3.1 chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng năm 2024

Căn cứ theo quy định tại Phụ lục A Hướng dẫn bổ sung chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh (ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC về bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5) của Bộ trưởng Bộ Tài chính), chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh được hướng dẫn như sau:

3. Hướng dẫn bổ sung chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh

3.1. Mua hoán đổi

(i) Như đã quy định trong Mục 2.3.5 Phần 6 của bài viết, trường hợp hợp nhất kinh doanh được gọi là mua hoán đổi, khi bên mua là một doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu của nó đã bị mua lại bởi chính doanh nghiệp bị mua. Ví dụ, một công ty bị một doanh nghiệp nhỏ hơn mua lại để được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Mặc dù về mặt pháp lý thì doanh nghiệp nhỏ hơn được coi là công ty mẹ và công ty bị mua được coi là công ty con. Tuy nhiên công ty con về mặt pháp lý sẽ là bên mua nếu nó có quyền chi phối chính sách tài chính và hoạt động của công ty mẹ để đạt được lợi ích từ hoạt động của công ty mẹ.

(ii) Doanh nghiệp áp dụng hướng dẫn trong từ đoạn (iii) Mục 3.1 đến Mục 3.3 bài viết này và Mục 3.4, Mục 3.5 Phần 18 của bài viết khi hạch toán việc mua hoán đổi.

(iii) Hạch toán việc mua hoán đổi xác định cách thức phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh tại ngày mua và không áp dụng cho các nghiệp vụ xảy ra sau khi hợp nhất.

3.1 chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng năm 2024
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023

3.1 chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng năm 2024

Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh (Phần 17) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)

3.2. Giá phí hợp nhất kinh doanh

- Khi công cụ vốn được phát hành được cấu thành trong giá phí hợp nhất kinh doanh, Mục 2.4.1 Phần 6 của bài viết quy định giá phí hợp nhất kinh doanh phải bao gồm giá trị hợp lý tại ngày trao đổi của các công cụ vốn đó. Mục 2.4.4 Phần 7 của bài viết quy định trường hợp không có giá công bố đáng tin cậy, thì giá trị hợp lý của công cụ vốn có thể ước tính bằng cách tham chiếu đến giá trị hợp lý của bên mua hoặc tham chiếu đến giá trị hợp lý của doanh nghiệp bị mua, miễn là giá nào có bằng chứng rõ ràng hơn.

- Trong nghiệp vụ mua hoán đổi, giá phí hợp nhất kinh doanh thường do công ty con về pháp lý gánh chịu (là bên mua theo mục đích kế toán) phát hành công cụ vốn cho người sở hữu công ty mẹ (là bên bị mua theo mục đích kế toán). Nếu như giá công bố của công cụ vốn của công ty con được phát hành để xác định giá phí của giao dịch hợp nhất kinh doanh, thì cần phải tính toán để xác định số lượng công cụ vốn mà công ty con phải phát hành để có cùng tỷ lệ sở hữu trong doanh nghiệp hợp nhất cho các chủ sở hữu của công ty mẹ. Giá trị hợp lý của số lượng công cụ vốn đã tính toán này chính là giá phí hợp nhất kinh doanh.

- Nếu giá trị hợp lý của công cụ vốn của công ty con không phải là bằng chứng rõ ràng, thì tổng giá trị hợp lý của tất cả các công cụ vốn đã phát hành của công ty mẹ trước hợp nhất sẽ được sử dụng làm cơ sở để tính toán giá phí hợp nhất kinh doanh.

3.3. Lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất

- Báo cáo tài chính hợp nhất được lập sau khi mua hoán đổi sẽ phản ánh giá trị hợp lý của tài sản, nợ phải trả và nợ tiềm tàng của công ty mẹ (là bên bị mua theo mục đích kế toán). Vì thế, giá phí của hợp nhất kinh doanh sẽ được phân bổ bằng cách tính toán tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và nợ tiềm tàng của công ty mẹ mà thoả mãn các tiêu chuẩn quy định trong Mục 2.6.2 Phần 9 của bài viết theo giá trị hợp lý tại ngày mua. Phần lớn hơn giữa giá phí hợp nhất kinh doanh và phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của các khoản mục này sẽ được hạch toán theo Mục 2.10 Phần 12 của bài viết. Phần lớn hơn giữa phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của các khoản mục này và giá phí hợp nhất kinh doanh sẽ được hạch toán theo Mục 2.11.1 Phần 12 của bài viết. Chế độ kế toán là những quy định, hướng dẫn về kế toán mà doanh nghiệp cần tuân thủ. Chế độ kế toán do cơ quan quản lý Nhà nước quy định và ban hành để đảm bảo phù hợp với Pháp luật Việt Nam.

