Bài tập về tính số lượng phân bón

Bài tập Hóa 9 bài 11: Phân bón hóa học được VnDoc biên soạn gửi tới các bạn, là các dạng bài tập củng cố liên quan đến các dạng bài tập của bài. Giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức, dạng bài tập. Mời các bạn tham khảo.

Một số tài liệu liên quan đến bài Hóa 9 bài 11: Phân bón hóa học

  • Hóa học 9 Bài 11: Phân bón hóa học
  • Giải Hóa 9 Bài 11: Phân bón hóa học
  • Trắc nghiệm hóa học 9 bài 11

Bài tập 1: Một người làm vườn đã dùng 1kg ure CO(NH2)2 để bón rau. Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho rau là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Hàm lượng thành phần % của nito trong CO(NH2)2 là:

%7D_2%7D%7D%7D%20%3D%20%5Cfrac%7B%7B28%7D%7D%7B%7B60%7D%7D.100%5C%25%20%20%3D%2046%2C67%5C%25)

Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho rau là:

%7D_2%7D%7D%7D%7D%7D%20%3D%201000.46%2C67%5C%25%20%20%3D%20466%2C7%20gam)

Bài tập 2. Có những loại phân bón hóa học: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2, NH4H2PO4, KNO3

  1. Hãy cho biết tên hóa học của những phân bón nói trên.
  1. Hãy sắp xếp những phân bón này thành 2 nhóm phân bón đơn và phân bón kép.
  1. Trộn những phân bón nào với nhau ta được phân bón kép NPK

Hướng dẫn giải

  1. Tên hóa học của phân bón

KCl: Kali clorua; NH4NO3: Amoni nitrat; NH4Cl: Amoni clorua; (NH4)2SO4: Amoni sunfat; Ca3(PO4)2: Canxi photphat; Ca(H2PO4)2: Canxi đihidrophotphat; NH4H2PO4: Amoni đihidrophotphat; KNO3: Kali nitrat

  1. Hai nhóm phân bón

Phân bón đơn: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca(H2PO4)2, Ca3(PO4)2

Phân bón kép: NH4H2PO4, KNO3.

  1. Phân bón kép NPK: Trộn các phân bón NH4NO3, NH4H2PO4 và KCl theo tỉ lệ thích hợp, được phân bón NPK.

Bài tập 3. Có 3 mẫu phân bón hóa học không ghi nhãn: phân kali KCl, phân đạm NH4NO3 và phân supephotphat (phân lân) Ca(H2PO4)2. Hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón trên bằng phương pháp hóa học.

Hướng dẫn giải

Phương pháp hóa học nhận biết: KCl, NH4NO3 và Ca(H2PO4)2.

Cho dung dịch NaOH vào các ống nghiệm chứa 3 mẫu phân bón trên và đun nóng, chất trong ống nghiệm nào có mùi khai là NH4NO3.

NH4NO3 + NaOH → NH3 + H2O + NaNO3

Cho dung dịch Ca(OH)2 vào ống nghiệm còn lại, chất trong ống nghiệm nào cho kết tủa trắng là Ca(H2PO4)2, chất trong ống nghiệm không phản ứng là KCl

2Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2 → Ca3(PO4)2 + 4H2O

Bài tập 4. Một người làm vườn đã dùng 250 gam NH4NO3 để bón rau.

  1. Tính thành phân phần trăm của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón.
  1. Tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau.

Hướng dẫn giải bài tập

  1. Thành phần phần trăm khối lượng của N trong NH4NO3 bằng:

  1. Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau là:

Trong 80 gam NH4NO3 có 28 gam N

Trong 250 gam NH4NO3 có x gam N =>

Bài tập 5. Một người nông dân đến cửa hàng phân bón để mua phân bón cho lúa. Cửa hàng có các lại phân đạm sau: Ure, amoni nitrat, amoni sunfat, amoni clorua. Em hãy hướng dẫn người nông dân nên mua loại phân đạm nào có lợi nhất.

