Áp lực thi đại học ở Trung Quốc

Cao khảo là một sự kiện trọng đại đối với hàng triệu học sinh Trung Quốc bởi tính cạnh tranh khốc liệt cũng như ý nghĩa định đoạt tương lai của nó.

Gần 90% số học sinh tham gia cao khảo, kỳ thi tuyển sinh đại học nổi tiếng của Trung Quốc, đều sẽ được nhận vào các ngôi trường phù hợp, tương ứng với kết quả mà họ đạt được, nhưng số học sinh có thể góp mặt trong những ngôi trường danh tiếng hàng đầu chỉ chiếm một phần rất nhỏ.

Hàng năm, hai ngôi trường nổi tiếng là Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa, mỗi trường đều chỉ nhận khoảng 3.000 sinh viên mới.

Giám thị phát đề cho một thí sinh tham gia kỳ thi thử Cao khảo ở thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, ngày 1/7. Ảnh: Reuters.

Người dân Trung Quốc thường so sánh việc tham gia kỳ thi cao khảo giống như “hàng nghìn người cùng đi qua một cây cầu hẹp”. Với nhiều học sinh, đặc biệt là những học sinh đến từ vùng nông thôn, việc có tên trong danh sách một ngôi trường đại học tốt là thử thách vô cùng khó khăn nhưng đáng giá bởi nó sẽ góp phần định hình phần còn lại của cuộc đời họ.

Năm nay, kỳ thi cao khảo của Trung Quốc sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/7, một số nơi kéo dài đến 9/7. Mọi năm, kỳ thi thường diễn ra vào tháng 6 nhưng ảnh hưởng từ Covid-19 khiến kỳ thi lùi lại một tháng. 10,71 triệu học sinh đã đăng ký tham gia kỳ thi, tăng 400.000 so với năm ngoái, theo số liệu từ Bộ Giáo dục Trung Quốc.

Đại học Vũ Hán luôn là ngôi trường mơ ước của Zhang Yunhan, 18 tuổi, nữ sinh sinh ra và lớn lên ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc. Covid-19 giúp cô càng chắc chắn hơn về quyết định của mình. Sau khi tốt nghiệp đại học, Zhang muốn trở thành giáo viên tại ngôi trường cấp ba mà cô từng theo học.

“Tôi đã chứng kiến cách mà Vũ Hán vượt qua cuộc khủng hoảng y tế công cộng tồi tệ nhất và tôi muốn đóng góp chút gì đó cho thành phố bằng việc nuôi dưỡng những tài năng tương lai”, Zhang nói.

Thời gian còn quý hơn vàng với mỗi học sinh cuối cấp tại Trung Quốc muốn tham gia kỳ thi cao khảo. Zhang không phải ngoại lệ. Nhưng hồi tháng hai, ngôi trường của cô, trường cấp ba Vũ Hán, phải đóng cửa vì Covid-19. Lớp học được chuyển sang dạy trực tuyến.

“Tôi không có thời gian để hoảng loạn vì dịch bệnh bởi mọi chuyện với tôi vẫn không thay đổi. Cao khảo vẫn là ưu tiên hàng đầu”, Zhang chia sẻ.

Suốt quãng thời gian phong tỏa, Zhang dậy từ 6h sáng, học trực tuyến cả ngày rồi dành buổi tối làm các bài thi thử hoặc xem lại những gì đã học. Khoảng 23h, Zhang lên giường đi ngủ.

Khoảng thời gian thư giãn duy nhất của Zhang là từ 22h đến 23h, cô dành cho tập thể dục, đọc những cuốn sách không liên quan đến kỳ thi và nghịch điện thoại di động.

“Theo một cách nào đó, việc chuẩn bị cho kỳ thi khiến tôi quên đi dịch bệnh và việc tập trung học giúp tôi cảm thấy bớt sợ hãi”, Zhang cho hay.

Dù vậy, Zhang vẫn hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh bởi mẹ cô đã đăng ký trở thành một tình nguyện viên cộng đồng giúp chuyển thuốc cho những người mắc bệnh mạn tính bị phong tỏa, không thể ra khỏi nhà.

“Bà về nhà rất muộn và luôn nhắc nhở tôi phải tự chăm sóc tốt bản thân vào mỗi buổi sáng trước khi ra khỏi nhà”, Zhang nhớ lại.

Zhang trở lại trường học vào ngày 6/5 khi dịch bệnh tại Vũ Hán đã được kiểm soát.

