Bài test thực tập của crowe harwath việt nam năm 2024

Nối tiếp phần 1 của bài viết, chúng ta hãy cùng lắng nghe những lời chia sẻ kinh nghiệm thực tập của Ngọc qua kỳ Internship 2021 tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam nhé.

Bài test thực tập của crowe harwath việt nam năm 2024

3. Quá trình thực tập tại Crowe (tiếp)

Để thực hiện cuộc kiểm toán thì chúng ta sẽ phải tiếp cận đến chứng từ tài liệu của khách hàng cũng như thông tin nội bộ nên việc bảo mật thông tin khách hàng là rất quan trọng. Việc này các bạn cũng sẽ được training kỹ càng cùng các nội dung khác của HR. Qua quá trình thực tập thì mình thấy mọi kiến thức training đều được áp dụng, không thiếu cái nào.

Trước và sau khi training, cũng như trước và sau mùa bận, bọn mình sẽ được nói chuyện với Partner và Manager. Mình nhớ có lần chị Manager trao đổi với bọn mình về sự độc lập giữa công ty và khách hàng, rằng bọn mình sẽ không được nhận bất kỳ quà gì của khách hàng và chị có nói một câu: “Làm gì để đêm về không phải suy nghĩ, đắn đo.” Đây là a-ha moment của mình vì cảm thấy công ty vô cùng phù hợp với nguyện vọng và thái độ của mình khi làm việc. Chắc chắn các firms khác cũng sẽ nói về vấn đề này nhưng mình có sự đồng cảm đầu tiên ở Crowe vậy nên mình chọn ở lại, do đó việc mình từ chối KPMG không có nghĩa rằng mình không thích firm đó. Vậy nên nếu rơi vào hoàn cảnh như mình thì hãy lắng nghe bản thân bạn để có câu trả lời hợp lý nhất.

Về working papers (wps) ở Crowe thì hoàn toàn bằng tiếng Anh, tương đối giống với cách trình bày ở Big, tuy nhiên bọn mình sẽ phải document khá nhiều trên đó. Và trong thời gian training cũng như đi job thì việc thức khuya dậy sớm là không tránh khỏi để hoàn thành job. Trung bình 1 tuần bọn mình sẽ có 2 job vậy nên việc hoàn thành wps sớm là rất cần thiết để tránh việc job này chồng job kia. Ngoài ra sau khi submit wps của job thì sẽ được SIC và MIC review 2 lượt nên sẽ phải clear note ít nhất 2 lần. Vậy nên tips của mình để ít note là cố gắng document thật chi tiết và làm đủ các workdone (thủ tục). Ngoài ra mình sẽ trao đổi với SIC về tất cả các issue cũng như tích cực phỏng vấn khách hàng.

Như đã nói ở trên thì việc thức khuya dậy sớm là không tránh khỏi trong mùa bận nên việc thiếu ngủ và căng thẳng sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều. Tuy nhiên các bạn có thể học cách cân bằng cảm xúc và năng lượng cho bản thân, như mình thì mình luôn nghĩ về khái niệm ổn định ở trên kia kìa 😃 Ngoài ra mình luôn nghĩ rằng mới chút khó khăn này còn không vượt qua được thì những mùa bận sau, làm những phần hành khó hơn thì biết xử lý làm sao. Anh chị có thể làm được thì mình cũng có thể làm được, vậy nên còn trẻ thì cứ bay đi 😃

Về việc phỏng vấn khách hàng, đây là đầu việc quan trọng để có thể hoàn thiện phần hành mà mình phụ trách. Tips của mình là sẽ xử lý số liệu nhanh chóng trong những ngày đầu tiên, sau đó viết các câu hỏi mà mình muốn phỏng vấn khách hàng vào quyển sổ tay. Nếu có thời gian trước khi đi thực địa, bạn cũng có thể xử lý số liệu trước và khi đến khách hàng mình chỉ cần phỏng vấn và test chứng từ thôi. Quay lại cuốn sổ tay với các câu hỏi thì trước khi phỏng vấn khách hàng, mình hay trao đổi với SIC về những nội dung mình sẽ phỏng vấn. Có những câu mà SIC biết và giải đáp cho mình thì mình sẽ không phải làm phiền khách hàng về vấn đề đó nữa. Mình khá cẩn thận trong việc này nên với cả các SIC dễ tính không cần mình hỏi trước khi phỏng vấn thì mình vẫn hỏi 😃 Sẽ có những khách hàng rất nice và cũng có những khách hàng rất khó tính. Vì vậy việc trao đổi với SIC là rất càn thiết vì anh chị sẽ có cách giúp mình phỏng vấn khách hàng tốt hơn.