Sau gần 30 năm phát triển nền kinh tế thị trường, chế độ kế toán đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung và thống nhất nhưng vẫn là nền tảng pháp luật kế toán được cụ thể hóa từ Luật kế toán, các Nghị định pháp luật về kế toán để Doanh nghiệp dựa vào đó xây dựng hệ thống kế toán phù hợp. Các chế độ kế toán hiện hành như chế độ kế toán theo TT200/2014/TT-BTC, chế độ kế toán theo TT133/2016/TT-BTC… cũng đã dần “tiệm cận” các chuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS – International Accounting Standards) và chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS-International Financial Reporting Standards).

\>>> Xem thêm: So sánh chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) – Một số khác biệt cơ bản

  • Phần I
  • Phần II

Một số lưu ý về chế độ kế toán cho Doanh nghiệp MISA AMIS trình bày dưới đây hy vọng giúp ích cho các bạn trong quá trình vận hành hệ thống kế toán.

3.1 chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng năm 2024
Hình 1: Các lưu ý cần biết về chế độ kế toán cho doanh nghiệp

1. Tổng quan về chế độ kế toán Việt Nam

1.1. Chế độ kế toán là gì?

Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành (Khoản 2, Điều 3, Luật kế toán số 88/2015/QH13).

Mục đích của việc ban hành Chế độ kế toán

  • Nhà nước hướng dẫn về các nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính;
  • Chủ thể kinh tế thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đúng đối tượng và nội dung công việc;
  • Nhà nước quản lý kinh tế một cách hiệu quả.

1.2. Các chế độ kế toán hiện hành

Tính đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn về chế độ kế toán. Việc lựa chọn và áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư nào được thực hiện ngay sau khi thành lập Doanh nghiệp, bao gồm cả trường hợp Doanh nghiệp chưa phát sinh giao dịch tài chính kế toán.

Tuy nhiên, Doanh nghiệp chỉ được áp dụng một chế độ kế toán và phải nhất quán trong suốt năm tài chính. Một số Chế độ kế toán được áp dụng phổ biến như sau:

Chế độ kế toán

Chế độ kế toán theo thông tư 132/2018/TT-BTC Chế độ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC Chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC Chế độ kế toán theo thông tư TT 107/2017/TT-BTC

Chế độ kế toán theo thông tư TT 202/2014/TT-BTC

Thông tin chung

  • – Ban hành: 28/12/2018
  • – Hiệu lực từ: 15/02/2019
  • – Ban hành 26/08/2016
  • – Hiệu lực từ: 01/01/2017

– Thay thế quyết định 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư 138/2011/TT-BTC

  • – Ban hành: 22/12/2014
  • – Hiệu lực từ: 05/02/2015

– Thay thế quyết định 15/2006/QĐ-BTC và Thông tư 244/2009/TT-BTC

– Sửa đổi, bổ sung một số điều tại TT 53/2016/TT-BTC (21/03/2016)

  • – Ban hành: 10/10/2017
  • – Hiệu lực từ: 24/11/2017
  • – Ban hành: 22/12/2014
  • – Hiệu lực từ: 01/01/2015 Đối tượng áp dụng Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế Đơn vị hành chính sự nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty mẹ – công ty con thuộc các ngành, các thành phần kinh tế khi lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất. Nội dung chính – Hướng dẫn về các nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp siêu nhỏ.

– Việc xác định nghĩa vụ thuế của Doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước được thực hiện theo quy định của Pháp luật về thuế.

– Hướng dẫn về các nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp vừa và nhỏ;

– Không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của Doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.

– Hướng dẫn về các nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính;

– Không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của Doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.

Hướng dẫn danh mục biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán bắt buộc, danh mục hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán tài khoản kế toán, danh mục mẫu sổ và phương pháp lập sổ kế toán, danh mục mẫu báo cáo và phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách.

Hướng dẫn phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất đối với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết và phương pháp kế toán xử lý các giao dịch giữa các đơn vị trong nội bộ tập đoàn, giữa tập đoàn và công ty liên doanh, liên kết.

Bảng 1: Các chế độ kế toán Việt Nam

3.1 chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng năm 2024
Hình 2: Một số Thông tư khác về Chế độ kế toán

Ngoài ba chế độ được các Doanh nghiệp áp dụng phổ biến là chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 202/2014/TT-BTC thì một số ít Doanh nghiệp siêu nhỏ còn áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 132/2018/TT-BTC.