“Tôi rất vui mừng vì được gặp lại bạn bè, thầy cô. Dù mỗi lớp giờ đây được chia thành hai lớp nhỏ và việc đeo khẩu trang trong lớp tạo cảm giác không thoải mái, tôi vẫn trân trọng từng ngày còn lại ở trường trung học”, Zhang nói.

Cô vẫn duy trì lịch trình học tập bận rộn khi kỳ thi ngày càng đến gần. Zhang rất lo lắng về kỳ thi nhưng cùng lúc, cô phải tự nhắc nhở mình phải bình tĩnh và thư giãn.

“Cao khảo là trở ngại lớn mà tất cả chúng tôi đều phải đối mặt. Miễn là tôi học tập chăm chỉ trước kỳ thi, nó sẽ trở nên ít đáng sợ hơn và tôi sẽ đạt điểm cao”, Zhang cho hay. “Tôi phải nỗ lực hết sức bất kể kết quả thế nào vì có như thế, tôi mới không hối tiếc”.

Sun Feixue lại đang ở Bắc Kinh khi Covid-19 tấn công quê nhà Vũ Hán của cô hồi cuối tháng 12 năm ngoái. Sun tới Bắc Kinh để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn với Đại học Truyền thông Trung Quốc vào tháng ba.

Sun muốn theo học chuyên ngành biên kịch. Cô và bà thuê một căn hộ ở thủ đô để chờ tới ngày phỏng vấn. Khi dịch bệnh trở nên nghiêm trọng ở Vũ Hán, Sun vô cùng lo lắng.

Ngày 23/1, Vũ Hán bị áp phong tỏa nhằm ngăn nCoV lây lan, đồng nghĩa Sun và bà không thể trở về.

“Dù sợ, tôi phải thích nghi nhanh chóng với hoàn cảnh bởi kỳ thi đang đến gần. Tôi không có thời gian để lo âu hay bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào khác”, Sun chia sẻ.

Trường đại học sau đó thông báo sẽ hủy các buổi phỏng vấn vì dịch bệnh, nhưng vì không thể trở về Vũ Hán nên bà cháu Sun mắc kẹt tại Bắc Kinh.

Mẹ Sun là y tá tại một bệnh viện ở Vũ Hán và bà nhận nhiệm vụ chăm sóc cho những bệnh nhân nhiễm nCoV.

“Tôi và mẹ nói chuyện qua điện thoại mỗi đêm. Tôi nhắc mẹ luôn phải giữ an toàn, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa. Mẹ thì nhắc tôi phải tự chăm sóc bản thân và học hành chăm chỉ vì kỳ thi”, Sun cho hay.

Học sinh ở Hàm Đan, phía đông Trung Quốc, tại một lớp ôn thi Cao khảo hồi năm 2018. Ảnh: Reuters.

Sun và bà trở về Vũ Hán hồi giữa tháng 4 sau khi lệnh phong tỏa được gỡ bỏ vào ngày 8/4. “Thành phố rất khác so với hồi tháng 12, thời điểm tôi rời đi. Dù lệnh phong tỏa đã được gỡ bỏ, mọi người vẫn đeo khẩu trang và đường phố vắng lặng hơn trước đây rất nhiều”, Sun mô tả.

Sau khi trở về nhà, cuộc sống của Sun chỉ tập trung vào cao khảo. Cô dậy từ 6h30 sáng, dành cả ngày đêm để học và chỉ lên giường đi ngủ sau 23h.

Sun quay trở lại trường vào ngày 6/5. Chứng kiến bạn bè xung quanh nỗ lực vì kỳ thi, Sun nhận thấy mình phải chăm chỉ hơn nữa để không lãng phí thời gian ở những ngày cuối cùng.

“Cả dịch bệnh và cao khảo đều là những thử thách lớn đối với những học sinh như tôi. Nhưng thử thách không phải lúc nào cũng là điều xấu bởi nó khiến bạn mạnh mẽ hơn”, Sun nói. “Dành nhiều thời gian học bài mỗi ngày thực sự rất mệt mỏi nhưng tôi sẽ trân trọng trải nghiệm này bởi nó đánh dấu cột mốc bước vào tuổi trưởng thành của tôi”.

Khi Zhang Yuheng bắt đầu học trực tuyến hồi tháng hai, trải nghiệm của cậu tồi tệ đến mức muốn từ bỏ ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi.

