Bài tập kinh tế vĩ mô tiền tệ và chính sách tiền tệ


Học thì nhiều, nhưng hiểu thì không được bao nhiêu. Mong rằng qua những bài tập đơn giản, cụ thể sẻ soi sáng niềm tin ở bạn về cấu trúc của một nền kinh tế.

I. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Vào cuối năm 2012, khối tiền mạnh của nền kinh tế đất nước là 350 nghìn tỷ đồng.
a. Nếu toàn bộ người dân đều nắm giữ tiền dưới dạng tiền giấy của ngân hàng trung ương, hỏi khối tiền M1 của nền kinh tế này là bao nhiêu?
b. Nếu dân chúng gửi toàn bộ số tiền có được vào tài khoản thanh toán tại ngân hàng, M1 lúc này bằng bao nhiêu? [Giả sử tỷ lệ dự trữ yêu cầu là 100%]
c. Nếu dân chúng giữ tiền mặt một nửa, và một nửa gửi vào ngân hàng [dự trữ 100%]. Tính M1?
d. Nếu dân chúng gửi toàn bộ tiền vào tài khoản ngân hàng, và lúc này tỷ lệ dự trữ bắt buộc chỉ 10%. Tính M1?
e. Nếu dân chúng giữ một nửa tiền mặt và một nửa gửi vào ngân hàng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%. Tính M1?

Bài giãi

a] Ta hãy nhớ lại:
Cung tiền [Ms] là tổng khối lượng tiền hiện có trong nền kinh tế, đó cũng chính là M1.
Ms = Cp + D
Trong đó Cp : tiền mặt ngoài ngân hàng.
D: tiền gửi không kỳ hạn.
Cơ sở tiền tệ [MB]: là tổng của tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng và dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại [R].
MB = Cp + R
Trong các nền kinh tế hiện đại, cung tiền bao giờ cũng lớn hơn cơ sở tiền tệ, đó là do quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại.
Nếu người dân giữ tiền giấy để giao dịch thì C = 350, tiền gửi D = 0.
MB [Money base, MB - tiền cơ sở] = C [Circulation - tiền trong lưu thông]+ R[dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại = tài sản nợ]
Như vậy ta có:
MB = C+ R
M1 = C + D
Do D = 0, nên M1 = MB = 350 [nghìn tỷ]
b]Nếu người dân giử toàn bộ số tiền vào ngân hàng thì:
C = 0 và R = 100% => R = D
=> M1 = MB = 350
c] Nếu dân chúng giữ tiền mặt một nửa, và một nửa gửi vào ngân hàng [dự trữ 100%]. Tính M1?
Tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi C/D = 1. Do: r = 100% nên R = D.
MB = C + R = 350 nhưng do R = D nên MB = M1 = 350.
d. Nếu dân chúng gửi toàn bộ tiền vào tài khoản ngân hàng, và lúc này tỷ lệ dự trữ bắt buộc chỉ 10%. Tính M1?
Ở các phần trên chúng ta thấy rằng, khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 100% thì các ngân hàng không thể tham gia vào quá trình tạo tiền được. Tuy nhiên, khi tỷ lệ bắt buộc giảm đi, các ngân hàng có thể sử dụng tiền huy động, còn lại sau khi dự trữ theo yêu cầu, để cho vay ra. Khi đó, quá trình tạo tiền của các ngân hàng bắt đầu xảy ra.
Lúc này MB = C + R = 0 + 350 => R = 350. Tuy nhiên do R = rD = 10%D nên suy ra D = 3500.
- M1 = C + D = 0 + 3500 = 3500
- m = 10

e. Nếu dân chúng giữ một nửa tiền mặt và một nửa gửi vào ngân hàng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%. Tính M1?
Ở yêu cầu d, do dân chúng không giữ tiền mặt nên quá trình tạo tiền của ngân hàng có thể đạt được mức tối đa do không có khoản rò rĩ ra ngoài. Tuy nhiên trong tình huống này, do các gia đình thực tế vẫn nắm giữ tiền mặt nên số nhân tạo tiền sẽ giảm đi, bởi vì qua mỗi vòng thì khoản tiền được gửi vào ngân hàng càng ít đi.
C = D
R = rD = 10%D = 10%C
MB = C + R = C + 10%C [1+0,1]*C = MB => C =MB/1,1 = 350/1,1 = 318,2
M1 = C + D = 2C = 636,4
m = M1/MB = 636,4/350 = 1,82
Số nhân tiền tệ này nhỏ hơn đáng kể so với trường hợp trên.

II. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

[Đvt: nghìn tỷ đồng]
Cầu tiền: Md = [0,2 i]Y
Thu nhập danh nghĩa: Y = 2000
Cung tiền: Ms = 300
1. Hãy xác định mức cầu tiền của nền kinh tế khi lãi suất danh nghĩa là 10%, 5%
2. Hãy cho biết mối liên hệ giữa i và Md như thế nào? Hãy giải thích vì sao có mối liên hệ này?
3. Hãy vẽ đồ thị thể hiện cung cầu tiền tệ và xác định mức lãi suất cân bằng thị trường.
4. Thống đốc ngân hàng trung ương quyết định giảm cung tiền 50 nghìn tỷ đồng. Điều gì sẽ xảy ra đối với điểm cân bằng thị trường tiền tệ? [vẽ đồ thị minh họa]
5. Hãy giải thích cách thức ngân hàng trung ương tác động làm thay đổi lãi suất i trong nền kinh tế.

Bài giãi

1. Với i = 10%,Md= 2000[0.2 - 0.1] = 200
Với i = 5%, Md = 2000[0.2 0.05] = 300
2.Mối quan hệ giữa i vàMdlà nghịch biến, tức i tăng thìMdgiảm và ngược lại i giảm thìMdtăng. Lý do: lãi suất i được xem là chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền. Do đó, khi chi phí cơ hội tăng lên [tức i tăng], nhu cầu nắm giữ tiền của người dân giảm đi.
3.
H1
Md=Ms
300 = 2000[0.2 i], => i = 5%
4. Giảm cung tiền [Ms] 50 [nghìn tỷ đồng], vậy:Ms= 250
250 = 2000[0.2 i], 250 = 400 - 2000 i = > i = 150/2000 = 0, 075 = 7,5%
H2

5.Hãy giải thích cách thức ngân hàng trung ương tác động làm thay đổi lãi suất i trong nền kinh tế.
NHTW có thể sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như OMO [bán trái phiếu chính phủ], tỷ lệ dự trữ bắt buộc [tăng tỷ lệ dự trữ] và lãi suất tái chiết khấu [tăng lãi suất tái chiết khấu] để làm giảm cung tiền.
- NHTW tăng lãi suất tái chiết khấu, sẽ làm cho lượng tiền mà các ngân hàng thu được từ việc NHTW chiết khấu các chứng từ có giá giảm xuống, khả năng cho vay giảm sút làm tổng cung tiền giảm, nói cách khác khi lãi suất chiết khấu tăng, các NHTM phải tăng lãi suất. Lãi suất tăng, người dân thấy bỏ tiền tiết kiệm vào ngân hàng có lãi hơn, do vậy lượng tiền trong lưu thông giảm => cung tiền giảm.
- Khi NHTW bán trái phiếu chính phủ, thu hút tiền mặt từ ngoài thị trường =>cung tiền giảm.
- Nếu tỷ lệ dự trữ tăng lên như khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thì lượng tiền mà các ngân hàng còn nắm giữ sẽ giảm đi. Do đó, tiền cơ sở giảm đi,và lượng cung tiền trên thị trường cũng giảm đi.

III. Số nhân tiền

[Đvt: nghìn tỷ đồng]
Tài khoản tiền gửi thanh toán: Dd = 900
Tổng cung tiền: Ms = 1800
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: rd = 20%
1. Hãy xác định khối tiền trong lưu thông [C], tiền dự trữ [R], và tiền gửi [D] tại điểm cân bằng.
2. Hãy xác định số nhân tiền.
3. Hãy mô tả hai cách thức mà ngân hàng trung ương có thể can thiệp làm giảm khối tiền của nền kinh tế.
4. Ngân hàng trung ương muốn giảm cung tiền bớt 500 nghìn tỷ đồng. Tác động của chính sách này đến lãi suất như thế nào? Ngân hàng trung ương sẽ phải mua hay bán một lượng trái phiếu có trị giá bao nhiêu?

Bài giãi


1. Ta có Md= Cd + Dd và tại điểm cân bằng Ms =Md
Suy ra 1800 = Cd + 900 => Cd = 900
Rd = rDd => Rd = 0.2*900 = 180, Dd = 1800 - 900 = 900
2. Số nhân tiền: m = [C+D]/[C+R] = [900+900]/[900+180] = 1,67
3.Hãy mô tả hai cách thức mà ngân hàng trung ương có thể can thiệp làm giảm khối tiền của nền kinh tế.
- Phương thức thứ nhất:Can thiệp thị trường mở OMO: bán trái phiếu chính phủ làm giảm MB
-Phương thức thứ hai:Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: làm giảm số nhân tiền m
4. NHTW giảm 500 [nghìn tỷ đồng], như vậyMs= 1800 - 500 = 1300
KhiNHTWmuốn giảm cung tiền 500,NHTWcần phải bán ra trái phiếu, tuy nhiên giá trị trái phiếu bán ra không nhất thiết bằng 500, bởi vì số nhân tiền m = 1,67 > 1.
Giá trị trái phiếu mà
NHTWcần phải bán ra là 500/1,67 = 300.
Tác động của chính sách này làm tăng lãi suất.



Biên tập từ - Fulbright


Đọc Thêm: Các đồng nhất thức quan trọng của KTVM

Video liên quan

Chủ Đề