được thành lập.

Y tá học giỏi môn gì?

Sinh viên cũng cần học những môn cơ sở khối ngành cơ bản. Đó là Xác suất – Thống kê y học, Hoá học, Sinh học và Di truyền, Vật lý và Lý sinh, Nghiên cứu khoa học, Tâm lý y học – Đạo đức Y học. Đây là những kiến thức chung nhất về lĩnh vực bạn đang theo đuổi để tiếp tục theo học chuyên ngành.

Y sĩ và y tá khác nhau như thế nào?

Y sĩ cũng có nhiệm vụ cùng mọi người tham gia giải quyết các vấn để về sức khỏe. Khác với Y sĩ, Y tá là người thiên về khả năng chăm sóc sức khỏe, hổi phục sức khỏe cho người bệnh từ thể chất đến tinh thần. Y tá là người luôn thành thạo những kĩ thuật chăm sóc người bệnh trong mọi lứa tuổi.