Triệu chứng của bệnh kiết lỵ là gì năm 2024

Cẩm nang mụn trứng cá & lời khuyên phòng tránh

Triệu chứng của bệnh kiết lỵ là gì năm 2024

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là một loại bệnh lý do vi khuẩn và ký sinh trùng gây nhiễm trùng ở ruột. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ đi đại tiện liên tục, tiêu chảy và sẽ kèm theo máu cũng như chất dịch nhầy trong phân. Nếu để lâu, tình trạng này có thể trở nặng khiến bé bị mất nước, mất sức, mệt mỏi. Do đó, khi bé có dấu hiệu bị bệnh kiết lỵ cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến trạm y tế, phòng khám hay bệnh viện kịp thời để các bác sĩ chẩn đoán, điều trị.

Nguyên nhân & Triệu chứng của bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Vậy vì sao lại xuất hiện bệnh kiết lỵ ở trẻ em? Gia đình cần tìm hiểu thêm về nguyên nhân và triệu chứng để có cách phòng bệnh hợp lý cho trẻ.

Nguyên nhân bệnh kiết lỵ

Hệ thống miễn dịch và lợi khuẩn ở đường ruột của trẻ còn yếu và chưa hoàn thiện, vì thế dễ bị vi khuẩn xâm nhập làm bị viêm, rối loạn hệ tiêu hóa, trong đó có bệnh kiết lỵ. Nguyên nhân bệnh kiết lỵ thường do 2 loại vi khuẩn và ký sinh trùng có tên là Shigella và Entamoeba histolytica.

  • Lỵ trực khuẩn ngắn và bất động: Thường là nhóm vi khuẩn Shigella, trực khuẩn gram âm, không di động, không sinh hơi, nên căn bệnh này có tên khoa học là Shigellosis.
  • Bệnh lỵ do vi khuẩn amip: Nguyên nhân phát bệnh là do loại ký sinh trùng Entamoeba histolytica thường sinh sống ở môi trường ô nhiễm, điều kiện vệ sinh không tốt

Vì thế, nếu cha mẹ không kỹ lưỡng để con ở trong môi trường sống và sinh hoạt kém vệ sinh thì tỉ lệ con bị bệnh kiết lỵ rất cao. Cha mẹ nên sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da, làm sạch uy tín, có tính diệt khuẩn để phòng bệnh cho con.

Triệu chứng của bệnh kiết lỵ là gì năm 2024

Các triệu chứng phổ biến của bệnh kiết lỵ ở trẻ

Các triệu chứng của bệnh kiết lỵ ở trẻ em kéo dài bao lâu là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm nhất. Thông thường kể từ khi bị vi khuẩn xâm nhập, từ 1 đến 3 ngày sau bé sẽ bị nhiễm bệnh và xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, nếu có sức đề kháng tốt thì một số bé có thể sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng xuất hiện chậm. Với nguyên nhân của bệnh kiết lỵ do 2 loại vi khuẩn khác nhau gây ra, nên cũng sẽ có hai biểu hiện khác biệt:

  • Bệnh kiết lỵ do trực khuẩn gây ra sẽ có các triệu chứng như: Bé bị tiêu chảy kèm quặn đau ở vùng bụng, nóng sốt, buồn nôn, nôn, trong phân có máu hoặc chất dịch nhầy, tiêu chảy.
  • Triệu chứng bệnh kiết lỵ ở trẻ em do vi khuẩn amip: Thường sẽ phát bệnh từ 2 đến 4 tuần kể từ khi bị nhiễm và có triệu chứng bé bị giảm cân đột ngột, buồn nôn, tiêu chảy, sốt, chuột rút ở vùng bụng.
  • Triệu chứng bệnh kiết lỵ amip trở nặng có thể gây áp xe gan (tụ mủ trong gan) sẽ có biểu hiện: Buồn nôn và ói mửa, sưng gan, đau bụng bên phải, sốt, giảm cân.

Triệu chứng của bệnh kiết lỵ là gì năm 2024

Cách điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ

Đối với bệnh kiết lỵ ở trẻ em do trực khuẩn gây ra thì bé có thể tự khỏi trong 1 tuần mà không cần thuốc. Tuy nhiên, trong lúc bị bệnh, cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng chất lỏng mà bé đã đi ra do bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn giúp trẻ hạ sốt.

