Bài tập cho trẻ dư cân béo phì năm 2024

Chế độ ăn và chế độ vận động là hai yếu tố quan trọng trong việc điều trị béo phì ở trẻ. Các chuyên gia cho biết: “Chế độ ăn cho trẻ béo phì cần được cân chỉnh phù hợp theo nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng trong từng giai đoạn điều trị bệnh và đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của cơ thể để trẻ phát triển khỏe mạnh.”

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Bài tập cho trẻ dư cân béo phì năm 2024

Mối liên hệ giữa thực phẩm và bệnh béo phì ở trẻ em

Béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ chất béo quá mức. Trẻ bị béo phì có nguy cơ đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe như cao huyết áp, hen suyễn, bệnh tiểu đường tuýp 2 hay các vấn đề tim mạch. Hơn nữa, trẻ còn gặp phải các vấn đề về tâm lý, bị bạn bè trêu chọc về ngoại hình. Béo phì ở bé gái còn làm tăng nguy cơ dậy thì sớm.

Trong 3 thập kỷ qua, số lượng trẻ bị thừa cân tăng gấp đôi và số lượng trẻ béo phì đã tăng gấp ba. Điều này xảy ra chủ yếu do thói quen ăn uống kém, ăn không đủ chất xơ, rau xanh, trái cây và ăn quá nhiều thức ăn nhẹ chứa nhiều calo. (1)

Theo chia sẻ của ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, 80% hiệu quả giảm cân của trẻ phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Vì vậy, cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ là thực hiện chế độ vận động và dinh dưỡng cân bằng, phù hợp lứa tuổi.

Tuy nhiên, thói quen ăn uống của trẻ có thể bị ảnh hưởng từ gia đình, người thân, bạn bè, trường học hay qua các tiếp thị truyền thông. Do đó, trẻ không chỉ cần được thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học mà còn còn được giáo dục kiến thức về dinh dưỡng, mức độ nguy hiểm của việc ăn mất kiểm soát, thừa cân, béo phì, từ đó, lựa chọn thực phẩm phù hợp.

Bài tập cho trẻ dư cân béo phì năm 2024
Chế độ ăn không lành mạnh là nguyên nhân phổ biến gây béo phì ở trẻ.

Các chất dinh dưỡng có thể gây ra bệnh béo phì ở trẻ

Theo nghiên cứu, lượng calo cung cấp cho cơ thể mỗi ngày qua các sản phẩm ngũ cốc chiếm tỷ lệ cao nhất, 31%. Lượng calo cung cấp cho cơ thể qua các loại thực phẩm khác với giá trị dinh dưỡng thấp hơn, 22%. Thức ăn nhẹ cung cấp cho cơ thể 27% tổng lượng calo. Bên cạnh đó, mức độ tiêu thụ calo của cơ thể như sau:

  • Vào buổi sáng: Cơ thể trẻ sẽ tiêu thụ 18% tổng lượng calo.
  • Vào buổi trưa: Cơ thể trẻ sẽ tiêu thụ 24% tổng lượng calo.
  • Vào buổi tối: Cơ thể trẻ sẽ tiêu thụ 31% tổng lượng calo.

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, hơn 41% lượng calo ở trẻ trên 4 tuổi tại Canada được bổ sung qua các thức ăn nhẹ và các thực phẩm không lành mạnh như khoai tây chiên, socola, nước ngọt, nước trái cây, siro, thực phẩm có chứa chất bảo quản, nhiều chất béo và dầu.

Những quan niệm sai lầm về béo phì ở trẻ

Tại Việt Nam, nhiều gia đình có quan điểm: “Trẻ mũm mĩm mới đáng yêu, trẻ béo tốt mới khỏe mạnh”. Do đó, nhiều phụ huynh không cảm thấy lo lắng khi cân nặng của trẻ vượt quá mức tiêu chuẩn hay không nghĩ rằng trẻ đã trở thành đối tượng có nguy cơ bị thừa cân béo phì cao. Phần lớn trẻ bị béo phì đều mắc phải các quan niệm sai lầm về chế độ dinh dưỡng, điển hình như:

1. Chế độ ăn nhiều thịt ít rau

Thay vì cho trẻ ăn cân bằng, nhiều bố mẹ cho trẻ ăn quá nhiều đạm động vật hơn đạm thực vật, cho trẻ ăn nhiều thịt nhưng lại ít rau xanh, củ quả hay các loại đậu. Đây là tiền đề cho tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ về sau.

2. Chiều theo sở thích ăn uống của trẻ

Trẻ em rất dễ bị hấp dẫn bởi các món ăn đường phố, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, không lành mạnh như gà rán, xúc xích, khoai tây chiên, snacks, bánh kẹo, thức uống có ga,… Đây đều là những thực phẩm có hàm lượng chất béo và đường cao. Tuy nhiên, vì không muốn để con buồn, quấy khóc, nhiều phụ huynh nuông chiều theo sở thích ăn uống của trẻ. Điều này khiến trẻ tiến gần hơn với căn bệnh béo phì.

