Cấp tổ chức sống nào sau đây là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật

Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức cơ bản.

Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức cơ bản.

+ Tổ chức thế giới sống: Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.

+ Các cấp độ tổ chức sống cơ bản của thế giới sống: tế bào → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.

Loigiaihay.com

Trong các cấp tổ chức sống dưới đây, cấp nào là lớn nhất ?

"Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?

Các cấp tổ chức của thế giới sống không bao gồm thành phần nào dưới đây?

Trong cơ thể vi khuẩn không tồn tại cấp tổ chức sống nào dưới đây?

Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là

Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là

Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây ?

Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống [Nâng Cao] giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 1 trang 8: Nếu tế bào cơ tim, mô cơ tim, quả tim, cũng như hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi cơ thể, chúng có hoạt động sống được không? Tại sao?

Lời giải:

– Chúng không hoạt động.

– Vì cơ thể bao gồm các tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan là một thể thống nhất. Hoạt động của cơ thể là hoạt động từ các cấp nhỏ nhất như tế bào [cơ tim], mô [cơ tim], cơ quan [tim], hệ cơ quan [hệ tuần hoàn] để thực hiện một chức năng nhất định.

Lời giải:

a] Các cấp tổ chức chính của hệ thống sống:

  – Tế bào: là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. Tất cả vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật cũng như động vật đều có cấu tạo tế bào. Các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào dù là của cơ thể đơn bào hay đa bào.

  – Cơ thể: là cấp tổ chức sống riêng lẻ độc lập [cá thể] có cấu tạo từ một đến hàng trăm nghìn tỉ tế bào, tồn tại và thích nghi với những điều kiện nhất định của môi trường.

  – Quần thể – loài : các cá thể thuộc cùng một loài tập hợp sống chung với nhau trong một vùng địa lí nhất định tạo nên cấp quần thể.

  – Quần xã: là cấp độ tổ chức gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong một vùng địa lí nhất định. Trong quần xã có sự tương tác giữa các cá thể cùng loài hoặc khác loài và mối tương tác giữa các quần thể khác loài, chúng giữ được sự cân bằng động trong mối tương tác lẫn nhau để cùng tồn tại.

  – Hệ sinh thái – sinh quyển: Tập hợp tất cả các quần xã sống trong khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển tạo nên sinh quyển của Trái Đất. Sinh quyển bao gồm nhiều hệ sinh thái khác nhau.

   + Hệ sinh thái: Các sinh vật trong quần xã không chỉ tương tác lẫn nhau mà còn tương tác với môi trường sống của chúng.

   + Sinh quyển: Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trong khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển tạo nên sinh quyển của Trái Đất. Đó là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống.

b] Tương quan về cấu trúc và chức năng sống:

  – Hệ thống sống cấp cao bao gồm thành phần cấp thấp, hoạt động sống của cấp cao phụ thuộc vào mối tương tác trong hoạt động của các cấu thành cấp thấp.

Lời giải:

Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của tất cả cơ thể sống và sự sống chỉ thể hiện khi xuất hiện tổ chức tế bào. Tất cả vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật cũng như động vật đều được cấu tạo từ tế bào. Các đại phân tử và bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống trong mối tương tác lẫn nhau trong tổ chức tế bào toàn vẹn.

 ⇒Tế bào là cấp tổ chức cơ bản của các cơ thể sống.

a] Tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan

b] Quần thể

c] Cơ quan

d] Quần xã

đ] Mô

e] Hệ cơ quan

Lời giải:

Cơ thể người gồm những cấp độ tổ chức nào dưới đây ?

a] Tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan

b] Quần thể

c] Cơ quan

d] Quần xã

đ] Mô

e] Hệ cơ quan

a] Lừa và ngựa thuộc cùng một loài.

b] Lừa và ngựa thuộc hai loài khác nhau.

Lời giải:

Cho biết: con la [là con của lừa lai với ngựa] thường bất thụ [không có khả năng sinh con]:

a] Lừa và ngựa thuộc cùng một loài.

b] Lừa và ngựa thuộc hai loài khác nhau.

Lời giải:

Nhiều cá thể cùng loài sống trong vùng địa lí nhất định tạo nên quần thể. Nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau sống chung trong vùng địa lí nhất định tạo nên quần xã.

Lời giải:

– Cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của sự sống là hệ sinh thái – sinh quyển.

– Hệ sinh thái là sinh vật và môi trường sống của chúng tạo nên một thể thống nhất.

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn giải câu hỏi trắc nghiệm Sinh 10 Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống có đáp án chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Bộ 23 bài tập trắc nghiệm Sinh 10 Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống

Câu 1: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là

A. Các đại phân tử 

B. Tế bào 

C. Mô

D. Cơ quan

Câu 2: Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian nhất định vào một thời điểm xác định và có quan hệ sinh sản với nhau được gọi là

A. Quần thể

B. Nhóm quần thể

C. Quần xã

D. Hệ sinh thái

Câu 3: Cho các nhận định sau đây về tế bào

  1. Tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.
  2. Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.
  3. Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.
  4. Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa.
  5. Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.

Có mấy nhận định đúng trong các nhận định trên?

A. 2

B. 3 

C. 4 

D. 5

Câu 4: Khi nói về động vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?