  • Điều 1 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
  • Khoản 3 điều 3 thông tư 132/2018/TT-BTC có nêu: Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Như vậy Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp dụng TT 200/2014/TT-BTC, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể áp dụng TT 133/2016/TT-BTC, còn ngược lại doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể áp dụng TT 132/2018/TT-BTC.

Việc phân định Doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ cũng được Pháp luật quy định rõ ràng tại điều 6, 7, 8, 9, 10, 11 Nghị định 39/2018/NĐ-CP.

Lĩnh vực kinh doanh

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Tổng số lao động tham gia BHXH

Quy mô Chế độ kế toán Tổng số lao động tham gia BHXH Quy mô Chế độ kế toán Tổng số lao động tham gia BHXH Quy mô Chế độ kế toán Thương mại, dịch vụ Bình quân năm ≤ 10 người Doanh thu năm ≤ 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn ≤ 3 tỷ đồng Thông tư 132/2018/TT-BTC hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC

Bình quân năm ≤ 50 người

Doanh thu năm ≤ 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn ≤ 50 tỷ đồng Thông tư 133/2016/TT-BTC, hoặc Thông tư 200/2014/TT-BTC

Bình quân năm ≤ 100 người

Doanh thu năm ≤ 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn ≤ 100 tỷ đồng

Thông tư 133/2016/TT-BTC hoặc Thông tư 200/2014/TT-BTC

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, xây dựng

Doanh thu năm ≤ 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn ≤3 tỷ đồng

Bình quân năm ≤ 100 người Doanh thu năm ≤ 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn ≤ 20 tỷ đồng Bình quân năm ≤ 200 người

Doanh thu năm ≤ 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn ≤ 100 tỷ đồng

Bảng 2: Bảng phân định Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa

2. So sánh chế độ kế toán theo TT 200/2014/TT-BTC và TT 133/2016/TT-BTC

TT 133/2016/TT-BTC và TT 200/2014/TT-BTC đều được áp dụng cho các Doanh nghiệp nhưng đối tượng điều chỉnh của TT 200/2014/TT-BTC rộng và bao quát hơn, hệ thống tài khoản cũng vì vậy mà chi tiết hơn.

Nội dung

TT133/2016/TT-BTC

TT200/2014/TT-BTC

Tiền, vàng và các khoản tương đương

Không có tài khoản vàng – tiền tệ Vàng – tiền tệ được phản ánh trong tài khoản 1113, 1123 Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược Tài khoản 1386 Tài khoản 244 Hàng tồn kho Không bao gồm hàng hóa được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp Bao gồm hàng hóa được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp. Tài khoản 158 Các khoản nhận ký quỹ, ký cược Tài khoản 3386 Tài khoản 344 Phải trả, phải nộp khác

  • Bảo hiểm thất nghiệp

– Trả về cổ phần hoá

– Tài khoản 3385– Không có tài khoản trả về cổ phần hóa – Tài khoản 3386– Tài khoản 3385 Chênh lệch tỷ giá hối đoái Tài khoản 413. Không có số dư cuối kỳ kế toán Tài khoản 413 Có số dư cuối kỳ đối với Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước Trích lập và sử dụng quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu Tài khoản 418 Từ Tài khoản 414 đến Tài khoản 466 Các khoản giảm trừ Doanh thu Tài khoản 511 Tài khoản 521 Các tài khoản về chi phí – Không có các tài khoản 621, 622, 623, 627

– Tiểu khoản 6421: chi phí bán hàng (Tài khoản cấp 2 của tài khoản 642: Chi phí quản lý kinh doanh)

– Tài khoản 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

– Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp.

– Tài khoản 623: Chi phí sử dụng máy thi công

– Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung

– Tài khoản 641: Chi phí bán hàng

Chi phí thuế TNDN Tài khoản 821 – Tiểu khoản 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành

– Tiểu khoản 8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại

Tài sản cố định – Tiểu khoản 2112: TSCĐ thuê tài chính

– Tiểu khoản 2113: TSCĐ vô hình

– Tài khoản 212: TSCĐ thuê tài chính

– Tài khoản 213: TSCĐ vô hình

Các tài khoản khác – Không có các TK 113, 161, 171, 243, 337, 343, 347, 357, 412

– Có các TK 113, 161, 171, 243, 337, 343, 347, 357, 412

Bảng 3: Bảng so sánh hệ thống tài khoản giữa TT 133/2016/TT-BTC và TT 200/2014/TT-BTC

  • Về hệ thống Báo cáo tài chính.

