Bài toán vật lý về kim tự tháp năm 2024

Trò chơi Kim tự tháp (KTT) được lấy từ phiên bản của trò chơi truyền hình, nhằm củng cố và hệ thống kiến thức môn vật lý các lớp 6, 7, 8 sau mỗi chương, mỗi học kỳ. Thêm vào đó, trò chơi này giúp học sinh (HS) tiếp thu kiến thức vật lý một cách dễ dàng hơn.

Luật chơi đơn giản, nội dung gần gũi

Trò chơi KTT được thiết kế gồm 12-18 chủ đề, tùy theo số lượng HS tham gia. Tương ứng với mỗi chủ đề sẽ có 6 đáp án được viết dưới những hình thức khác nhau lần lượt là: Cụm từ, kí hiệu, đơn vị, công thức, tên nhà khoa học vật lý, định luật vật lý. Ví dụ như: Gợi ý “Các công thức tính” và các câu trả lời sẽ là: A=F.s; v = s/t … Thời gian cho mỗi chủ đề là 40 giây. Đồng hồ sẽ đếm ngược, từ giây thứ 10 đến 0 và có tín hiệu chuông báo sắp hết thời gian xuất hiện trên giao diện. Với thời gian qui định, hai HS tham gia sẽ hoàn thành 6 câu hỏi trong mỗi chủ đề. Trong đó chỉ có một người chơi được nhìn thấy đáp án và đặt câu hỏi để gợi ý câu trả lời cho người còn lại. Cụ thể là: HS A: Chủ đề 1: Nhà bác học vật lý và những điều có liên quan. Gợi ý: Nhà bác học nào đã nói “Ơ rê ka”? HS B: Acsimet. HS A: Công thức tính lực đẩy Acsimet? HS B: FA = d.V.

Trong trường hợp HS không nhớ hoặc không thể gợi ý được, không trả lời được có thể “bỏ qua”, nếu còn thời gian sẽ quay trở lại. Thang điểm được tính độc lập cho cả hai HS tham gia, nếu gợi ý và trả lời đúng thì cho điểm hai HS, nếu gợi ý đúng mà trả lời sai sẽ có điểm cho người gợi ý, trường hợp cả người chơi và người gợi ý đều trả lời và gợi ý không được sẽ không có điểm.

Trò chơi KTT được xây dựng trên phần mềm Media flash và sự tham khảo các dữ liệu từ SGK, sách bài tập vật lý 6, 7, 8; sách tham khảo về nhà bác học vật lý và những ứng dụng có liên quan, phù hợp với nội dung kiến thức đã học.

Kích thích tính sáng tạo của HS

Qua nhiều năm xây dựng và tổ chức hoạt động ngoại khóa môn vật lý dưới sự quan tâm và hỗ trợ của Phòng GD-ĐT, ban giám hiệu và giáo viên các trường trong quận Tân Phú… trò chơi KTT đã được lồng ghép trong hội thi “Vui học vật lý” vào tháng 3 hàng năm tại quận Tân Phú (bắt đầu từ năm 2006). Trò chơi tạo không khí thoải mái, vui tươi và sự phấn khởi cho các em HS tham gia một cách tích cực các hoạt động ngoại khóa khác như: Sáng tạo mô hình xe chạy không động cơ, tàu chạy bằng lực đàn hồi… bằng những vật liệu như vỏ chai nước ngọt, que kem, ống hút. Ngoài ra, trò chơi này cũng được giáo viên áp dụng trong các tiết ôn tập, tổng kết chương để không những giúp các em củng cố kiến thức mà còn tạo sự yêu thích đối với môn vật lý.

Từ những kết quả trên cho thấy, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa môn vật lý, lồng vào trò chơi KTT đã đem lại hiệu quả rất khả quan. Trò chơi đã tạo được sự hứng thú học môn vật lý cho HS trong luyện kỹ năng phối hợp, cộng tác; kỹ năng đặt câu hỏi, tích cực hóa hoạt động nhận thức…

Tuy trò chơi KTT được tổ chức thông qua hội thi “Vui học vật lý” không phải là yếu tố quyết định nâng chất lượng HS giỏi, khá hay làm giảm tỉ lệ HS yếu kém, nhưng đã đem lại động lực, giúp các em hăng say học tập hơn.

Đó là một hệ thống cầu thang di động tinh vi được tìm thấy tại một mỏ đá thạch anh ở Hatnub trong sa mạc Đông Ai Cập. Theo Howstuffworks, hệ thống cầu thang này có niên đại gần 4.500 năm và có thể đã được dùng để vận chuyển những khối đá trắng khổng lồ đến đúng vị trí ở các dốc đứng trên cao trong quá trình xây dựng kim tự thấp.

Hệ thống này bao gồm một cầu thang trung tâm với hai hàng bậc thang và vô số lỗ cột ở hai bên.

Bài toán vật lý về kim tự tháp năm 2024

Dấu tích hệ thống cầu thang di động với hai hàng bậc thang ở hai bên vừa được phát hiện ở mỏ đá thạch anh tại Ai Cập gần đây (Ảnh: Bộ Cổ vật Ai Cập)

Theo các nhà nghiên cứu, người dân Ai Cập cổ đã dùng một chiếc "thuyền" đặc biệt chuyên dùng để chở các khối đá. Thuyền được gắn vào các cột gỗ bằng dây thừng để có thể kéo các khối đá trắng ra khỏi mỏ đá lên các đoạn dốc đến 20% hoặc cao hơn.