Ứng dụng học trực tuyến của trường Zhang thường xuyên gặp lỗi. Hơn nữa, nó chỉ phát phần thu âm bài giảng mà không đưa trực tiếp hình ảnh giáo viên. “Vì thế, tôi thường xuyên mất hứng thú vào các bài học. Tôi bị xao nhãng bởi không có giáo viên giám sát”, Zhang nói.

Zhang biết rằng nếu không thay đổi, cơ hội để vào các trường đại học tốt của cậu sẽ rất nhỏ bé bởi tỉnh Hà Nam, quê nhà Zhang, có số lượng người tham gia thi cao khảo nhiều nhất vì dân số đông.

Trong một kỳ thi thử hồi tháng hai, Zhang chỉ được 300 trên 750 điểm. Nếu kết quả này lặp lại ở kỳ thi chính thức, Zhang gần như trượt tất cả các trường đại học.

Sau khi nói chuyện với bố mẹ, Zhang bắt đầu đăng ký học gia sư riêng tại một công ty cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến.

Các lớp học online bắt đầu từ 8h và kết thúc vào 21h mỗi ngày. Nhờ có giáo viên luôn giải đáp mọi khúc mắc, điểm số của Zhang dần tăng lên.

Thời điểm trường học mở cửa trở lại hồi đầu tháng 4, Zhang thậm chí còn chăm chỉ hơn, thức dậy từ 5h30 và học tới 23h.

“Một số bạn học của tôi còn thức đến một, hai giờ sáng để học bài. Nhưng dù tôi không thể thức khuya đến vậy, tôi đã cố gắng hết sức rồi”, Zhang nói. “Tôi sẽ rất thất vọng nếu không đạt kết quả tốt tại kỳ thi cao khảo, nhưng ít nhất thì tôi đã cố gắng hết sức”.

Theo China Daily

Cuộc thi Gaokao tại Trung Quốc hay thi đại học tại Trung Quốc có khó không? Tại sao đây lại là nỗi ám ảnh của học sinh Trung Quốc? Lý do gì khiến Gaokao này trở thành cuộc thi đại học khó nhất thế giới? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây của Vinedu.

Gaokao là tên gọi của cuộc thi đại học tại Trung Quốc. Nhiều người thắc mắc rằng thi đại học ở Trung Quốc có khó không hay chỉ là những lời thổi phồng, nói quá. Trên thực tế, đây là cuộc thi rất khắc nghiệt, được mệnh danh là kỳ thi khó nhất thế giới.

Gaokao – Thi đại học ở Trung Quốc như thế nào?

Thi đại học ở Trung Quốc là khó nhất thế giới.

Thi đại học Gaokao ở Trung Quốc bao gồm 4 môn là Tiếng Trung, Tiếng Anh và một môn khoa học tự chọn hoặc môn xã hội tự chọn. Khoa học gồm Sinh học, Hóa học và Vật lý. Xã hội gồm Địa lý, Lịch sử và Chính trị. 

Giống như tại Việt Nam, kỳ thi này sẽ lấy điểm số để xét vào các trường đại học. Điểm càng cao, tỉ lệ đậu vào trường đại học danh tiếng sẽ càng lớn. Kì thi này có chất lượng rất cao, đến nỗi sinh viên có điểm số Gaokao cao có thể đăng ký hệ Đại học tại các trường đại học danh tiếng, trong đó có cả Đại học Birmingham.

Tại sao nói thi đại học ở Trung Quốc là khó nhất thế giới?

Lượng thí sinh thi đại học ở Trung Quốc mỗi năm lên đến 10 triệu.

Nhiều người thắc mắc rằng thi đại học ở Trung Quốc có khó không? Hay có khắc nghiệt như lời báo chí đăng tải hay không. Trên thực tế, đó là sự thật. Thi đại học ở Trung Quốc có tỉ lệ chọi vô cùng khốc liệt. 

Ads in post

Đây là một phần nguyên nhân khiến việc thi đại học trở thành một cửa ải quan trọng của các học sinh tại Trung Quốc. Dư luận Trung Quốc rất khắc khe đối với việc người trẻ đỗ vào trường đại học nào, học lực ra sao, nhất định phải đậu đại học mới thành tài…

Nhiều năm qua những suy nghĩ ấy đã dần hình thành định kiến xã hội khắt khe làm các bậc phụ huynh lẫn giới trẻ Trung Quốc lao vào học tập điên cuồng. Tất cả chỉ để vượt qua kỳ thi Gaokao và “thành công” trong tương lai.