Hệ thống BCTC

TT133/2016/TT-BTC

TT200/2014/TT-BTC

Doanh nghiệp hoạt động liên tục – Báo cáo tình hình tài chính (mẫu B01a – DNN hoặc B01b – DNN)

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02 – DNN)

– Bản thuyết minh BCTC (mẫu B09 – DNN)

– Bảng cân đối tài khoản (mẫu F01 – DNN)

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (không bắt buộc, mẫu B03 – DNN)

– Bảng cân đối kế toán (mẫu B01 – DN)

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02 – DN)

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03 – DN)

– Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09 – DN)

Doanh nghiệp không hoạt động liên tục – Báo cáo tình hình tài chính (mẫu B01 – DNNKLT)

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02 – DNN)

– Bản thuyết minh BCTC (mẫu B09 – DNNKLT)

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (không bắt buộc, mẫu B03 – DNN)

– Bảng cân đối kế toán (mẫu B01/CDHĐ – DNKLT)

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02/CDHĐ – DNKLT)

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03/CDHĐ – DNKLT)

– Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09/CDHĐ – DNKLT)

Giữa niên độ Không quy định Quy định rõ ràng để lập báo cáo quý và bán niên

* Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:

– Bảng cân đối kế toán giữa niên độ: Mẫu số B 01a – DN

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ: Mẫu số B 02a – DN

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ: Mẫu số B 03a – DN

– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN

* Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:

– Bảng cân đối kế toán giữa niên độ: Mẫu số B 01b – DN

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ: Mẫu số B 02b – DN

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ: Mẫu số B 03b – DN

– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN

Bảng 4: Bảng so sánh Bộ báo cáo tài chính giữa TT 133/2016/TT-BTC và TT 200/2014/TT-BTC

\>>> Xem thêm: Các bút toán kết chuyển cuối kỳ kế toán cần ghi nhớ

3. Chia sẻ kinh nghiệm và thực tế áp dụng của các Doanh nghiệp

3.1. Cách chuyển đổi chế độ kế toán

Theo Điều 3 TT 133/2016/TT-BTC:

  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính.
  • Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư này thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.
  • Trường hợp trong năm tài chính doanh nghiệp có những thay đổi dẫn đến không còn thuộc đối tượng áp dụng theo quy định của Thông tư này thì được áp dụng Thông tư này cho đến hết năm tài chính hiện tại và phải áp dụng Chế độ kế toán phù hợp với quy định của pháp luật kể từ năm tài chính kế tiếp.

3.2. Các tiêu chí lựa chọn chế độ kế toán

Dựa vào bảng phân định Doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, ta cũng có thể đưa ra một số tiêu chí cơ bản để lựa chọn chế độ kế toán dựa trên lĩnh vực hoạt động kinh doanh, quy mô về tổng nguồn vốn và doanh thu năm hay số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội…

Ngoài ra, tuỳ vào tình hình thực tế và định hướng phát triển của Doanh nghiệp trong tương lai mà Doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn chế độ kế toán cho phù hợp.

Ví dụ: Năm 2019, Doanh nghiệp thương mại về thiết bị y tế có Doanh thu 150 tỷ đồng, số lượng lao động tham gia BHXH bình quân năm là 65 người. Chế độ áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC dành cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Năm 2020, dịch covid-19 lan rộng và diễn biến phức tạp, nhu cầu về các thiết bị y tế tăng mạnh, Công ty nắm bắt được cơ hội nên tăng trưởng vượt bậc về quy mô, Doanh thu tăng đặt mức 300 tỷ, đồng thời dự đoán được ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ còn tiếp diễn ở những năm sau, Công ty đã cân nhắc chuyển đổi sang chế độ kế toán theo TT200/2014/TT-BTC, áp dụng chung cho các Doanh nghiệp.

3.3. Thực tế áp dụng chế độ kế toán của các Doanh nghiệp

Trên thực tế, việc “lười” tìm hiểu, nghiên cứu các thông tư, nghị định, văn bản tạo nên lối mòn suy nghĩ, thiếu tính sáng tạo và đổi mới trong công tác kế toán. Có rất nhiều Doanh nghiệp siêu nhỏ lựa chọn áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC thay thay vì áp dụng đúng Thông tư 132/2018/TT-BTC. Điều này vô hình đánh mất những quyền lợi mà lẽ ra Doanh nghiệp được hưởng nếu áp dụng đúng chế độ kế toán.

