Bài tập về đoạn mạch song song lớp 9 violet

Your browser isn’t supported anymore. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

Remind me later

AMBIENT

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

YOMEDIA

Đang xử lý...

DUONG LE xin gửi tới các bạn Chuyên đề vật lý lớp 9: Dịnh luật ôm cho đoạn mạch hỗn hợp,. Bài học cung cấp cho các bạn tổng quan kiến thức, phương pháp giải và các bài tập liên quan dạng 1 hướng dẫn tìm điện trở tương đương trong mạch điện hỗn hợp ví dụ 4 vật lý 9. Hi vọng nội dung bài học sẽ giúp các bạn hoàn thiện và nâng cao kiến thức để hoàn thành mục tiêu của mình.

Chuyên đề vật lý 9: Định luật ôm cho đoạn mạch mắc hỗn hợp đơn giản

Cách giải Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch hỗn hợp cực hay cũng như kiến thức về mạch này

A. TỔNG QUAN KIẾN THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

I. Tóm tắt kiến thức Định luật Ôm cho đoạn mạch lớp 9

– Đoạn mạch hỗn hợp gồm các điện trở mắc nối tiếp và mắc song song

Ví dụ 1: Xét với đoạn mạch đơn giản nhất như sau:

Cho đoạn mạch như hình vẽ:

R2 và R3 mắc song song

R1 mắc nối tiếp với đoạn mạch gồm R2 và R3 mắc song song

Điện trở tương đương của đoạn mạch được tính như sau

1R23=1R2+1R3 => R23 = R2.R3R2+R3; RAB = R1 + R23

Cường độ dòng diện trong mạch chính là và I = I1 = I2 + I3

Hiệu điện thế thành phần: UAC = I.R1 ; UCB = I.R23 = I2R2 = I3R3

UAB  = UAC + UCB = I.RAB

Cách giải Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch hỗn hợp cực hay

Phương pháp giải:

+ Tính điện trở tương đương

+ Áp dụng định luật Ôm tính cường độ và hiệu điện thế

Các dạng bài tập về đoạn mạch hỗn hợp

Dưới đây là một số dạng bài tập về đoạn mạch hỗn hợp

Bài tập mạch điện nối tiếp và song song lớp 9

Bài 1: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ Cho biết: R1 = 3Ω, R2 = 6Ω, R3 = 6Ω, UAB = 3V. Tìm:

a] Điện trở tương đương của đoạn mạch AC.

b] Cường độ dòng điện qua R3.

c] Hiệu điện thế giữa hai điếm A và C.

d] Cường độ dòng điện qua R1 và R2.

Đáp án:

a] 8Ω

b] I = 1,5A

c] UAC = 12V

d] I1 = 1A; I2 = 0,5A.

Hướng dẫn giải:

Viết sơ đồ mạch điện [R1 // R2] nt R3.

a] Điện trở tương đương của mạch

b] Vì đoạn mạch AB nối tiếp với đoạn mạch BC nên IAB = IBC = IAC

Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch AB ta có

Vậy IAB = IBC = IAC → I3 = I12 = I = 1,5A

c] Hiệu điện thế hai đầu BC là UBC = IBC.R3 = 1,5.6 = 9V

Hiệu điện thế hai đầu AC là UAC = UAB + UBC = 3 + 9 = 12 V

d] Vì R1 // R2 nên ta có U1 = U2 = UAB = 3V

Áp dụng định luật Ôm cho mỗi mạch nhánh, ta có

Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = 4 Ω; R2 = 6 Ω; R3 = 10 Ω. Đặt vào hai đầu AB một hiệu điện thế U = 10 V. Hãy xác định:

a] Điện trở tương đương của mạch

b] Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và trong mạch chính

c] Hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở.