Số lượng thí sinh dự thi quá lớn

Theo số liệu mới nhất, một kỳ thi đại học ở Trung Quốc có khoảng 10 triệu thí sinh tham gia. Trong số 10 triệu này có 2% thí sinh được nhận vào 38 trường đại học

Top đầu tại Trung Quốc. 0,05% của 10 triệu thí sinh đỗ vào trường Đại học Thanh HoaĐại học Bắc Kinh, 2 trường số tốt nhất châu Á hiện nay. Có nghĩa là chỉ khoảng 200.000 học sinh trong số 10 triệu đỗ vào đại học danh tiếng. Khoảng 5.000 học sinh trong số 10 triệu lọt vào Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh. 

Những con số khủng này tạo nên một tỉ lệ chọi khốc liệt, đòi hỏi học sinh tại Trung Quốc phải có học lực siêu đẳng mới đảm bảo chắc chắn tấm vé vào đại học. 

Tất nhiên, để sàng lọc được trong hơn 10 triệu thí sinh dự thi mỗi năm, đề thi Gaokao phải ở một đẳng cấp khác biệt. Nhiều chuyên gia nhận xét, đề thi môn khoa học tự chọn của Gaokao có độ khó như đề thi bậc cử nhân ở các nước phương Tây. Đối với các thí sinh, bài luận trong đề thi đại học ở Trung Quốc là cửa ải khó vượt qua nhất.

Đặc biệt, đề bài luận trong bộ môn xã hội tự chọn chính là “đặc sản” nổi tiếng thế giới mang thương hiệu kỳ thi đại học ở Trung Quốc.

Đến đây, chắc chắn bạn đã đo lường được việc thi đại học ở Trung Quốc có khó không.

Những câu chuyện có 1-0-2 xoay quanh thi đại học ở Trung Quốc

Hình ảnh trước các lò luyện thi.

Xoay quanh độ khó của cuộc thi đại học ở Trung Quốc có rất nhiều câu chuyện thú vị. 

Luyện thi đại học từ năm lớp 1

Các bậc phụ huynh Trung Quốc vì lo lắng cho kết quả học tập của con mà từ khi chúng còn rất nhỏ đã nghĩ đến việc ôn thi đại học. Đặc biệt, có gia đình đã cho con ôn thi đại học từ năm lớp 1, thậm chí là bé hơn. 

Áp lực từ chính bố mẹ tạo ra từ khi còn quá trẻ đã làm rất nhiều thế hệ trẻ Trung Quốc vùi đầu vào học tập và mất đi tuổi thơ. Tại Trung Quốc, bằng tốt nghiệp đại học được xem như một tiêu chuẩn đánh giá con người.

Ôn thi 24/24

Mỗi năm, cứ vào mùa thi đại học ở Trung Quốc, cả thế giới lại có dịp nhìn thấy những hình ảnh “khốc liệt”. Phụ huynh mang cơm đến cho con ăn giữa trưa, các con chỉ ăn vội vài phút rồi lại lao đầu vào ôn thi. Trước các lò luyện thi đại học ở Trung Quốc là hình ảnh “nháo nhào” giống như vừa xảy ra biến cố.

Hiện nay, nhiều trung tâm luyện thi còn xây dựng các phòng hình kén tằm để học sinh ôn luyện. Đặc biệt, các em phải học tập liên tục và phải thở bằng bình oxy trong quá trình giải đề.

Sự khắc nghiệt này làm nhiều người lên án việc đánh giá con người qua bằng đại học tại Trung Quốc là phiến diện. Thế nhưng, định kiến xã hội đã hình thành quá sâu và chưa thể bị xóa bỏ.

Gian lận trong thi đại học bị phạt tù 7 năm

Học sinh xé nát sách vở sau khi thi xong đại học.

Không chỉ khó nhất thế giới, mức phạt gian lận của kỳ thi Gaokao tại Trung Quốc cũng cao nhất. Cụ thể, nếu bị phát hiện gian lận, bạn có thể bị phạt đến 7 năm tù. Mức hình phạt này được ban bố và có hiệu lực vào năm 2016. 

Kỳ thi đại học ở Trung Quốc có khó không? Câu trả lời là rất khó! Do đó, các học sinh tại quốc gia này dường như phải trải qua thời gian ở trường cấp 1, 2 và 3 như chiến trường. Chính vì vậy mà tại Trung Quốc, cứ kết thúc kỳ thi đại học, học sinh lại xé nát hết sách vở, thả trắng khắp trường lớp để giải tỏa những căng thẳng trong suốt 12 năm học sinh.

Video liên quan

Chủ Đề