Ví dụ: – Doanh nghiệp siêu nhỏ không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng (Điều 8 Thông tư 132/2018/TT- BTC).

– Báo cáo tài chính đơn giản, dễ theo dõi, có thể không bắt buộc phải lập Báo cáo tài chính nếu Doanh nghiệp nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ (Điều 13 và Điều 18 Thông tư 132/TT-BTC).

– Doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực sản xuất thường ưu tiên áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC bởi TT200/2014/TT-BTC có các tài khoản chi tiết về sản xuất như TK 621, TK 622, TK 627 mà TT133/2016/TT-BTC không đáp ứng được.

Doanh nghiệp áp dụng sai chế độ kế toán ngoài việc bị xử phạt hành chính, mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Điều 7, Nghị định 41/2018/NĐ-CP), còn khiến các chủ thể kinh tế gặp khó khăn trong việc đề ra các kế hoạch phát triển trong dài hạn cũng như quản lý tình hình tài chính trong ngắn hạn.

Ví dụ: – Doanh nghiệp siêu nhỏ không có Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nếu các Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 132/2018/TT-BTC, trước hết, vi phạm Pháp luật và quy định về Luật kế toán, bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng do áp dụng sai chế độ kế toán, sau là không nắm bắt được dòng tiền được tạo ra từ những nguồn nào và chi tiêu vào mục đích gì.

Nhìn chung các thông tư, nghị định được ban hành đều nhằm mục đích hướng dẫn Doanh nghiệp trong công tác quản lý và thực hành kế toán. Tuy nhiên, Doanh nghiệp cần phải nắm rõ được nội dung những văn bản đó đồng thời hiểu rõ được tính chất, quy mô, đặc trưng ngành nghề của Doanh nghiệp mình để từ đó áp dụng chế độ kế toán phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý điều hành và phát triển doanh nghiệp.

Sau khi lựa chọn được chế độ kế toán phù hợp, doanh nghiệp có thể tìm hiểu chi tiết các lưu ý về thuế, kế toán và các vấn đề liên quan khác cho doanh nghiệp mới thành lập. Một trong số đó là việc nghiên cứu áp dụng phần mềm kế toán cho doanh nghiệp. MISA cung cấp phần mềm kế toán online MISA AMIS – giải pháp quản trị tài chính thông minh thế hệ mới có nhiều tính năng tiện ích, với đa dạng các gói phù hợp với quy mô, loại hình của nhiều doanh nghiệp:

  • Starter (Gói 01 người dùng): 07 nghiệp vụ: Quỹ, Thủ Quỹ, Ngân hàng, Bán hàng, Quản lý hoá đơn, Thuế, Tổng hợp.
  • Standard (Gói 03 người dùng): 11 nghiệp vụ: Quỹ, Thủ Quỹ, Ngân hàng, Bán hàng, Quản lý hoá đơn, Thuế, Tổng hợp, Mua hàng, Kho, Thủ kho, Công cụ dụng cụ.
  • Professional (Gói 03 người dùng): 16 nghiệp vụ: Quỹ, Thủ Quỹ, Ngân hàng, Bán hàng, Quản lý hoá đơn, Thuế, Tổng hợp, Mua hàng, Kho, Thủ kho, Công cụ dụng cụ, Tài sản cố định, Hợp đồng, Khế ước vay, Ngân hàng điện tử (MISA BankHub), Thuế điện tử (MISA mTax).
  • Enterprise (Gói 03 người dùng): 17 nghiệp vụ: Quỹ, Thủ Quỹ, Ngân hàng, Bán hàng, Quản lý hoá đơn, Thuế, Tổng hợp, Mua hàng, Kho, Thủ kho, Công cụ dụng cụ, Tài sản cố định, Hợp đồng, Khế ước vay, Ngân hàng điện tử (MISA BankHub), Thuế điện tử (MISA mTax), Giá thành.
  • Enterprise Plus (Gói 10 người dùng): 20 nghiệp vụ: Quỹ, Thủ Quỹ, Ngân hàng, Bán hàng, Quản lý hoá đơn, Thuế, Tổng hợp, Mua hàng, Kho, Thủ kho, Công cụ dụng cụ, Tài sản cố định, Hợp đồng, Khế ước vay, Ngân hàng điện tử (MISA BankHub), Thuế điện tử (MISA mTax), Giá thành, Phân tích tài chính, Quản lý ngân sách, Thu nợ.

Đăng ký dùng thử miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm.

MISA AMIS hy vọng đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích, có giá trị phục vụ công việc của các bạn. Chúc các bạn thành công!