  1. Tự tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho hệ sinh thái
  2. Làm tăng lượng oxi của không khí
  3. Cung cấp thực phẩm cho con người
  4. Góp phần tạo ra sự cân bằng sinh thái
  5. Nhiều loài có thể là tác nhân gây truyền bệnh cho con người
  6. Khi tăng số lượng đều gây hại cho cây trồng

A. 5

B. 4 

C. 3 

D. 2

Câu 5: Khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các tổ chức sống, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng cấp tổ chức cao hơn

B. Tất cả các cấp tổ chức sống được xây dựng từ cấp tế bào

C. Kích thước của các tổ chức sống được sắp xếp từ nhỏ đến lớn

D. Các cơ thể còn non phải phục tùng các cơ thể trưởng thành

Câu 6: Cho các ý sau

  1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
  2. Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
  3. Liên tục tiến hóa.
  4. Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
  5. Có khả năng cảm ứng và vận động.
  6. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?

A. 5 

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 7: Sự đa dạng của thế giới sinh vật thể hiện ở những đặc điểm nào sau đây?

  1. Đa dạng về loài, về nguồn gen
  2. Đa dạng về lưới và chuỗi thức ăn
  3. Đa dạng về hệ sinh thái
  4. Đa dạng về sinh quyển

A. 1, 2, 3

B. 1, 2, 4

C. 1, 3, 4

D. 2, 3, 4

Câu 8: Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở. Tại sao?

A. Vì thường xuyên trao đổi chất với môi trường

B. Vì thường xuyên có khả năng tự điều chỉnh

C. Vì thường xuyên biến đổi và liên tục biến hóa

D. Vì có khả năng sinh sản, cảm ứng và vận động

Câu 9: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?

A. Nguyên tắc thứ bậc.

B. Nguyên tắc mở.

C. Nguyên tắc tự điều chỉnh.

D. Nguyên tắc bổ sung

Câu 10: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là?

A. Trao đổi chất và năng lượng

B. Sinh sản

C. Sinh trưởng và phát triển

D. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi

Câu 11: Những đặc điểm nào sau đây chỉ có ở tổ chức sống mà không có ở vật vô sinh?

  1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
  2. Là hệ kín, có tính ổn định và bền vững
  3. Liên tục tiến hóa
  4. Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh
  5. Có khả năng cảm ứng và vận động
  6. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường

A. 1, 2, 3, 4

B. 1, 3, 4, 5

C. 1, 3, 4, 6

D. 2, 3, 5, 6

Câu 12: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống là

  1. Cơ thể.
  2. Tế bào
  3. Quần thể
  4. Quần xã
  5. Hệ sinh thái

Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là

A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5

B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5

C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1

D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1

Câu 13: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là

A. Trao đổi chất và năng lượng

B. Sinh sản

C. Sinh trưởng và phát triển

D. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi

Câu 14: Cho các ý sau

  1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
  2. Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
  3. Liên tục tiến hóa.
  4. Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
  5. Có khả năng cảm ứng và vận động.
  6. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?

A. 5 B. 3 C. 4 D. 2

Câu 15: "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chứng sống nào dưới đây?

A. Cá thể.

B. Quần thể.

C. Quần xã

D. Hệ sinh thái

Câu 16: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:

1. Quần xã

2. Quần thể

3. Cơ thể

4. Hệ sinh thái

5. Tế bào

Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là…

A. 5-3-2-4-1

B. 5-3-2-1-4

C. 5-2-3-1-4

D. 5-2-3-4-1

Câu 17: Hãy chọn câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao:

A. Cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã

B. Quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể

C. Quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái

D. Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái

Câu 18: Trong các cấp tổ chức sống dưới đây, cấp nào là lớn nhất ?

A. Tế bào

B. Quần xã

C. Quần thể

D. Bào quan

Câu 19: Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?

A. Quần thể

B. Quần xã

C. Cơ thể

D. Hệ sinh thái

Câu 20: Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:

A. Hệ cơ quan

B. Mô

C. Cơ thể

D. Cơ quan

Câu 21: "Đàn Vọoc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?

A. Quần xã

B. Hệ sinh thái

C. Quần thể

D. Sinh quyển

Câu 22: Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là

A. Cá thể sinh vật

B. Quần thể sinh vật

C. Quần xã sinh vật

D. Cá thể và quần thể

Câu 23: Đọc thông tin dưới đây: "Về quần thể thực vật mà cụ thể là rừng nhiệt đới thì những cây ưa ánh sáng sẽ phát triển ở tầng trên cùng [thân cao to, tán lá rộng để có thể hấp thụ lượng ánh sáng tối đa], tiếp theo là tầng thân gỗ ưa sáng ở mức độ trung bình sẽ phát triển phía dưới tầng thân gỗ ưa sáng. tiếp nữa là tầng cây thân leo, cây ưa bóng râm, thân thảo sẽ phát triển ở gần sát mặt đất. Đây là ví dụ về sự phân tầng của thực vật trong rừng nhiệt đới"

Ví dụ trên thể hiện đặc điểm nào của thế giới sống?

A. Thế giới sống liên tục tiến hóa

B. Hệ thống tự điều chỉnh

C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

D. Hệ thống mở

Đáp án bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh lớp 10 Bài 1

Câu 1.B                                      Câu  11.C                              Câu  21.C

Câu 2.A                                      Câu 12.A                               Câu  22.C

Câu 3.C                                      Câu 13.D                               Câu  23.B

Câu 4.C                                      Câu 14.A

Câu 5.A                                      Câu 15.B

Câu 6.A                                      Câu 16.B

Câu 7.A                                      Câu 17.D

Câu 8.A                                      Câu 18.B                        

Câu 9.A                                      Câu 19.C

Câu 10.D                                    Câu 20.B

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống có đáp án chi tiết, đầy đủ nhất, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề