Bài 36.6, 36.7, 36.8, 36.9 trang 108 sbt vật lí 12

\[\begin{array}{l} \Rightarrow \overrightarrow {{p_B}} = - \overrightarrow {{p_\alpha }} \\ \Leftrightarrow {\left[ {\overrightarrow {{p_B}} } \right]^2} = {\left[ { - \overrightarrow {{p_\alpha }} } \right]^2}\\ \Leftrightarrow 2{m_B}.{{\rm{W}}_{{d_B}}} = 2{m_\alpha }.{{\rm{W}}_{{d_\alpha }}} \\\Rightarrow \dfrac{{{{\rm{W}}_{{d_B}}}}}{{{{\rm{W}}_{{d_\alpha }}}}} = \dfrac{{{m_\alpha }}}{{{m_B}}}\end{array}\]
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • 36.6
  • 36,7
  • 36.8
  • 36.9

36.6

Xác định hạt \[X\] trong phương trình sau: \[{}_9^{19}F + {}_1^1H\to {}_8^{16}O + X.\]

A. \[{}_2^3He.\] B. \[{}_2^4He.\]

C. \[{}_1^2H.\] D. \[{}_1^3H.\]

Phương pháp giải:

Sử dụng bảo toàn điện tích và vảo toàn số nuclon trong phản ứng hạt nhân

Lời giải chi tiết:

\[_Z^AX\]

+ Bảo toàn điện tích: \[9 + 1 = 8 + Z \Rightarrow Z = 2\]

+ Bảo toàn số hạt nuclon: \[19 + 1 = 16 + A \Rightarrow A = 4\]

Vậy X là \[_2^4He\]

Chọn B

36,7

Đơn vị đo khối lượng nào không sử dụng trong việc khảo sát các phản ứng hạt nhân?

A. kilôgam. B. miligam.

C. gam. D. u.

Phương pháp giải:

Kilogam không được dùng trong khảo sát phản ứng hạt nhân

Chọn A

Lời giải chi tiết:

Sử dụng lí thuyết trong phản ứng hạt nhân

36.8

Hạt nhân \[A\] đang đứng yên thì phân rã thành hạt nhân \[B\] có khối lượng \[{m_B}\] và hạt \[\alpha \] có khối lượng \[{m_\alpha }.\] Tỉ số giữa động năng của hạt nhân \[B\] và động năng của hạt \[\alpha \] ngay sau phân rã bằng

A. \[\dfrac{{{m_B}}}{{{m_\alpha }}}.\] B. \[{[\dfrac{{{m_B}}}{{{m_\alpha }}}]^2}.\]

C. \[{[\dfrac{{{m_\alpha }}}{{{m_B}}}]^2}.\] D. \[\dfrac{{{m_\alpha }}}{{{m_B}}}.\]

Phương pháp giải:

Sử dụng bảo toàn động lượng trong phản ứng hạt nhân

Lời giải chi tiết:

Phương trình phản ứng hạt nhân: \[A \to B + \alpha \]

Bảo toàn động lượng: \[\overrightarrow {{p_B}} + \overrightarrow {{p_\alpha }} = \overrightarrow {{p_A}} = \overrightarrow 0 \]

\[\begin{array}{l} \Rightarrow \overrightarrow {{p_B}} = - \overrightarrow {{p_\alpha }} \\ \Leftrightarrow {\left[ {\overrightarrow {{p_B}} } \right]^2} = {\left[ { - \overrightarrow {{p_\alpha }} } \right]^2}\\ \Leftrightarrow 2{m_B}.{{\rm{W}}_{{d_B}}} = 2{m_\alpha }.{{\rm{W}}_{{d_\alpha }}} \\\Rightarrow \dfrac{{{{\rm{W}}_{{d_B}}}}}{{{{\rm{W}}_{{d_\alpha }}}}} = \dfrac{{{m_\alpha }}}{{{m_B}}}\end{array}\]

Chọn D

36.9

Giả sử hai hạt nhân \[X\] và \[Y\] có độ hụt khối bằng nhau; số nuclôn của hạt nhân \[X\] lớn hơn số nuclôn của hạt nhân \[Y\], thì

A. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.

B. hạt nhân \[Y\] bền vững hơn hạt nhân \[X.\]

C. năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \[X\] lớn hơn năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \[Y.\]

D. hạt nhân \[X\] bền vững hơn hạt nhân \[Y.\]

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững

Sử dụng công thức tính năng lượng liên kết riêng: \[\sigma = \dfrac{{\Delta E}}{A} = \dfrac{{\Delta m{c^2}}}{A}\]

Lời giải chi tiết:

Ta có công thức tính năng lượng liên kết riêng \[\sigma = \dfrac{{\Delta E}}{A} = \dfrac{{\Delta m{c^2}}}{A}\]

\[\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}\Delta {m_X} = \Delta {m_Y}\\{A_X} > {A_Y}\end{array} \right.\\ \Rightarrow {\sigma _X} < {\sigma _Y}\end{array}\]

Nên hạt nhân \[Y\] bền vững hơn hạt nhân \[X.\]

Chọn B

Video liên quan

Chủ Đề