Về phần kiểm tra chứng từ, mình test hết những gì có thể liên quan đến nghiệp vụ và document lại. Sau mùa thì anh chị cũng nhận xét mình là test rất kỹ, được khen nên cũng zui. Tuy nhiên sẽ có những trường hợp khó tìm chứng từ hay không tìm thấy thì đừng cook nha (từ này hay dùng trong việc bạn bịa số liệu hay số chứng từ) mà hãy note pending để trao đổi với SIC và khách hàng nhé. Trường hợp khác như khó tìm quá mà bạn cũng lười thì phải cố mà vượt lười. Vì khi bạn cook mà bị phát hiện, trace lại chứng từ không ra mà nó liên quan đến issue thì bạn out là cái chắc. Mình cũng hay tự hỏi nếu mình cook thì có bị đuổi việc không, và đó là cách mà mình vượt lười đó. Ngoài ra vì mình là intern nên phần hành sẽ không nặng như anh chị nên mình sẽ cố gắng khi test cho phần hành của mình thì test cho cả anh chị nữa, mình cũng tiếp nhận thêm được kha khá kiến thức.

Về khối lượng công việc thì tuỳ từng size khách hàng. Sẽ có những job to, team đông người thì mình sẽ thực hiện 4-5 phần hành. Job to thường sẽ có nhiều kiến thức mới mà trong quá trình học trên trường hay training chưa được đề cập tới thì bạn có thể học ở đây. Còn job nhỏ team thường có 3 người nên mình phải thực hiện 7-8 phần hành. Tuy nhiên không phải job nhỏ thì sẽ không học được nhiều, ngược lại bạn có thể cover kha khá khoản mục và hiểu hơn về khách hàng cũng như sự liên kết giữa các phần hành trong một job.

Sẽ có tuần đi 1 job, có tuần đi 2 job và đây là tần suất phổ biến. Cũng có tuần mình đi 3 job, hơi căng thẳng xíu nhưng bù lại được đi với anh chị mình rất vui. Trên CV chúng mình thường có ghi kỹ năng quản lý thời gian và làm việc dưới áp lực đúng không? Đây là lúc áp dụng chúng một cách thực sự này. Về quản lý thời gian thì mình sẽ lên danh sách các công việc theo deadline mỗi job và có thể tuỳ chỉnh từng thời điểm. Còn để working under pressure thì tips của mình là luôn giữ tinh thần lạc quan và cân bằng cảm xúc bên trong. Một điều quan trọng là bớt kêu lại và tập trung làm việc đi, một khi bạn kêu ca về cái bạn đang làm tức là bạn không còn muốn làm nó nữa rùi.

Cuối cùng là môi trường, mình đã nói rất nhiều ở trên rồi ý. Môi trường ở Crowe rất vui, mọi người như anh em trong nhà, ít khoảng cách lắm, mình là đứa ít nói cơ mà anh chị cũng không coi đấy là vấn đề của mình mà rất cởi mở. Ở Crowe, mình được là chính mình nên đây vẫn là nơi mình thuộc về cho đến thời điểm hiện tại 😃.

Cảm ơn bạn đã đọc đến tận đây vì lần đầu mình viết bài chia sẻ dài như này, có thể chúng sẽ hơi lộn xộn chút. Chúc cho bạn luôn tin tưởng vào bản thân và luôn là chính mình. Chúc bạn tìm được những điều mình mong muốn trên con đường làm kiểm toán. Và nếu như có không may trượt firm mà bạn kỳ vọng thì hãy nhớ rằng: Khi cánh cửa này đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra, chỉ cần bạn giữ vững niềm tin rằng bạn làm được, thành quả sẽ được đền đáp một cách xứng đáng.