Add thêm tài khoản vào google analysis như thế nào

Google Analytics là công cụ miễn phí của Google – giải pháp tối ưu giúp thu thập và phân tích dữ liệu hành vi của người dùng cho doanh nghiệp, từ đó đưa ra các báo cáo đa chiều được lưu trữ tại cùng một nơi. GA giúp nhà quản lý thấu hiểu được insight của người dùng thông qua các số liệu phân tích và báo cáo về hành vi người dùng theo khoảng thời gian có thể tùy chỉnh trên website. Để có được mã theo dõi của GA, bạn cần tạo tài khoản GA theo mục số IV, sau đó thêm mã GA trực tiếp vào website hoặc thông qua công cụ quản lý thẻ Google Tag Manager để tracking hành vi của người dùng.

I. Cách hoạt động của Google Analytics

GA đóng vai trò như một cỗ máy thu thập, phân tích dữ liệu và đưa ra các báo cáo cụ thể về hành vi người dùng cho doanh nghiệp. Đoạn mã code của GA sẽ có mặt tại tất cả các trang của website và “âm thầm” ghi lại tất cả mọi sự kiện của người truy cập chẳng hạn như thời lượng ở trên trang, các trang họ xem, đăng ký nhận tin, nhấp gọi … Đồng thời, GA cho phép thiết lập các mục tiêu theo dõi tùy theo mục đích của nhà quản lý như theo dõi số đơn hàng, số cuộc gọi… và trả về các báo cáo chi tiết dựa trên yêu cầu truy vấn xuất dữ liệu của nhà quản lý.

II. Tại sao phải dùng Google Analytics

1. GA hoàn toàn không tốn phí

Là một trong những công cụ mạnh mẽ về thu thập & phân tích dữ liệu trực thuộc hệ sinh thái sản phẩm của Google, do vậy không còn nghi ngờ gì về chất lượng mà công cụ này mang lại và hoàn toàn không lo ngại về chi phí trong quá trình sử dụng.

2. GA là một sản phẩm của Google

Việc này cho phép GA liên kết dễ dàng với những công cụ khác thuộc bộ sản phẩm của Google mà không bị tốn phí như Google Ads, Google Optimize…

3. Xây dựng bức tranh toàn cảnh về dữ liệu online

GA xây dựng toàn cảnh các hoạt động trên online mà bạn đang quản lý, GA theo “dấu chân” người dùng từ trước khi vào và sau khi rời khỏi website. GA cung cấp những thông tin chi tiết về từng hoạt động của người truy cập giúp bạn mở khóa được hành vi, hiểu được người dùng, hỗ trợ cải thiện những chiến dịch online lẫn offline, từ đó đưa ra những quyết định quan trọng trong chiến lược marketing, kinh doanh trong tương lai.

4. Cách tạo tài khoản GA

Bước 1: Sign up GA

Truy cập đường dẫn sau và nhấn vào nút Sign Up để bắt đầu đăng ký tài khoản: https://analytics.google.com

Add thêm tài khoản vào google analysis như thế nào

Bước 2: Account Setup

Sau khi nhấn Sign up, giao diện đăng ký hiện ra như hình dưới. Bạn hãy tạo tên tài khoản – các bạn có thể đặt tên theo domain website để tiện cho việc quản lý khi bạn có nhiều tài khoản khác nhau. Tick vào tất cả các ô lựa chọn của phần Account Data Sharing Settings. Sau đó bấm Next

Add thêm tài khoản vào google analysis như thế nào

Bước 3: Chọn nền tảng cần đo lường.

Nếu bạn cần theo dõi 01 website thì chọn khung Website, tương tự như Apps và Apps and web. Ở đây, Digitmatter cần tracking website nên sẽ chọn khung đầu tiên.

Add thêm tài khoản vào google analysis như thế nào

Bước 4: Cài đặt Property hay cài đặt thuộc tính

Điền tên website, đường dẫn của website, chọn loại hình doanh nghiệp và múi giờ báo cáo. Sau đó nhấn Create.

Có thể bạn cần:

Thuộc tính là nơi bạn gửi dữ liệu và thiết lập chế độ xem báo cáo. Hay đơn giản hơn, mọi tài nguyên được gắn nhãn có cùng ID thuộc tính sẽ được thu thập và lưu trữ cùng nhau. Có thể sử dụng một thuộc tính duy nhất để theo dõi một trang web hoặc ứng dụng trên thiết bị di động (Digitmatter khuyên áp dụng) hoặc kết hợp dữ liệu từ nhiều trang web hoặc ứng dụng trên thiết bị di động trong cùng một thuộc tính. Bạn có thể thêm tối đa 50 thuộc tính vào mỗi tài khoản Analytics.

Add thêm tài khoản vào google analysis như thế nào

Bước 5: Chấp nhận điều khoản

Một hộp thoại về điều khoản dịch vụ của Google Analytics xuất hiện, bạn tick chuột vào 2 ô trống như hình, sau đó nhấp I Accept.