Hướng dẫn giải.

Tính hàm lượng thành phần % khối lượng của Nito trong các hợp chất

![\begin{array}{l} \% {N_{{{(N{H_4})}2}S{O_4}}} = \frac{{28}}{{132}}.100\% = 21,21\% \ \% {N{N{H_4}N{O_3}}} = \frac{{28}}{{80}}.100\% = 35\% \ \% {N_{CO{{(N{H_2})}2}}} = \frac{{28}}{{60}}.100\% = 46,67\% \ \% {N{N{H_4}Cl}} = \frac{{14}}{{53,5}}.100\% = 26,17\% \end{array}](https://https://i0.wp.com/tex.vdoc.vn/?tex=%5Cbegin%7Barray%7D%7Bl%7D%0A%5C%25%20%7BN_%7B%7B%7B(N%7BH_4%7D)%7D_2%7DS%7BO_4%7D%7D%7D%20%3D%20%5Cfrac%7B%7B28%7D%7D%7B%7B132%7D%7D.100%5C%25%20%20%3D%2021%2C21%5C%25%20%5C%5C%0A%5C%25%20%7BN_%7BN%7BH_4%7DN%7BO_3%7D%7D%7D%20%3D%20%5Cfrac%7B%7B28%7D%7D%7B%7B80%7D%7D.100%5C%25%20%20%3D%2035%5C%25%20%5C%5C%0A%5C%25%20%7BN_%7BCO%7B%7B(N%7BH_2%7D)%7D_2%7D%7D%7D%20%3D%20%5Cfrac%7B%7B28%7D%7D%7B%7B60%7D%7D.100%5C%25%20%20%3D%2046%2C67%5C%25%20%5C%5C%0A%5C%25%20%7BN_%7BN%7BH_4%7DCl%7D%7D%20%3D%20%5Cfrac%7B%7B14%7D%7D%7B%7B53%2C5%7D%7D.100%5C%25%20%20%3D%2026%2C17%5C%25%20%0A%5Cend%7Barray%7D)

Vậy thì có thể thấy hàm lượng N trong phân ure CO(NH2)2 là cao nhất

..........................

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Bài tập Hóa 9 bài 11: Phân bón hóa học. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Toptailieu.vn xin giới thiệu sơ lược Lý thuyết Phân bón hóa học (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải) Hóa học 11 chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 11 ôn luyện để nắm chắc kiến thức cơ bản và đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học.

Mời các bạn đón xem:

Phân bón hóa học (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải)

  1. Lý thuyết Phân bón hóa học

Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất mùa màng.

Có 3 loại phân bón hóa học chính thường dùng là: phân đạm, phân lân và phân kali.

  1. Phân đạm

- Phân đạm là những hợp chất cung cấp nitơ cho cây trồng dưới dạng ion nitrat và ion amoni .

- Tác dụng: kích thích quá trình sinh trưởng của cây, tăng tỉ lệ protein thực vật.

- Độ dinh dưỡng đánh giá bằng % về khối lượng của N trong phân.

1. Phân đạm amoni

- Là các muối amoni: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3, …

Bài tập về tính số lượng phân bón

Hình 1: Đạm amoni sunfat

- Điều chế: cho amoniac tác dụng với axit tương ứng.

Thí dụ:

NH3 + HCl → NH4Cl

- Dùng bón cho các loại đất ít chua.

2. Phân đạm nitrat

- Là các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2, …

Bài tập về tính số lượng phân bón

Hình 2: Phân đạm NaNO3

- Điều chế: cho axit nitric tác dụng với muối cacbonat.

Thí dụ:

CaCO3+2HNO3→Ca(NO3)2+CO2↑+H2O

- Amoni có môi trường axit, còn nitrat có môi trường trung tính.

⇒ Vùng đất chua bón nitrat, vùng đất kiềm bón amoni.

3. Urê

- Công thức phân tử: (NH2)2CO, chứa khoảng 46%N.

Bài tập về tính số lượng phân bón

Hình 3: Đạm urê

- Điều chế: CO2+2NH3→t°, p(NH2)2CO+H2O

- Đạm urê tan tốt trong nước, dễ chảy nước do hút hơi ẩm từ không khí.

- Trong đất, nhờ tác dụng của vi sinh vật, urê bị phân hủy cho thoát ra NH3 hoặc chuyển dần thành muối cacbonat khi tác dụng với nước:

(NH2)2CO+2H2O→(NH4)2CO3

II. Phân kali

- Cung cấp nguyên tố kali cho cây dưới dạng ion K+.

Bài tập về tính số lượng phân bón

Hình 4: Phân kali đỏ (kali clorua)

- Tác dụng: thúc đẩy nhanh quá trình tạo ra chất đường, tăng cường sức chống sâu bệnh, chống rét và chịu hạn của cây.

- Độ dinh dưỡng đánh giá bằng hàm lượng % K2O.

III. Phân lân

- Phân lân cung cấp P dưới dạng ion photphat ().

- Cần thiết cho cây ở thời kỳ sinh trưởng, thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và trao đổi năng lượng của cây.

- Độ dinh dưỡng đánh giá bằng hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó.

- Nguyên liệu sản xuất: quặng photphoric và apatit.

- Những loại phân lân thường dùng: supephotphat, phân lân nung chảy,…

1. Superphotphat:

Thành phần chính là Ca(H2PO4)2.

Có hai loại supephotphat: supephotphat đơn và supephotphat kép

  1. Superphotphat đơn

Bài tập về tính số lượng phân bón

Hình 5: Supephotphat đơn

- Chứa 14-20% P2O5.

- Sản xuất bằng cách cho quặng photphorit hoặc apatit tác dụng với axit sunfuric đặc:

Ca3(PO4)2+2H2SO4→2CaSO4↓+Ca(H2PO4)2.

  1. Super photphat kép

Bài tập về tính số lượng phân bón

Hình 6: Supephotphat kép

- Chứa 40-50% P2O5 vì chỉ có Ca(H2PO4)2.

- Sản xuất qua 2 giai đoạn:

Điều chế axit photphoric:

Ca3(PO4)2+3H2SO4→3CaSO4↓+2H3PO4

Cho axit photphoric tác dụng với quặng photphorit hoặc apatit:

Ca3(PO4)2+4H3PO4→3Ca(H2PO4)2

2. Phân lân nung chảy:

Bài tập về tính số lượng phân bón

Hình 7: Một số loại phân lân nung chảy

- Thành phần: hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie.

- Chứa 12-14% P2O5.

- Sản xuất phân lân nung chảy bằng cách nung hỗn hợp bột quặng apatit, đá xà vân (thành phần chính là magie silicat) và than cốc ở nhiệt độ trên 1000oC trong lò đứng.

Bài tập về tính số lượng phân bón

Hình 8: Nguyên liệu sản xuất phân lân nung chảy

- Phân lân nung chảy không tan trong nước, thích hợp cho lượng đất chua.

IV. Một số loại phân bón khác

1. Phân hỗn hợp và phân phức hợp

- Là loại phân bón chứa đồng thời 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng cơ bản.

+ Phân hỗn hợp: chứa cả 3 nguyên tố N, P, K gọi là phân NPK.

Ví dụ: nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và KNO3.

Bài tập về tính số lượng phân bón

Hình 9: Phân bón NPK

+ Phân phức hợp: là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hóa học của các chất.

Ví dụ: Amophot là hỗn hợp của các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 thu được khi cho NH3 tác dụng với H3PO4.