Đáp án:

a] Rtd = 5 Ω

b] I1 = I2 = 1A; I3 = 1A; I = 2A.

c] U1 = 4V; U2 = 6 V; U3 = 10 V

Hướng dẫn giải:

Sơ đồ mạch điện [R1 nt R2] // R3

a] Điện trở tương đương của mạch điện

b] Cường độ dòng điện qua R1 và R2 là:

Cường độ dòng điện qua R3 là:

Cường độ dòng điện trong mạch chính là

I = I12 + I3 = 1 + 1 = 2A

c] Hiệu điện thế hai đầu R1 là: U1 = I12.R1 = 1.4 = 4 V

Hiệu điện thế hai đầu R2 là: U2 = I12.R2 = 1.6 = 6 V

Hiệu điện thế hai đầu R3 là: U3 = U = 10 V.

Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ: R1 = R3 = 3Ω, R2 = 2Ω, R4 = 1Ω, R5 = 4Ω. Cường độ dòng điện qua mạch chính là 3A. Tìm

a. UAB

b. Hiệu điến thế hai đầu mỗi điện trở.

Đáp án:

a] UAB = 18 V

b] U5 = 12 V; U4 = 2V; U3 = 3V; U2 = 4V; U1 = 3 V.

Hướng dẫn giải:

Viết sơ đồ mạch: R5 nt [[R1 nt R3] // [R2 nt R4]]

a] Điện trở tương đương

Hiệu điện thế hai đầu mạch UAB = I.Rtd = 3.6 = 18 V

b] U5 = I.R5 = 3.4 = 12V

U13 = U24 = U – U5 = 6V

⇒ U1 = I13.R1 = 1.3 = 3V; U3 = U13 – U1 = 3V

⇒ U2 = I24.R2 = 2.2 = 4V; U2 = U24 – U2 = 2V

Bài tập trắc nghiệm tự luyện

Bài 1: Cho mạch điện như hình 5. Trong đó: R1 = 10Ω; R2 = 3Ω; R3 = R4 = 6Ω; R5 = 4Ω. Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính là 6A. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

Tóm tắt

R1 = 10Ω; R2 = 3Ω; R3= R4 = 6Ω; R5 = 4Ω. I = 6A. Tìm cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết: UAB = 6V không đổi, R1 = 8Ω, R2 = R3 = 4Ω; R4 = 6Ω. Bỏ qua điện trở của ampe kế, của khóa K và của dây dẫn. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và tính số chỉ của ampe kế trong hai trường hợp

a] K đóng.

b] K mở.

Tóm tắt

UAB = 6V không đổi, R1 = 8Ω; R2 = R3 = 4Ω; R4 = 6Ω. Tính Rtd và tính số chỉ của ampe kế trong hai trường hợp

a] K mở.

b] K đóng

Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó R1 = 5 Ω, R2 = 12 Ω, R3 = 8 Ω, R4 = 20 Ω. hiệu điện thế là 30V.

a] Tính điện trở tương đương của toàn mạch

b] Tìm cường độ dòng điện qua mỗi điện trở

c] Tính hiệu thế hai đầu các điện trở

Tóm tắt

R1 = 5 Ω, R2 = 12 Ω, R3 = 8 Ω, R4 = 20 Ω; hiệu điện thế là 30V.

a] Tính điện trở tương đương của toàn mạch

b] Tìm cường độ dòng điện qua mỗi điện trở

c] Tính hiệu thế hai đầu các điện trở

Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ: UAB = 12 V; R1 = 4 Ω; R2 = R3 = R4 = 4 Ω;

a] Tìm điện trở tương đương RAB của mạch.

b] Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở và hiệu điện thế trên mỗi điện trở

Tóm tắt

UAB = 12 V; R1 = 4 Ω; R2 = R3 = R4 = 3 Ω;

a] Tìm RAB.

b] Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở và hiệu điện thế trên mỗi điện trở

Bài 5: Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó R1 = R2 = 4 Ω; R3 = 6 Ω; R4 = 3Ω; R5 = 10 Ω; UAB = 24 V. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua từng điện trở.

Tóm tắt

R1 = R2 = 4 Ω; R3 = 6 Ω; R4 = 3Ω; R5 = 10 Ω; UAB = 24 V. Tính RAB và cường độ dòng điện qua từng điện trở.

Bài 6: Cho mạch điện như hình UAB = 12 V; R1 = 10 Ω; R2 = R3 = 20 Ω; R4 = 8 Ω.

a] Tìm điện trở tương đương RAB của mạch.

b] Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở và hiệu điện thế trên mỗi điện trở.

Tóm tắt

UAB = 12 V; R1 = 10 Ω; R2 = R3 = 20 Ω; R4 = 8 Ω.

a] Tìm RAB.

b] Tìm IRi và URi.

Bài 7: Cho mạch điện như hình vẽ. UAB = 18V không đổi. R1 = R2 = R3 = 6 Ω; R4 = 2 Ω.

a] Tìm điện trở tương đương của đoạn mạch

b] Tìm hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở

Tóm tắt

UAB = 18V không đổi. R1 = R2 = R3 = 6 Ω; R4 = 2 Ω.

a] Tìm điện trở tương đương của đoạn mạch

b] Tìm hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở

Bài 8: Cho mạch điện như hình vẽ: UAB = 6V; R1 = R3 = R5 = 1Ω; R2 = 3Ω. Tính R4, biết cường độ dòng điện qua R4 là 1A.

Tóm tắt

UAB = 6V; R1 = R3 = R5 = 1Ω;

R2 = 3Ω. Tính R4, biết cường độ dòng điện qua R4 là 1A.

Bài 9: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Biết R1 = 3 Ω; R2 = 6 Ω; R3 = 8 Ω; R4 = 7 Ω. Đặt vào hai đầu mạch hiệu điện thế U = 15 V. Tính

a] Điện trở tương đương và cường độ dòng điện trong mạch chính.

b] Cường độ dòng điện và hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở.

Tóm tắt

R1 = 3 Ω; R2 = 6 Ω; R3 = 8 Ω; R4 = 7 Ω, U = 15 V. Tính:

a] Rtd, I.

b] Cường độ dòng điện và hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở.

Bài 10: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = 8 Ω; R2 = 6 Ω; R3 = R4 = 4 Ω. Đặt vào hai đầu mạch hiệu điện thế U = 20V. Tính điện trở tương đương của mạch điện và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

Tóm tắt

Biết R1 = 8 Ω; R2 = 6 Ω; R3 = R4 = 4 Ω, U = 20V. Tính Rtd và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

  • Dạng 7: Cách giải Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp, song song cực hay
  • Dạng 9: Cách giải Bài tập Định luật Ôm cho mạch cầu cực hay
  • Dạng 10: Cách giải Bài tập về mạch điện có biến trở cực hay
  • Dạng 11: Cách giải Bài tập về mạch điện có biến trở nâng cao cực hay
  • Dạng 12: Phương pháp giải Bài tập về mạch điện có biến trở khó cực hay
  • Dạng 13: Cách giải Bài tập tính công, công suất của nguồn điện cực hay
  • Dạng 14: Cách giải Bài tập tính công suất định mức của dụng cụ điện cực hay
  • Dạng 15: Phương pháp giải Bài tập tính điện năng tiêu thụ cực hay

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:

  • Giải bài tập Vật lý 9
  • Giải sách bài tập Vật Lí 9
  • Giải VBT Vật Lí 9
  • Đề thi Vật Lí 9

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 9 tại duongleteach.com

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Các dạng bài tập về đoạn mạch hỗn hợp Bài tập mạch điện hỗn hợp lớp 11 Bài tập điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm Bài tập mạch điện hỗn hợp lớp 9 violet Bài tập định luật Ôm cho đoạn mạch Định luật Ôm cho đoạn mạch lớp 9 Bài tập mạch điện nối tiếp và song song lớp 9

Tổng hợp các dạng bài tập Vật lý 9

Video liên quan

Chủ Đề