Add thêm tài khoản vào google analysis như thế nào

Bước 6: Mã theo dõi

Đến đây, bạn đã hoàn tất quá trình tạo tài khoản GA, một giao diện Analytics xuất hiện như hình bên dưới. Bạn cần copy mã gtag.js và dán vào ngay sau thẻ mở để GA có thể theo dõi được website. Nếu bạn gắn GA thông qua Google Tag Manager, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Chia sẻ quyền truy cập Google Analytics cho người khác là cách để họ chủ động thực hiện các công việc như xem báo cáo, chỉnh sửa thông tin. Ngoài ra, Google Analytics còn hỗ trợ công cụ cho phép bạn phân quyền người sử dụng phù hợp với mục đích của chủ website.

Nội dung chính

1. Vì sao nên chia sẻ quyền truy cập trong tài khoản Google Analytics?

Mặc dù mỗi trang web chỉ được kết nối với 1 tài khoản Google Analytics nhưng bạn vẫn có thể chia sẻ quyền truy cập cho nhiều người khác nhau.

Thông thường, quyền truy cập sẽ được chia sẻ cho những người trong cùng một nhóm làm việc để cùng nhắm nắm rõ tình hình website tăng trưởng ra sao nhằm đánh giá được mức độ hiệu quả công việc.

Bên cạnh đó, giúp họ có thể cùng nhau định hướng và xây dựng được những chiến lược phát triển tốt nhất cho website.

2. Hướng dẫn chia sẻ quyền truy cập trong Google Analytics

Bước 1: Đăng nhập vào Google Analytics qua đường link sau: https://analytics.google.com

Add thêm tài khoản vào google analysis như thế nào
Đăng nhập vào tài khoản Google Analytics

Bước 2: Nếu bạn chưa đăng nhập tài khoản mà bạn đang quản lý Google Analytics, hãy điền thông tin đăng nhập.

Bước 3: Click vào phần quản trị ở thanh menu dọc bên trái:

Add thêm tài khoản vào google analysis như thế nào
Chọn mục quản trị trong Google Analytics

Nếu bạn có nhiều website, thì bạn click vào phần danh sách các website trong tài khoản và chọn website mà bạn muốn chia sẻ quyền truy cập.

Bước 4: Click vào phần Quản lý người dùng:

Add thêm tài khoản vào google analysis như thế nào
Chọn quản lý người dùng

Bước 5: Sau khi click vào phần Quản lý người dùng, bạn sẽ có giao diện bên dưới.

Add thêm tài khoản vào google analysis như thế nào
Giao diện quản lý người dùng

Ở giao diện này, bạn sẽ thấy danh sách các tài khoản đã được phân quyền. Bao gồm Tên tài khoản, Email tương ứng và Quyền tài khoản.

Quyền tài khoản trong Analytics có 4 mức:

1. Edit (Chỉnh sửa): Có thể tạo và chỉnh sửa tài khoản, thuộc tính, chế độ xem, bộ lọc, mục tiêu… Nhưng không thể quản lý người dùng

2. Collaborate (Cộng tác): Có thể tạo và chỉnh sửa nội dung được chia sẻ, như trên trang tổng quan hoặc chú thích.

3. Read & Analyze (Đọc và phân tích): Có thể xem các báo cáo và cấu hình dữ liệu của website.

4. Manage Users (Quản lý người dùng) – Quyền cao nhất: Có đủ 3 quyền như trên. Và có thể thêm người dùng, xóa người dùng và thay đổi quyền của người dùng.

Nếu muốn thay đổi quyền hoặc gỡ bỏ tài khoản đã thêm vào trước đó, bạn nhấp vào dấu “chấm than được khoanh tròn” hoặc “dấu 3 chấm đứng” dọc bên phải như trên hình.

Nếu muốn thêm mới một tài khoản và phân quyền cho tài khoản này, bạn nhấp vào “dấu cộng màu xanh” ở góc phải trên cùng. Tiếp tục chọn Add new users/Add new groups (thêm người dùng mới/thêm nhóm) tùy mục đích. Khi phân quyền cho một cá nhân, bạn chọn Add new users. Sau đó, bạn sẽ thấy giao diện sau đây:

Add thêm tài khoản vào google analysis như thế nào
Bây giờ, nhập email của người dùng mới và tùy chọn phân quyền. Có 4 mức độ phân quyền như trên, bạn muốn phân quyền tới mức độ nào thì tích vào ô vuông tương ứng. Cuối cùng, bấm vào nút ADD trên cùng (khoanh đỏ trong hình).

Như vậy là bạn đã hoàn thành việc chia sẻ quyền truy cập cho người cộng tác với bạn. Chúc các bạn thành công!

3. Kết luận

Để chia sẻ quyền truy cập hiệu quả bạn hãy cân nhắc thận cẩn thận và lựa chọn phân quyền thật hợp lý cho từng tài khoản. Nhằm mục đích đảm bảo mọi người có thể xem, hoàn thành được công việc của mình mà bạn vẫn có thể toàn quyền kiểm soát, quản lý tài khoản Google Analytics. Để các chỉ số website tăng trưởng mạnh mẽ, bạn nên sử dụng Dịch vụ SEO chuyên nghiệp tại GOBRANDING.