8 nôi dung trong đánh giá better work

Ngày 22/11, Bộ LĐTB&XH, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã ký kết Bản ghi nhớ về thực hiện Chương trình Better Work giai đoạn 2023-2027.

Better Work được triển khai tại Việt Nam từ năm 2009 và nằm trong Chương trình Việc làm tốt hơn toàn cầu (BWG). Mục tiêu của Chương trình là nhằm cải thiện sự tuân thủ các tiêu chuẩn lao động dựa trên Luật Lao động quốc gia và các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong các ngành xuất khẩu, mục tiêu trọng tâm là hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành may mặc và da giày.

8 nôi dung trong đánh giá better work

Phối hợp ba bên góp phần đẩy mạnh và phát huy được hiệu quả của Chương trình Better Work

Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Hà nhận định sau 14 năm hoạt động tại Việt Nam, các hoạt động của Chương trình Better Work được các đối tác ba bên đánh giá là phù hợp với mục tiêu quản lý lao động và hỗ trợ tích cực cho quá trình thúc đẩy thực thi pháp luật lao động tại Việt Nam.

"Việc phối hợp giữa ba bên trong nước đã góp phần đẩy mạnh và phát huy được hiệu quả của Chương trình, qua đó tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về lao động, cơ quan đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động để cùng xây dựng một môi trường lao động hài hòa, ổn định, giúp Việt Nam thành nơi cung ứng có trách nhiệm và đáp ứng các quy tắc đạo đức hàng đầu trong ngành dệt may và da giầy", Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho biết.

Kể từ khi bắt đầu triển khai tại Việt Nam đến nay, hơn 800 doanh nghiệp và gần 1 triệu lao động đã hưởng lợi từ Chương trình. Ngoài ra, hơn 60 khách hàng quốc tế cũng đã đăng ký tham gia Chương trình này. Chương trình đã được triển khai trên địa bàn 29 tỉnh, thành phố qua 3 giai đoạn kể từ năm 2009. Hiện tại, có hơn 440 doanh nghiệp và gần 750.000 lao động tích cực tham gia Chương trình.

Các báo cáo đánh giá của Better Work Việt Nam qua nhiều năm cho thấy nhiều doanh nghiệp đã cải thiện mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn lao động cơ bản của ILO và pháp luật lao động quốc gia về tiền lương, hợp đồng lao động, an toàn và sức khỏe lao động và thời giờ làm việc.... Điều này không chỉ giúp cải thiện đáng kể điều kiện làm việc mà đồng thời còn nâng cao năng suất và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Khi tham gia Better Work, doanh nghiệp không chỉ cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn mà còn đạt được lợi nhuận cao hơn. Những nhà máy cung cấp điều kiện làm việc tốt hơn cho công nhân sẽ đạt mức lợi nhuận cao hơn 8% so với đối thủ. Tính trung bình, sau 4 năm, những nhà máy tham gia Better Work Việt Nam tăng tỉ lệ doanh thu trên chi phí nhiều hơn 25% so với trước khi tham gia chương trình.

Giám đốc ILO tại Việt Nam, bà Ingrid Christensen cho rằng: "Hiệu quả của Chương trình Better Work Việt Nam đã chứng minh việc thúc đẩy đối thoại xã hội và nâng cao nhận thức về bình đẳng giới tại nơi làm việc chính là yếu tố then chốt để cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho hàng trăm nghìn người lao động trong ngành may mặc và da giày".

Trong giai đoạn 2023-2027, ngoài địa bàn TPHCM, Hà Nội và các tỉnh lân cận, Chương trình Better Work Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động tại các địa bàn mới và một số ngành khác. Đây là quyết định sau khi cân nhắc kỹ lưỡng về tác động của việc mở rộng cũng như cách thức tác động của Chương trình trong thời gian tới.

Chương trình cũng sẽ tập trung vào các nhóm vấn đề ưu tiên, bao gồm đối thoại xã hội, bình đẳng giới và phát triển bao trùm, an toàn sức khỏe nghề nghiệp, dữ liệu và thông tin. Chương trình sẽ thông qua đối tác để thúc đẩy các khía cạnh lao động liên quan đến vấn đề biển đối khí hậu, năng suất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Được thành lập từ năm 2009. Chương trình Better Work được hợp tác đặc biệt giữa tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cùng với tổ chức tài chính Quốc tế (IFC) và một thành viên của Nhóm Ngân hàng thế giới. Nhờ Better Work sẽ giúp kết nối được người lao động, doanh nghiệp và các đơn vị Chính phủ với nhau nhằm mục đích lớn nhất để cải thiện điều kiện lao động và thúc đẩy tính cạnh tranh trong ngành may mặc.

KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH MAY MẶC HIỆN NAY

Ngành may mặc chính là một ngành đặc thù của Việt Nam và chiếm tỷ trọng cao trong các ngành. Theo ước tính năm 2015 nền công nghiệp may tạo giá trị xuất khẩu hơn 28 tỷ đô la

Ngành may mặc hiện đang tạo ra việc làm cho khoảng 2,5 triệu người lao động. Hơn 80% công nhân may là nữ. là ngành đã trở thành một động lực quan trọng trong việc giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Việt Nam hiện có khoảng 6.000 nhà máy dệt và may mặc trong nước, với khoảng 70% sản xuất hàng may mặc sẵn

Better Work bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào năm 2009 và hiện đang hỗ trợ hơn 400 nhà máy định hướng xuất khẩu với hơn nửa triệu lao động – chiếm khoảng 21% lực lượng lao động của ngành, tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến nay, chương trình đã thực hiện hàng ngàn cuộc đánh giá và buổi tư vấn để giúp các nhà máy xác định và cải thiện điều kiện làm việc và tiêu chuẩn lao động.

BETTER WORK VIỆT NAM LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐƠN VỊ

Nhãn hàng và các đơn vị bán lẻ

Các nhãn hàng quốc tế và đơn vị bán lẻ đứng đầu là những đối tác không thể thiếu trong việc nhận diện quyền lợi của người lao động và đạt được lợi thế cạnh tranh cho các công ty.

Chính phủ

Chúng tôi hợp tác với các cơ quan chính quyền cấp quốc gia để tạo ra sự điều tiết lao động hiệu quả cho một tác động bền vững.

Nhà máy và các đơn vị sản xuất

Doanh nghiệp là đối tác quan trọng trong nỗ lực của chương trình nhằm tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho công nhân ngành may mặc, cũng như hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh.

Công nhân và công đoàn

Better work giúp người lao động nhận thức về quyền lợi của họ và tăng cường khả năng đối thoại hiệu quả với người sử dụng lao động.

TÁC ĐỘNG CỦA BETTER WORK

Từ những năm 2009, BWV đã có hơn 4.200 buổi tư vấn để giúp nhà máy nâng cao tiêu chuẩn lao động. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tufts đã nghiên cứu tác động của Better Work Vietnam trong 5 năm vừa qua và nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của chương trình trong giai đoạn này, cùng với nhiều tiềm năng cho các cải tiến mới trong tương lai.