Bài tập toán 12 bài 1 trang 9

Bài 1 trang 9 SGK Giải tích 12: 

Xét sự đồng biến, nghịch biến của hàm số:

a] y = 4 + 3x – x2

b] 

c] y = x4 - 2x2 + 3

d] y = -x3 + x2 – 5

Lời giải:

Kiến thức áp dụng

Xét sự đồng biến, nghịch biến của hàm số y = f[x].

Bước 1: Tìm tập xác định .

Bước 2: Tính đạo hàm y’. Tìm các giá trị của x để f’[x] = 0 hoặc f’[x] không xác định.

Bước 3: Sắp xếp các giá trị của x ở trên theo thứ tự tăng dần và lập bảng biến thiên.

Lưu ý: Dấu của f’[x] trong một khoảng trên bảng biến thiên chính là dấu của f’[x] tại một điểm x0 bất kì trong khoảng đó. Do đó, ta chỉ cần lấy một điểm x0 bất kì trong khoảng đó rồi xét xem f’[x0] dương hay âm.

Bước 4: Kết luận về khoảng đồng biến và nghịch biến của hàm số.

a] Tập xác định : D = R

y' = 3 – 2x

y’ = 0 ⇔ 3 – 2x = 0 ⇔ x = 

Ta có bảng biến thiên:

Vậy hàm số đồng biến trong khoảng [-∞; 3/2] và nghịch biến trong khoảng [3/2 ; + ∞].

b] Tập xác định : D = R

y' = x2 + 6x - 7

y' = 0 ⇔ x = -7 hoặc x = 1

Ta có bảng biến thiên:

Vậy hàm số đồng biến trong các khoảng [-∞ ; -7] và [1 ; +∞]; nghịch biến trong khoảng [-7; 1].

c] Tập xác định: D = R

y'= 4x3 – 4x.

y' = 0 ⇔ 4x3 – 4x = 0 ⇔ 4x.[x – 1][x + 1] = 0 ⇔ 

Bảng biến thiên:

 

Vậy hàm số nghịch biến trong các khoảng [-∞ ; -1] và [0 ; 1]; đồng biến trong các khoảng [-1 ; 0] và [1; +∞].

d] Tập xác định: D = R

y'= -3x2 + 2x

y' = 0 ⇔ -3x2 + 2x = 0 ⇔ x.[-3x + 2] = 0 ⇔ 

Bảng biến thiên:

Vậy hàm số nghịch biến trong các khoảng [-∞ ; 0] và [2/3 ; + ∞], đồng biến trong khoảng [0 ; 2/3].

  • Giải Toán 12: Bài 1. Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số

Xét sự đồng biến, nghịch biến của các hàm số:

b] \[y=\dfrac{1}{3}x^3+3x^2-7x-2\]

a] \[y=4+3x-x^2\]

Hàm số xác định với mọi \[x∈ℝ\]. Ta có:

\[y'=3-2x\ ;y'=0\Rightarrow x=\dfrac{3}{2}\]

Bảng biến thiên

Vậy hàm số đồng biến trên khoảng \[\left[ -\infty ;\dfrac{3}{2} \right]\], nghịch biến trên khoảng \[\left[ \dfrac{3}{2};+\infty \right]\].

b] \[y=\dfrac{1}{3}x^3+3x^2-7x-2\]

Hàm số xác định với mọi \[x∈ℝ\] . Ta có:

\[y'={{x}^{2}}+6x-7\,\,;\,y'=0\,\Rightarrow \left[ \begin{align} & x=1 \\ & x=-7 \\ \end{align} \right.\]

Bảng biến thiên

Vậy hàm số đồng biến trên các khoảng \[[-∞;-7]\]\[ [1;+∞]\], nghịch biến trên khoảng \[[-7;1]\].

c] \[y=x^4-2x^2+3\]

Hàm số xác định với mọi \[x∈ℝ\]. Ta có:

\[y'=4{{x}^{3}}-4x\,\,;\,y'=0\,\Rightarrow \left[ \begin{align} & x=0 \\ & x=1 \\ & x=-1 \\ \end{align} \right.\]

Bảng biến thiên

Vậy hàm số đồng biến trên các khoảng \[[-1;0]\] và  \[ [1;+∞]\], nghịch biến trên các khoảng \[[-\infty;-1]\]\[[0;1]\].

d] \[y=-x^3+x^2-5\]

Hàm số xác định với mọi \[x∈ℝ\]. Ta có:

\[y'=-3{{x}^{2}}+2x\,\,;\,y'=0\,\Rightarrow \left[ \begin{align} & x=0 \\ & x=\dfrac{2}{3} \\ \end{align} \right.\]

Bảng biến thiên

Vậy hàm số đồng biến trên khoảng \[\left[0;\dfrac{2}{3} \right]\]  , nghịch biến trên các khoảng \[[-\infty;0]\]\[\left[\dfrac{2}{3};+\infty \right]\].

Video liên quan

Chủ Đề