Bài tập về tính số lượng phân bón

Hình 10: Phân bón phức hợp

2. Phân vi lượng

- Phân vi lượng cung cấp cho cây các nguyên tố như B, Zn, Mn, Cu, Mo, … ở dạng hợp chất.

Bài tập về tính số lượng phân bón

Hình 11: Một số loại phân bón vi lượng

- Cây trồng chỉ cần một lượng nhỏ loại phân bón này để tăng khả năng kích thích quá trình sinh trưởng và trao đổi chất, quang hợp,…

  1. Bài tập Phân bón hóa học

Câu 1: Công thức nào sau đây là một loại phân đạm?

  1. (NH2)2CO.
  1. Ca3(PO4)2.
  1. K2SO4.
  1. Ca(H2PO4)2.

Đáp án: A

Câu 2: Chọn câu đúng?

  1. Phân đạm là những hợp chất cung cấp N cho cây trồng.
  1. Phân đạm là những hợp chất cung cấp P và N cho cây trồng.
  1. Phân lân là những hợp chất cung cấp K cho cây trồng.
  1. Phân kali là những hợp chất cung cấp K và P cho cây trồng.

Đáp án: A

Câu 3: Trong các loại phân bón: NH4Cl, (NH2)2CO, (NH4)2SO4, NH4NO3. Phân nào có hàm lượng đạm cao nhất?

  1. (NH2)2CO.
  1. (NH4)2SO4.
  1. NH4Cl.
  1. NH4NO3.

Đáp án: A

Câu 4: Cho các phát biểu sau:

(1). Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm của kali trong phân.

(2). Phân lân có hàm lượng photpho nhiều nhất là supephotphat kép (Ca(H2PO4)2).

(3). Nguyên liệu để sản xuất phân lân là quặng photphorit và đolomit.

(4). Bón nhiều phân đạm amoni sẽ làm cho đất chua.

(5). Thành phần chính của phân lân nung chảy là hỗn hợp muối photphat và silicat của canxi và magie.

(6). Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.

(7). Phân lân cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat ( NO3−) và ion amoni (NH4+).

(8). Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3.

Số phát biểu đúng là

  1. 5
  1. 6
  1. 4
  1. 7

Đáp án: C

Câu 5: Urê có công thức hóa học là (NH2)2CO, đây là một loại phân bón hóa học quan trọng và phổ biến trong nông nghiệp. Urê thuộc loại phân bón hóa học nào sau đây?

  1. phân đạm.
  1. phân NPK.
  1. phân lân.
  1. phân kali.

Đáp án: A

Câu 6: Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là:

  1. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
  1. NH4H2PO4 và Ca(H2PO4)2.
  1. NH4NO3 và Ca(H2PO4)2.
  1. Ca3(PO4)2 và (NH4)2HPO4.

Đáp án: A

Câu 7: Phân supephotphat kép thực tế sản xuất thường chỉ ứng với 40% P2O5. Hàm lượng % của canxi đihiđrophotphat trong phân bón này là

  1. 65,9%.
  1. 69%.
  1. 71,3%.
  1. 73,1%.

Đáp án: A

Câu 8: Các nhận xét sau:

(a) Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua.

(b) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho.

(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.CaSO4.

(d) Người ta dùng loại phân bón chứa nguyên tố kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây.

(e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3.

(f) Amophot là một loại phân bón phức hợp.

Số nhận xét sai là

  1. 3
  1. 1
  1. 4
  1. 2

Đáp án: D

Câu 9: Cho các phát biểu sau:

(a) Ở nhiệt độ cao, kim loại Al khử được Fe2O3.

(b) Điện phân nóng chảy NaCl, thu được khí Cl2 ở anot.

(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.

(d) Đốt sợi dây thép trong khí Cl2 xảy ra ăn mòn điện hóa học.

Số phát biểu đúng là

  1. 4.
  1. 1.
  1. 2.
  1. 3.

Đáp án: D

Câu 10: Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của nguyên tố nào sau đây?