Bài tập cho trẻ dư cân béo phì năm 2024
Bố mẹ chiều theo sở thích ăn uống của trẻ có thể khiến nguy cơ béo phì ở trẻ tăng cao.

3. Mong muốn trẻ tăng cân

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Y Xã hội học (ISMS) vào năm 2013, có đến 30% trường hợp mẹ không biết con thừa cân, 15% trường hợp mẹ vẫn muốn trẻ tăng cân mặc dù trẻ đã bị béo phì. Nhiều mẹ cho rằng trẻ nên ăn nhiều, béo tốt để dự phòng năng lượng, dưỡng chất cho các lúc ốm đau. Vì vậy, trẻ bị ép ăn quá mức hoặc ăn uống thả ga, ăn cả những thực phẩm không tốt cho sức khỏe.

Chế độ ăn cho trẻ béo phì muốn giảm cân cần được xây dựng, điều chỉnh từ từ, hợp lý nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Quá trình giảm cân cho trẻ béo phì không phải chuyện “ngày một ngày hai” mà nó đòi hỏi sự kiên trì, quyết tâm cao. Vì vậy, bố mẹ nên thường xuyên động viên, đồng hành cùng trẻ.

Đối với trẻ thừa cân béo phì, vận động là một điều không mấy dễ dàng, linh hoạt như những đứa trẻ có cân nặng bình thường và không phải đứa trẻ nào cũng vui vẻ tập luyện thể thao mỗi ngày. Điều này khiến các bậc phụ huynh đau đầu bởi muốn trẻ giảm cân thì vận động vừa là điều kiện cần, vừa là điều kiện đủ. Ba mẹ hãy tạo động lực cũng như tìm những bài tập thể dục giảm cân khoa học cho trẻ béo phì, để trẻ hứng thú thực hiện mục tiêu giảm cân.

Bài tập cho trẻ dư cân béo phì năm 2024

1. Cho trẻ béo phì niềm tin: Mình sẽ làm được

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng những đứa trẻ có niềm tin mình có thể chơi thể thao sẽ thích tập luyện, vận động nhiều hơn. Vì vậy, ba mẹ nên khuyến khích, khích lệ để trẻ có niềm tin vào chính bản thân mình, đặc biệt với những đứa trẻ béo phì thường tự ti, có suy nghĩ mình không thể làm được gì. Ba mẹ có thể thúc đẩy sự tự tin của trẻ với cách sau:

  • Bắt đầu với bài tập dễ: Hãy cho trẻ bắt đầu tập luyện với những bài tập đơn giản, không tốn quá nhiều sức, không đòi hỏi nhiều kỹ năng, miễn là trẻ có thể vận động, ví dụ đạp xe, đi bộ, đá bóng. Như vậy, trẻ sẽ thấy vui hơn khi tự hoàn thành, đạt được hiệu quả trong tất cả các hoạt động.
  • Tập luyện từ từ: Theo các chuyên gia, trẻ cần vận động 60 mỗi ngày nhưng với trẻ béo phì giảm cân, chưa từng vận động bao giờ thì sẽ thấy khó khăn, chán nản khi ba mẹ bắt hoạt động ngay với ngần ấy thời gian. Hãy bắt đầu với thời gian ngắn, sau đó tăng dần thời gian tập luyện mỗi ngày khi trẻ đã quen với lịch tập luyện.

2. Cả nhà cùng nhau tập luyện

Bài tập cho trẻ dư cân béo phì năm 2024

Cách tốt nhất để khuyến khích con tập thể dục là cùng tham gia với con. Thay vì quan sát, bày trò để con tự chơi hay chỉ dùng lời nói nhắc trẻ tập luyện thì ba mẹ nên tham gia cùng con. Cả nhà cùng nhau chơi, cùng nhau vận động không chỉ kiến trẻ hào hứng hơn, không cảm thấy mình đang bị bắt thực hiện một nhiệm vụ mà còn giúp gắn kết tình cảm các thành viên trong gia đình. Ba mẹ hãy là tấm gương tốt và luôn nhấn mạnh cho bé biết về giá trị của cuộc sống khoẻ mạnh hằng ngày.

Có một hoạt động gia đình khác rất hữu ích cho trẻ bị béo phì đó là dắt thú cưng đi dạo. Đối với trẻ, việc dắt chó hay mèo đi dạo không được xem là tập thể dục mà còn thú vị, nó sẽ tốt cho những trẻ hay tự ti, ngại ra ngoài giao tiếp với mọi người.

3. Bài tập phù hợp với độ tuổi

Khi luyện tập thể dục thể thao, ba mẹ hãy lựa chọn bài tập phù hợp với độ tuổi của con, con vừa vui vể khi tự hoàn thành bài tập, vừa đạt được hiệu quả cao nhất.

Với trẻ dưới 10 tuổi, ham học hỏi và thích bắt chước, hiếu động, ba mẹ nên tạo điều kiện cho con hoạt động càng nhiều càng tốt, từ các môn thể thao ngoài trời đến trong nhà. Ba mẹ lưu ý một số điều sau

  • Tổ chức đa dạng hoạt động: Ở tuổi này trẻ thường thích những môn thể thao như bóng đá, bơi lội, đạp xe, các bé gái thì thích nhảy dây, nhảy múa,... Ba mẹ có thể tổ chức nhiều hoạt động ngoài trời cho con, để con tiếp xúc càng nhiều môn thể thao càng tốt. Điều này không chỉ giúp trẻ giải phóng năng lượng, giảm cân khoa học mà còn tăng cường khả năng sáng tạo, trí tuệ, sự khéo léo của trẻ.
  • Luyện tập để tự tin hơn: Có thể một số trẻ thấy tự ti về cân nặng, ngoại hình của mình, ngại tiếp xúc với mọi người, vui chơi bên ngoài. Khi đó ba mẹ đừng ép trẻ mà có thể tổ chức hoạt động vui chơi trong nhà, sân vườn nhà. Trẻ sẽ thoải mái hơn khi ba mẹ chú ý đến tâm lý của trẻ. Bạn có thể thiết lập thiết lập trò chơi vượt chướng ngại vật trong nhà, chơi trò rượt bắt, nhảy dây, chuyền bóng trong sân nhà để trẻ vui chơi.
  • Nhờ bạn bè giúp đỡ: Có những trẻ không thích ba mẹ can thiệp vào việc của mình. 3-5 tuổi là độ tuổi trẻ hình thành cái tôi và muốn khẳng định mình nên không thích ba mẹ tập luyện hay chơi cùng mình. Nếu trẻ miễn cưỡng, khó chịu khi tập thể dục với ba mẹ thì hãy nhờ một người bạn mà con thích chơi cùng sẽ hiệu quả hơn. Trẻ nhỏ thường thích tìm những anh chị lớn hơn để cùng chơi, các bạn cùng lứa, vậy nên ba mẹ hãy nhờ các anh chị họ của bé hoặc các bạn hàng xóm cùng chơi nhau để giúp trẻ nhận thấy vận động thú vị nhường nào.
    Bài tập cho trẻ dư cân béo phì năm 2024

Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, ba mẹ có vẻ sẽ gặp khó khăn hơn thuyết phục trẻ năng hoạt động thể thao. Trẻ ở độ tuổi này bướng hơn và thường thích ngồi một chỗ và chơi thiết bị điện tử. Để “lôi kéo” trẻ vận động, ba mẹ có thể áp dụng những bí quyết sau:

  • Kết hợp vận động trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày: Thay vì bắt trẻ tập thể dục thể thao vào mỗi buối sáng, chiều thì ba mẹ nên cho trẻ bắt đầu làm quen với vận động bằng những hoạt động nhỏ như để trẻ đi bộ tới trường, giúp ba mẹ làm việc nhà, chơi đùa với các bạn. Trẻ cũng rất thích làm người lớn, thích làm việc người lớn hay làm để chứng tỏ bản thân nên ba mẹ có thể cho con tham gia cùng lớp yoga, đi dạo, chạy bộ nếu trẻ có hứng thú.
  • Áp dụng kỹ thuật số: Nếu trẻ thích thiết bị công nghệ thì hãy tận dụng nó trở thành một người bạn đồng hành trong các hoạt động của gia đình. Hiện có rất nhiều ứng dụng thú vị trên điện thoại thông minh yêu cầu người chơi vận động ngoài đời thực, chẳng hạn như trò chơi Pokémon Go hay đếm bước đi bộ.
    Bài tập cho trẻ dư cân béo phì năm 2024

4. Bài tập thể dục giảm cân khoa học cho trẻ thừa cân béo phì

Ba mẹ có thể tham khảo một số bài tập thể dục sau, cùng bé tập luyện tại nhà vào các buổi sáng hay chiều mỗi ngày. Khi có kế hoạch giảm cân, ba mẹ nên nhắc nhở trẻ tập luyện hằng ngày thì mới hiệu quả, khi đã quen với nhịp độ tập luyện trẻ sẽ thấy tập thể dục thể thao không còn là việc khó nhọc và rất thú vị.

Bài tập cho trẻ dư cân béo phì năm 2024

https://www.youtube.com/watch?...

Giảm cân cho trẻ béo phì là cả một quá trình dài, đầy gian nan. Vì vậy, ba mẹ hãy kiên nhẫn, khích lệ, khen ngợi và tạo điều kiện để trẻ tham gia tập luyện thể dục thường xuyên hơn nhé. Chúc ba mẹ và các bé thành công, đạt mục tiêu giảm cân.