Dù khối đá chất lên thuyền nặng đến 2,5 tấn nhưng những người chuyển đá vẫn có thể tận dụng dây thừng để tiết kiệm công sức và kéo được thuyền lên cầu thang di động.

Bài toán vật lý về kim tự tháp năm 2024

(Ảnh: Curious facts world)

"Hệ thống loại này chưa từng được tìm ra ở bất kỳ nơi nào khác", Howstuffworks dẫn lời Yannis Gourdon, đồng giám đốc đoàn thám hiểm gồm nhiều nhà khảo cổ đến từ Học viện Pháp về Khảo cổ phương Đông ở Cairo (thủ đô Ai Cập) và đại học Liverpool ở Anh.

Dựa trên các dấu tích và ký tự, độ tuổi của hệ thống cầu thang được xác định là trùng khớp với độ tuổi và việc tuyển quân xây dựng Đại Kim Tự Tháp (Great Pyramid) nơi chôn cất vua Khufu cách đây gần 4.500 năm.

Giả thuyết về việc sử dụng cầu thang di động khi xây dựng kim tự tháp đã từng được các nhà Ai Cập học phỏng đoán. Hệ thống cầu thang mới được phát hiện cho thấy, các khối đá đã được di chuyển với độ dốc cao hơn nhiều các giả định trước đó.

Dù vậy, bởi vì nhóm nghiên cứu vẫn chưa công bố công trình này nên khó mà đánh giá chính xác ý nghĩa của nó, theo giáo sư Kara Cooney chuyên về kiến trúc và nghệ thuật Ai Cập đến từ đại học California (giáo sư Kara Cooney không liên quan đến nghiên cứu này).

Theo đó, việc lấy mỏ đá thạch anh để nói rằng đó là cách các kim tự tháp được xây dựng là hơi cường điệu, bởi vì các kim tự tháp không được xây bằng đá thạch anh.

"Cách mà người Ai Cập cổ cắt và di chuyển đá vẫn còn rất bí ẩn. Chúng ta thật sự chưa rõ cơ chế cắt các tảng đá lớn như granite đỏ, và vẫn chưa biết rõ làm cách nào mà người Ai Cập cổ di chuyển các khối đá nặng hàng trăm tấn lên trên các cạnh kim tự tháp", History dẫn lại lời giáo sư Cooney.

Thạch anh là một loại khoáng chất mềm, khác hẳn với tính chất các khối đá nặng được người Ai Cập dùng trong kết cấu bên ngoài của các kim tự tháp.

Bài toán vật lý về kim tự tháp năm 2024

Đại Kim Tự Tháp (Great Pyramid) nơi chôn cất vua Khufu được xây dựng cách đây gần 4.500 năm (Ảnh: Mikhail Nekrasov)

Hiện có nhiều lý thuyết khác nhau về các loại cầu thang di động mà người Ai Cập đã dùng để xây dựng kim tự tháp.

Theo giáo sư Cooney., có thể họ đã dùng cầu thang đứng để đi lên các mặt tường bên ngoài kim tự tháp, cầu thang vòng quanh các mặt tường này và cầu thang bên trong kim tự tháp.

Như vậy là, hệ thống cầu thang di động được phát hiện ở mỏ đá thạch anh gần đây chỉ tiết lộ cho chúng ta biết rõ hơn một chút về công nghệ xây dựng kim tự tháp của người Ai Cập, còn cách thức chi tiết như thế nào vẫn là một câu hỏi lớn.

Đó chính là những bí mật mà "bất kỳ thể chế quyền lực nào cũng sẽ che giấu lâu nhất và tốt nhất có thể" như lời giáo sư Cooney. Người Ai Cập đã cố ý không để lại văn bản nào về việc này.

Đại Kim Tự Tháp (Great Pyramid of Giza)

Dự án xây dựng Đại Kim Tự Tháp của vua Khufu thuộc triều đại thứ tư của Ai Cập được khởi công vào năm 2550 trước công nguyên và hoàn thành sau 20 năm, bao gồm 3 phòng hầm mộ bên trong. Theo National Geographic, ước tính có khoảng 2,5 triệu khối đá nặng từ 2,5-15 tấn được người Ai Cập dùng cho công trình này.

Với chiều cao 147m, Đại Kim Tự Tháp là kim tự tháp lớn nhất trong nhóm các kim tự tháp ở khu lăng mộ cổ trên cao nguyên Giza, Ai Cập và các kim tự tháp ở đất nước huyền bí này.

Đại Kim Tự Tháp cũng là một trong những kim tự tháp lớn nhất thế giới và là công trình kiến trúc cao nhất của thời cổ đại vẫn bền vững với thời gian trong hơn 4.500 năm qua. Do xói mòn nên chiều cao hiện nay của Đại Kim Tự Tháp chỉ còn 136m.

Bài toán vật lý về kim tự tháp năm 2024

Đại Kim Tự Tháp (kim tự tháp lớn nhất bên phải) trong nhóm các kim tự tháp ở khu lăng mộ cổ cao nguyên Giza nhìn từ trên cao (Ảnh: Barry Iverson)