Cha mẹ cần lưu ý chỉ cho trẻ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê cho trẻ là:

  • Thuốc làm giảm đau bụng, tiêu chảy: Loại thuốc có chứa bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol).
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Loại thuốc có thể kiểm soát chứng chuột rút vùng bụng như acetaminophen để giúp giảm đau.
  • Không dùng thuốc tiêu chảy như loperamide (Imodium): Chỉ trừ trường hợp đó là chỉ định của bác sĩ, bởi vì loại thuốc này có thể làm bệnh trở nên tệ hơn.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu tình trạng nhiễm trùng không tự khỏi thì bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc kháng sinh.

Đối với vi khuẩn lỵ amip, các bác sĩ cần thời gian để theo dõi các triệu chứng. Thông thường, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc tiêu diệt ký sinh trùng trong đường máu, ruột và gan. Thời gian dùng thuốc sẽ kéo dài khoảng 10 ngày, đối với trường hợp không có triệu chứng, bác sĩ sẽ dùng các loại thuốc như iodoquinol, diloxanide furoate để trị liệu.

Cách phòng bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Bởi vì nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ ở trẻ em là do vi khuẩn nên để phòng bệnh cha mẹ cần có các biện pháp phòng tránh như sau:

  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi: Cha mẹ nên quan tâm đến chế độ ăn uống của bé, tránh để bé ăn các thức ăn bẩn, sống mà nên đun sôi, nấu chín kỹ, đặc biệt là các loại hải sản, thịt bò,...
  • Thường xuyên rửa tay: Trước và sau khi ăn, đi vệ sinh, cầm đồ vật lạ,... cha mẹ nên nhắc nhở và hướng dẫn bé sử dụng nước rửa tay Lifebuoy.
  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ: Cha mẹ nên dọn dẹp phòng ngủ, nhà vệ sinh và các nơi bé thường sinh hoạt thật sạch sẽ, đảm bảo không bị ẩm mốc, ám khói, bụi.
  • Bảo quản thức ăn kỹ lưỡng: Ruồi, muỗi, côn trùng sẽ mang theo các mầm bệnh lạ, nên cha mẹ cần đậy kỹ đồ ăn và đảm bảo nấu chín, hâm nóng thức ăn cho bé trước khi ăn.

Triệu chứng của bệnh kiết lỵ là gì năm 2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Bé bị kiết lỵ bao lâu khỏi?

Thông thường, kiết lỵ ở trẻ em có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, thời gian bé bị kiết lỵ khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân gây ra kiết lỵ, tình trạng sức khỏe của bé, cách điều trị và chăm sóc.

Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì?

Trẻ bị kiết lỵ nên ăn các thực phẩm như gạo tẻ, gạo nếp, mì, đại mạch, đậu cove,… giúp dễ tiêu và hạn chế đi lỏng. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên bổ sung rau quả tươi trong chế độ ăn của trẻ, có thể ép hoặc luộc thành nước cho trẻ uống.

Trên đây là thông tin liên quan đến cách điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em về các triệu chứng và cách phòng ngừa. Nếu bé có biểu hiện trở nặng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để các bác sĩ tư vấn, điều trị kịp thời. Đặc biệt, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hướng dẫn con cách rửa tay, chăm sóc bản thân là điều vô cùng cần thiết. Để phòng bệnh kiết lỵ cho cả gia đình, cha mẹ nên sử dụng các sản phẩm làm sạch của Lifebuoy để tiêu diệt 99% vi khuẩn, kể cả vi khuẩn biến đổi, bảo vệ sức khỏe cả nhà. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được cải tiến với công thức vượt trội chứa Vitamin+ bao gồm Vitamin B3, C & E giúp hỗ trợ đề kháng da tự nhiên và 10X dưỡng chất cấp ẩm giúp da tay trẻ mềm mịn. Để tham khảo thêm thông tin các loại bệnh cùng cách phòng ngừa, bạn hãy ghé ngay website của Lifebuoy nhé!